Hôm Chúa Nhật vừa rồi, phụ thân tôi chuyển cho tôi bài viết này của một người tên Nguyễn Khánh Vũ. Bác Vũ cho biết mình là con của một sĩ quan VNCH, không biết có liên hệ với đại tướng Nguyễn Khánh hay không. Ở đây tôi ghi chút cảm tưởng nhân dịp đọc các bài của bác Khánh Vũ.
Mượn tay thực dân Pháp để giết người Quốc Gia trong thời kỳ dân chủ phôi thai
Cải cách ruộng đất, giết biết bao người dân
Vi phạm ký kết ngưng bắn bằng chiến dịch Tết Mậu Thân
Vi phạm Hiệp Định Paris ngay sau khi ký
Đại lộ kinh hoàng
Đổi tiền, cướp tài sản miền Nam
"Học tập cải tạo"
Tôi cũng có cha đi tù cải tạo. Cha tôi cũng đã từng bị Việt Cộng đánh đập--tuy ông cố tình che giấu, vết thương vẫn còn hằn trên khuôn mặt ông khi Bà Nội tôi và tôi đi "thăm nuôi". Bản thân tôi cũng đã một lần nếm mùi tù Cộng Sản khi vượt biên lần đầu tiên bị bắt.
Tôi cũng là người Công Giáo, và từ quan điểm của một người Công Giáo, đọc những bài viết khác của tác giả như Lời Tạ Ơn, Nước Mỹ Và Vợ Tôi, Homeless Tại Mỹ thì tôi biết chí ít đạo hạnh tôi không bằng (rất có thể ở các lĩnh vực khác tôi cũng không bằng). Thế nhưng, đọc bài Không Cho Phép Mình Quên và Khi Tháng Tư Về, với những cụm từ như "Việt cộng có lẽ không phải [là] người Việt Nam", "hận thù cộng sản cao ngút trời xanh", "có lúc...phải hiền như con trừu, có khi phải khôn...như con rắn", và "làm sao có 'lành' với quỷ", nhận thấy trong sự đau thương mất mát, có tìm ẩn chút căm thù không nên có đối với một người Công Giáo.
Đành rằng là không nên quên, bởi khi quên đi quá khứ, thì người ta có thể sẽ để cho quá khứ tái diễn. Ngày xưa, nạn địa chủ bóc lột, đánh đập người dân nghèo đã là một động cơ khởi sanh cái nạn cộng sản của ngày nay. Nay cộng sản lấy đất của người dân để dâng cho Trung Của, đem con gái của mẹ Việt Nam đem bán cho Đài Loan. Thì sao? Ta lại muốn diệt cái cộng sản man rợ ấy cho tận gốc rễ ư?
Nhà Phật có câu "lấy oán trả oán, oán chập chùng; lấy ân trả oán, oán tiêu tan". Chính Chúa Giêsu cũng đã dạy rằng: Hãy thương yêu những ai thù ghét các con. Nếu là con cái Chúa thì phải hiểu rằng, Chúa cho phép sự ác diễn ra là có chủ ý: để cho chúng ta cơ hội chiến thắng sự ác bằng tình yêu, bằng lòng nhân đạo. Tôi thấu cảm với bác Vũ đã bị "tát tay" quá nhiều lần, nhưng Chúa dạy ta không những chỉ nhịn bảy lần, mà là bảy mươi bảy lần, bảy trăm bảy mươi bảy lần, bảy ngàn bảy trăm bảy mươi bảy lần, v.v.... Nỗi gian truân của một người con Thiên Chúa là làm sao phát huy tinh thần nhẫn nhịn này. Nếu được vậy thì quả thật là tà ma không thể nào thắng nổi. Bằng ngược lại, kẻo ta tự biến mình thành những gì ta hằng ghê tởm nhất, mắc lừa chước Quỷ Thần mà chụp cho anh em mình cái lốt quỷ dữ, hầu cho ta được thanh thản tâm hồn khi ta thẳng tay trừng phạt họ. Họ cũng như tất cả nhân loại đều là con cái Chúa. "Chống Cộng Sản" không đồng nghĩa với "căm thù Cộng Sản". Yếu mềm không đồng nghĩa với nhu nhược, mà ngược lại lắm lúc nó chính là sức mạnh phi thường.
