ThanhHai Bên VnExpress có bài viết nói rằng, sự lãng mạn chỉ kéo dài 1 năm sau khi cặp tình nhân đã bắt đầu...yêu đương:
Nhóm tại Đại học Pavia đã tìm ra một hoá chất trong não chịu trách nhiệm cho những cảm xúc yêu đương đầu tiên. Hàm lượng protein đó tăng sẽ kéo theo cảm giác lâng lâng và lệ thuộc mà mọi người thường trải nghiệm ở giai đoạn đầu của cuộc tình. Nhưng sau khi nghiên cứu những người mới yêu, yêu đã lâu và những người độc thân, họ tìm thấy hàm lượng protein đó giảm dần theo thời gian....kết quả đó không có nghĩa rằng những người kia không còn yêu nhau nữa, mà tình yêu đó không còn mãnh liệt như hồi đầu. Tình yêu đã trở nên ổn định hơn. Sự lãng mạn dường như chấm dứt"
Ahem...Lên giọng ngông cuồng tí xem nào .... ahem ...
Hmm...Không biết vị tác giả này định nghĩa "lãng mạn" như thế nào đây, nghiên cứu ra sao, mẫu dữ liệu nghiên cứu (sampling size) được bao lớn, mà lại kết luận là "sự lãng mạn ... chấm dứt". Hay là bài báo đã dịch sai từ "lãng mạn"? Hoặc tôi đã hiểu sai ý của bài viết chăng?
Theo tôi, "lãng mạn" còn hay mất là do ý thức chứ không phải do đặt để phải như vậy. Nếu có trường hợp "dịu dần sự lãng mạn" đi chăng nữa, thì chỉ vì các cô cậu nhà ta cho rằng đã "được" về mình rồi thì không cần phải nhọc tâm...vun bón thêm nữa làm chi. Nhưng đối với những người ý thức được, thì sự lãng mạn ấy, nếu hiểu theo tiếng Anh là "romance" hay là "romantic" ấy, vẫn còn tồn tại. Chẵng qua nó đã được biến dạng, từ một trạng thái thơ mộng, có tính cách tiểu thuyết, đến trạng thái thực tiễn hơn.
Thử lấy hai thời điểm, trước khi cưới và sau khi cưới, để rõ ràng, dễ phân tích. Giả sử, lúc mới yêu, tối thứ sáu nào chàng cũng dẫn nàng đi ăn nhà hàng sang trọng, hoặc thứ bảy thì đi thăm viếng thắng cảnh đẹp thiên nhiên, hoặc Chúa nhật thì đi xem xi-nê chẵng hạn Cưới xong, một năm sau, ở giữa hai người lại có thêm một người. Chiều thứ sáu đi làm về thì người lo nấu ăn, người lo thay tả, tắm rửa cho người thứ ba. Rồi thì giặt dũ, đi chợ, nấu ăn, tặng tiện tiết kiệm cho mái ấm gia đình. Còn thời giờ đâu mà ngắm cảnh, ăn hàng rong, xem xi-nê của thuở ban đầu. Thế nhưng, chàng sáng đi làm thì hôn vợ một cái với câu đơn sơ, "anh yêu em", nàng với câu "chúc anh yêu một ngày tốt đẹp". Chiều về chàng ... ghé tiệm mua tí đồ về cho vợ, đỡ nàng phải lội bộ đi mua. Tối vê thay phiên ... xoa bóp nhau cho bớt xì-trét do công việc hàng ngày. Sáng thứ bảy chàng dậy sớm, để cho vợ ngủ thêm, rón rén xuống nhà bếp làm thức ăn sáng, chờ nàng dậy thì hai người cùng ngồi ăn và tâm sự.
Như thế vẫn lãng mạn chứ nhỉ, nhưng là thực tế hơn lúc mới yêu nhau, phải không nào..."lãng mạn" trong những cữ chỉ rất đơn giản, rất nhỏ nhoi, và người ý thức được thì sẽ làm được. (Viết như vậy không có nghĩa tôi tự cho là mình lúc nào cũng hoàn toàn ý thức được.)
Bản thân tôi biết được ít nhất hai, ba cặp đang làm được như vậy. Hai người cựu đồng nghiệp của tôi (người ngoại quốc), người (1) đã có hai ba mụn con, còn người (2) tuy chưa có con nhưng đã cưới nhau ba, bốn năm rồi. Người (1) đã có con đi trường học cấp hai rồi. Thế nhưng có lần đi công tác với tôi, thấy anh ta chiều vừa về đến khách sạn thì gọi ngay về cho bà vợ, tù ti tủ tỉ, I love you, you love me này nọ tứ lung tung, làm tôi nghe cũng thấy hơi ... nhột. Còn anh (2) thì cuối tuần nào vợ chồng cũng dẫn nhau đi chơi giải trí lành mạnh, mùa hè thì đi cắm trại, chèo thuyền, mùa đông thì đi trượt băng, trượt tuyết. Chẵng biết hai cặp này có bị giảm chất phờ-rồ-tê-in gì đó như bài báo đã nói không, nhưng tôi thấy họ cũng vần còn lãng mạn quá đi chứ, mặt dù đã hơn quá xa 1 năm rồi còn gì. Đây là dữ liệu thí nghiệm (empirical data) lấy từ ngoài đời đấy.
Từ đó cho ta thấy, sự lãng mạn vẫn còn trơ trơ đó chứ đâu. Trở lại bài nghiên cứu, có lẽ sự giảm thiểu của chất protein gì đó, là một kết quả (effect) của sự thiếu lãng mạn, chứ không phải nguyên nhân (cause) khiến mất đi sự lãng mạn.
Đôi khi người ta thường hay bị quá lôi cuốn vào vòng đời, lo cho sự sống quá nên quên sống thật sự. ??? mâu thuẩn không nhỉ Nhưng chỉ cần thay đổi ý thức mình, thay đổi cái nhìn một tí thôi, thì mọi việc sẽ khác hẳn ra.
Tiếc thay, thay đổi một ý thức hệ còn khó hơn là dời non, lấp biển nữa, nhất là khi người thông minh và tự hào thường sẽ không bao giờ chịu nhìn thấy cái sai nơi bản thân.
Hehe ... Đây tôi chỉ là thuận miệng nói bừa thôi, chứ chẵng phải giàu kinh nghiệm quách mo gì đâu nhé. Nếu lạc đạn, phật lòng người đọc thì xin cảm phiền ... ráng chịu vậy.
Có lẽ tôi mới là người đang trong tình trạng mơ mộng, ảo tưởng.
Recent Comments