Mặt khác, chủ quan một chút mà nói, lưu ý đến những sự áp bức gần đây của chính quyền VN đối với giáo hội Công Giáo Việt Nam, và dựa vào sự kiện lịch sử của triều đại La Mã, Ba Lan, Liên Xô, linh tính cho thấy dường như thể chế Cộng Sản VN đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Bởi tôi tin tưởng rằng khi người ta càng bức oan mình bao nhiêu, thì họ tự tay kết liễu vận mạng mình bấy nhiêu. Nếu có thể được như vậy, thì dừng để con cháu đời sau của những người Cộng Sản sẽ thù ghét mình như mình đã từng thù ghét cha ông họ.
Mấy hôm nay tôi tìm hiểu về chi phái Magi (các vị thông thái đến từ phương Đông đểm chiêm ngưỡng Chúa Hài Đồng). Magi (đọc là Ma-Giai) làm tôi liên tưởng đến phái Jedi trong Star Wars.
Trưa nay, tình cờ xem được chương trình Star of Bethlehem (Ngôi Sao của Bết-lê-hem) của bác Frederick Larson, trên đài EWTN. Khi mở lên thì chương trình đã vào cuộc, may thay tôi tìm được và xem lại toàn bộ trên YouTube:
Tóm lược:
Các tinh tú trên trời không phải là chủ nhân của vũ trụ, không điều khiển cuộc sống của loài người, càng không phải là mục tiêu để loài người tôn thờ (gợi nhớ đến tập tục "Cúng Sao" của đạo Phật). Nhưng chúng có thể cho ta thấy các dấu hiệu của những hiện tượng trên mặt đất, là dấu chỉ của vũ trụ.
Mấy vị thông thái đến từ phương đông có thể là hậu duệ của tiên tri Daniel.
Tháng 6, năm 2 TCN: Mộc Tinh đội vương miện cho ngôi sao Nữ Chúa (Regulus)
Khải Huyền 12:1-5 mô tả những dấu chỉ trên trời về Đức Mẹ thụ thai: chòm sao Trinh Nữ được hào quang của mặt trời chiếu sáng, dưới chân là vầng trăng khuyết; trước mặt có con rồng (chòm sao Sư Tử - Leo, vua Herod) lăm le như muốn nuốt chửng trẻ sơ sinh ngay sau khi được hạ sanh.
Ngày 25 tháng 12, năm 2 TCN: ngày Mộc Tinh thoái vị, rất có thể là ngày "Lễ Giáng Sinh" đầu tiên.
Ngày Chúa bị đóng đinh, mặt trăng đầy máu (nguyệt thực): ngày 3 tháng 4 năm 33.
Ngày Chúa tử nạn, mặt trăng quay trở lại nằm dưới chân Trinh Nữ, trăng tròn, biểu tượng cho một cuộc đời viên mãn.
Nếu giả thuyết của bác Larson là chính xác, thì nay thôi hiểu thêm một lý do vì sao các bậc thượng phụ đã chọn ngày 25 tháng 12 làm lễ Giáng Sinh--đấy có thể là ngày mà các vị Magi tìm gặp được và tặng quà cho đứa bé sơ sinh tên Giêsu, là buổi tiệc sinh nhật đầu tiên của Chúa Hiện Thân.
Hôm trước đọc lời bình của một vị quí khách cho một bài viết của tôi hồi năm ngoái, khiến tôi nghĩ đến câu hỏi này: Tại sao trên thế gian có nhiều tôn giáo thế? Đường đến chánh đạo có nhiều lối đi vậy sao?
Đọc tác phẩm Living Buddha, Living Christ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi được biết rằng theo quan niệm của Phật giáo, có đến 84,000 cửa giác ngộ (dharma doors). Ngài nói thêm:
"Nếu bạn may mắn tìm được một cửa, một Phật tử không thể nói rằng cửa của mình là cái cửa duy nhất dẫn đến sự giác ngộ." (tr.39)
Thiên Chúa giáo thì khác. Bởi quan niệm về tội tổ tông, nên đạo Thiên Chúa (bao gồm Công Giáo La Mã và nhiều hệ phái Kitô giáo khác) cho rằng chỉ có đạo của Chúa Giêsu là đạo duy nhất để đưa đến "chánh quả". Dĩ nhiên quan niệm này, cho dù nếu là đúng, có chút tai hại. Người cho mình là chánh đạo sẽ tìm cách tiêu diệt những cái mà họ cho là tà đạo.
Trong chương "Đối Thoại Thật (Real Communication)", Thầy Hạnh viết:
"Nếu chúng ta quan niệm rằng mình nắm giữ độc quyền về chân lý, mà ta vẫn tổ chức cuộc đối thoại, thì đó là điều không trung thực. Chúng ta phải tin rằng đối thoại sẽ giúp ta thay đổi bản thân, và hiểu sâu, trông rộng hơn" (tr.9) (nguyên văn: "If we think we monopolize the truth and we still organize a dialogue, it is not authentic. We have to believe that by engaging in dialogue with the other person, we have the possibility of making a change within ourselves")
Đoạn trên làm tôi hơi thất vọng. Dường như Thầy Hạnh vẫn chưa hiểu đạo Thiên Chúa lắm. Đồng ý là đối thoại giúp ta thay đổi bản thân, nhưng một trong những sự thay đổi đó là sự thông cảm. Dù cho chúng ta "quan niệm rằng mình nắm độc quyền chân lý", đối thoại vẫn có ích vì nó giúp ta thông cảm (và chịu đựng) được đối phương. Chúa Giêsu đã nói "hãy thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (Matthew 5:44)". Từ đó, tôi nghĩ, tà được cho phép tồn tại là để thử lòng người chánh đạo.
Người có ý khiêu khích, đặt câu hỏi: Phải chăng theo quan niệm đạo Thiên Chúa của anh, anh tin rằng Phật Thích Ca hiện giờ đang ở dưới hỏa ngục? Dĩ nhiên câu trả lời là: không. Quả thật là đạo Thiên Chúa quan niệm rằng nếu anh không tin (ở đây tôi dùng từ "tin" với ý nghĩa "tin + làm") theo Chúa Giêsu (Ông Trời Con), thì anh sẽ vào hỏa ngục, nhưng giáo lý Công Giáo cố tình không nói rằng dưới hỏa ngục hoặc luyện ngục hiện đang có những ai, bởi chúng tôi quan niệm rằng lòng khoan dung của Thiên Chúa vô bờ bến, con người không hiểu hết được.
Dĩ nhiên, trong cái nhìn hạn hẹp của con người, "tà" và "chánh" chỉ là quan niệm tương đối--người ta có thể lầm "chánh" thành "tà", và tà có thể đội lốt "chánh" để làm việc đồi bại hầu bôi nhọa chánh nghĩa, v.v...Có lẽ vì lý này mà đạo Phật quan niệm "thà tin không có Thượng Đế, còn hơn là tin có", vì họ sợ suy tưởng về một đấng Toàn Năng có thể làm hư hỏng tâm trí con người chăng--nói theo kiểu kiếm hiệp là bị "tẩu hỏa nhập ma". Tôi đã nghĩ đến điều này khi tôi xem bác Karen Armstrongnói chuyện về tác phẩm mới nhất của bác ta--The Case for God ("Bào chữa cho Đấng Tạo Hóa"). Nguyên là một nữ tu sĩ của giáo hội Công Giáo, nhưng tôi không nhìn thấy chút khái niệm nào từ bác ta về đạo Thiên Chúa, và ngược lại, dường như bác ta đã hấp thụ rất nhiều giáo lý Phật giáo. Tôi vốn khâm phục Phật giáo ở chỗ: với quan niệm không có Thượng Đế, họ đã hiểu được nhiều chân lý. Cho nên, nhờ bác Karen Armstrong và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi hiểu rằng khi tín đồ Phật giáo nói "tôi không tin có Thượng Đế", thì câu nói đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Dường như ở đây, câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có thể áp dụng được: "Đừng tin những gì [họ] nói, mà hãy nhìn những gì [họ] làm [được]".
Từ hôm viết bài này cho tới nay, tôi băn khoăn nhiều về đề tài và giải pháp. Mấy hôm nay, dường như có hé lên chút tia sáng. Nghĩ lại, trong quá khứ, tia sáng ấy đã vài lần đến với tôi. Đấy là: tôi phải tự hạ nhục mình, mà không chút do dự. Gợi nhớ câu nói của một Phật gia nào đó tôi đã đọc/nghe được mấy tuần trước, nhưng giờ không còn nhớ rõ quí danh, tôi đỗi chủ đề "nhận thức về con sông" thành "sự ức hiếp/sỉ nhục", dựa trên gương của Chúa Giêsu:
Lâu lắm rồi, tôi từng bị người đời ăn hiếp, và tôi phẫn uất. Và tôi tìm cách làm sao đễ khỏi bị người đời ăn hiếp. Và giờ đây, sau bao nhiêu năm, tôi đã tìm ra "cách": hãy cứ để người đời ăn hiếp.
Hình như đại ý của đoạn văn gốc là như thế này:
Years ago, when I first began to practice meditation, a river was as river. And, as I meditated, the river stopped being a river. And now, after many years of meditation, I see a river as a river.
Tự hạ nhục mình. Có lẽ đây cũng là cách để khắc phục tội tổ tông.
Trong tuần qua, khi miền trung VN bị cơn bão Ketsana hoành hành, thì cộng đồng công giáo ở Canada đang đương đầu với một cơn bão khác: vị chủ chiên đương nhiệm của giáo phận Antigonish, tỉnh bang Nova Scotia, bị buộc tội tàng trữ tài liệu nhi dâm.
Đây có phải chăng là một trường hợp khôn ba năm dại một giờ, nhưng phải hay không, đó là chuyện giữa Giám Mục Lahey và Chúa, người ngoài như tôi sẽ mãi không hiểu đủ nội tình để lạm bàn. Nhưng, sự kiện này khơi gợi vài điều suy ngẫm cá nhân, về ơn thiên triệu, nhân dịp năm nay được ĐTC ấn định là Năm Linh Mục (Year of Priests 2009-2010) ...
Làm hòa thượng theo chân Phật Thích Ca đã là khó, nhưng làm linh mục, vác thánh giá để theo Chúa Giêsu, thật khó hơn gấp bội, bởi Chúa đòi hỏi thật nhiều nơi các đấng thánh của Ngài.
Sa-tăng luôn ganh tị với Chúa Giêsu. Nên hắn không ngừng cám dỗ con cái Chúa khiến họ sa ngã. Các thầy tế của Ngài lại là mục tiêu dễ tìm nhất.
Như lời của TGM Mancini: đối với người công giáo, đây là những giây phút thử thách đức tin của bản thân. Có người nhân cơ hội này để xa lánh nhà thờ. Tôi thì thấy nóng lòng, muốn trở lại nhà Cha tôi, càng sớm càng tốt.
"Jesus Christ also lived previous lives," he said. "So, you see, he reached a high state, either as a Bodhisattva, or an enlightened person, through Buddhist practice or something like that. Then, at a certain period, certain era, he appeared as a new master, and then because of circumstances, he taught certain views different from Buddhism, but he also taught the same religious values as I mentioned earlier: Be patient, tolerant, compassionate. This is, you see, the real message in order to become a better human being." He said that there was absolutely no lying involved since Jesus' motivation was to help people.
Hmm...chắc tôi nên mua luôn quyển The Good Heart khi đặt mua quyển sách của thầy Thích Nhất Hạnh.
Chắc ngày nào các tôn giáo dung hòa được với nhau, biến thành một tôn giáo duy nhất--thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn--ngày đó sẽ là ngày tận thế.
Gần đây nhà tôi bị nạn dán (cockroach) hoành hành.
Mấy tuần trước tôi vào Home Depot mua một bình Ortho Home Defense MAX (hình bên trái), mỗi tối xịt một vòng dưới sàn nhà và trong những kẽ hóc, thấy cũng có chút hiệu quả, nhưng chưa biết có diệt tận gốc hay không.
Nhân đây bàn về chuyện sát sanh--chắc do bị nhiễm từ mấy vị Phật tử. Lúc xưa tôi áy náy khi phải đập một con ruồi lỡ bay vào nhà, đôi lúc cầm khăn giấy bắt nó trong tay xong thì rồi mở cửa thả nó ra ngoài, bởi mình nghĩ, nếu cứ giết chúng miếc chắc có ngày chúng sẽ tuyệt chủng.
Hôm nọ, đọc thấy những người ủng hộ phá thai ví những bào thai con người như là những con dán hay con kiến mọn. Ở nơi mấy người này, tự dưng một thai nhi bị hạ thấp xuống cấp bậc sâu bọ, một sự so sánh hơi bị phi lý. Phi lý cỡ nào, thử bắt mấy ông này mang thai, rồi hỏi mấy ông ấy nghĩ gì khi cảm nhận cái đạp của con mình, khi vuốt ve nó những lúc nó quậy phá trong bụng, và chứng kiến giây phúc nó nghe lời mình, không đạp phá mình nữa, thậm chí cảm nhận được nó biết đau khi mình vô tình bị va chạm mạnh nơi bụng, biết hốt hoảng khi nghe tiếng động bất thình lình--thì chắc sẽ hiểu hơn.
Đêm ba mươi Tết (Chúa Nhật tuần rồi) mẫu thân tôi đi chùa. Hai người hái đem về cho tôi cái thơ lộc này:
Bài 87
Dứt lìa năm ấm pháp này,
Lắng yên huệ trí sáng ngời tư duy.
Chẳng sa lại vực sâu kia,
Thảnh thơi, sáng tỏ đường đi tốt lành.
Khi đà ngăn nén dục tình,
Vô-vi cõi ấy thân mình tuyệt vui.
Ấy là mình cứu mình rồi,
Đã nên huệ trí, biết sai khiến lòng.
Nghe giống như là bạch thầy ở chùa này đang khuyên tôi nên đi tu đây.
"Người có mắt ắt thấy cảnh đau thương của đời sống.
Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn?
Tại sao ít khi Ngài nâng tay lên để ban phước lành?
Tại sao tạo vật mà do chính Ngài tạo ra
Lại phải bị đọa đầy trong cảnh khổ?
Tại sao Ngài không ban hạnh phúc cho tất cả?
Tại sao đời sống lại dẩy đầy
Giả dối, lừa đảo, mê muội?
Tại sao gian tham lại thắng
Còn chân thật và công lý lại thất bại nặng nề?
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng. [5]"
Trong Túc Sanh Truyện Maha Bodhi Jakata, Đại Bồ Đề, Bồ Tát phê bình giáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau:
"Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài. [6]"
Ngạc nhiên khi thấy người ta dùng sự ác để chứng minh phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa toàn năng, tôi liền nghĩ: nếu Đức Phật Thích Ca hạ sanh sau khi Chúa Giêsu giáng trần thì chắc Ngài sẽ có hướng suy nghĩ khác. Nhưng rồi, tôi bắt gặp bài phòng vấn này với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hậu duệ của Phật Thích Ca:
The Buddha was silent on the question of God. What about you?
Why did the Buddha not say anything about God? Because he talked about the law of causality. Once you accept the law of cause and effect, the implication is that there is no 'creator'. If the Buddha accepted the concept of a creator, he would not have been silent; everything would have been God!
Who caused the law of causality?
About that, the Buddha would say 'the mind', never God or dharmakaya or even the Buddha himself.
How did the mind come about?
The source of mind is nature. The word that been used for existence is 'interdependent arising'. Talking of God, who created God? There is no point arguing. Dharmakeerti and Shantideva debate the existence of God and reach the conclusion that if we believe in a benevolent creator, how do we explain suffering? I remember a funny incident. In Tibetan drama, criticism is allowed and even the Buddha is not spared. There was this man acting on-stage and he was saying that he did not believe in God. If God made us, he said, instead of putting both the eyes in the front, one should be at the back! We would have been more efficient that way. Jokes apart, the idea is not to disrespect any religion but to analyze the nature of reality.
Không hiểu! Tại sao nếu chúng ta công nhận Luật Nhân Quả thì sẽ dẫn đến hệ luận rằng: không thể tồn tại một Đấng Tạo Hóa? Như vậy Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không thể dung hòa được sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự tồn tại của khổ nạn và sự ác, mặc dù Ngài đã biết qua ít nhiều (do là kẻ hậu thế) về ý nghĩa sự khổ nạn và cứu chuộc của Chúa Giêsu, mà--theo hiểu biết mơ hồ của chính tôi--tôi thấy dường như là một câu trả lời trực tiếp đối với nghi vấn của Đức Phật Thích Ca đặt ra khoảng 500 năm trước đó. Tôi cần tìm hiểu thêm.
Chúa ơi! Chúa tử nạn cứu thế nhân là việc cao cả to tác dường nào. Con ăn chay, tuy chỉ là việc nhỏ nhen để phạt mình đền tội lỗi với Chúa--nhưng cũng đủ làm cái miệng của con nó lở loét vì thiếu dinh dưỡng. Năm tới, nếu Chúa không quở trách, thì con xin "cái bang" qua bên chùa của mấy Phật tử, mua đồ chay ăn cho...đủ dinh dưỡng.
Chết! Tâm địa bất chánh--ăn chay phạt mình mà lại mơ mộng được ăn ngon. Uổng công đã ăn chay ba ngày. Phen này phải đi xưng tội thôi.
"Người ta sống không riêng bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra."
Recent Comments