Tuesday, March 2. 2010Điểm đến của mọi tạo vậtCDK Yêu mến, say mê sự trần tục không có tội; có tội chăng là khi ta say mê chúng ngoài ý niệm về Ông Trời, khi chúng ta dừng lại ở sự hưởng thụ chúng, dừng lại trước khi tấm lòng ta được cảm hóa bởi Đấng đã tạo nên chúng. và: Mọi vật đều là phương tiện cho ta tìm hiểu về Ông Trời. Sự tốt lành của chúng làm chứng cho Đấng đã tạo nên chúng. Chúng là phương tiện để cho ta yêu mến Ngài hơn...Ta được [Ông Trời] tạo nên để ngợi khen, sùng bái, và phụng sự [Ngài]. Mọi tạo vật đều phải được sắp đặt cho mục tiêu này, và chúng ta sẽ chẳng ham muốn điều gì khác ngoài những thứ có thể giúp ta đạt đến mục đích ấy. Đọc đến đây, tôi nhớ lời bất bình của một người bạn "vô thần" của tôi đã thốt lên mấy năm trước: "Ông Trời ích kỷ thật nhỉ. Tôi đâu có đòi được tạo ra (I didn't ask to be here). Tại sao lại tạo nên tôi, lại bắt tôi phải thờ lạy, bắt tôi phải chịu khổ?" C.S. Lewis, trong The Problem of Pain, đã lý giải: "Phải chi tôi đừng được sanh ra thì tốt biết mấy"--tốt như thế nào? Tôi có thể hưởng lợi gì, nếu tôi không hiện hữu? Tuesday, February 2. 2010Không nên quên, nhưng cũng không nên hận thùCDK Trong bài Không Cho Phép Mình Quên, bác Vũ kể tội Việt Cộng rất chính xác:
Tôi cũng có cha đi tù cải tạo. Cha tôi cũng đã từng bị Việt Cộng đánh đập--tuy ông cố tình che giấu, vết thương vẫn còn hằn trên khuôn mặt ông khi Bà Nội tôi và tôi đi "thăm nuôi". Bản thân tôi cũng đã một lần nếm mùi tù Cộng Sản khi vượt biên lần đầu tiên bị bắt. Tôi cũng là người Công Giáo, và từ quan điểm của một người Công Giáo, đọc những bài viết khác của tác giả như Lời Tạ Ơn, Nước Mỹ Và Vợ Tôi, Homeless Tại Mỹ thì tôi biết chí ít đạo hạnh tôi không bằng (rất có thể ở các lĩnh vực khác tôi cũng không bằng). Thế nhưng, đọc bài Không Cho Phép Mình Quên và Khi Tháng Tư Về, với những cụm từ như "Việt cộng có lẽ không phải [là] người Việt Nam", "hận thù cộng sản cao ngút trời xanh", "có lúc...phải hiền như con trừu, có khi phải khôn...như con rắn", và "làm sao có 'lành' với quỷ", nhận thấy trong sự đau thương mất mát, có tìm ẩn chút căm thù không nên có đối với một người Công Giáo. Đành rằng là không nên quên, bởi khi quên đi quá khứ, thì người ta có thể sẽ để cho quá khứ tái diễn. Ngày xưa, nạn địa chủ bóc lột, đánh đập người dân nghèo đã là một động cơ khởi sanh cái nạn cộng sản của ngày nay. Nay cộng sản lấy đất của người dân để dâng cho Trung Của, đem con gái của mẹ Việt Nam đem bán cho Đài Loan. Thì sao? Ta lại muốn diệt cái cộng sản man rợ ấy cho tận gốc rễ ư? Nhà Phật có câu "lấy oán trả oán, oán chập chùng; lấy ân trả oán, oán tiêu tan". Chính Chúa Giêsu cũng đã dạy rằng: Hãy thương yêu những ai thù ghét các con. Nếu là con cái Chúa thì phải hiểu rằng, Chúa cho phép sự ác diễn ra là có chủ ý: để cho chúng ta cơ hội chiến thắng sự ác bằng tình yêu, bằng lòng nhân đạo. Tôi thấu cảm với bác Vũ đã bị "tát tay" quá nhiều lần, nhưng Chúa dạy ta không những chỉ nhịn bảy lần, mà là bảy mươi bảy lần, bảy trăm bảy mươi bảy lần, bảy ngàn bảy trăm bảy mươi bảy lần, v.v.... Nỗi gian truân của một người con Thiên Chúa là làm sao phát huy tinh thần nhẫn nhịn này. Nếu được vậy thì quả thật là tà ma không thể nào thắng nổi. Bằng ngược lại, kẻo ta tự biến mình thành những gì ta hằng ghê tởm nhất, mắc lừa chước Quỷ Thần mà chụp cho anh em mình cái lốt quỷ dữ, hầu cho ta được thanh thản tâm hồn khi ta thẳng tay trừng phạt họ. Họ cũng như tất cả nhân loại đều là con cái Chúa. "Chống Cộng Sản" không đồng nghĩa với "căm thù Cộng Sản". Yếu mềm không đồng nghĩa với nhu nhược, mà ngược lại lắm lúc nó chính là sức mạnh phi thường. Mặt khác, chủ quan một chút mà nói, lưu ý đến những sự áp bức gần đây của chính quyền VN đối với giáo hội Công Giáo Việt Nam, và dựa vào sự kiện lịch sử của triều đại La Mã, Ba Lan, Liên Xô, linh tính cho thấy dường như thể chế Cộng Sản VN đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Bởi tôi tin tưởng rằng khi người ta càng bức oan mình bao nhiêu, thì họ tự tay kết liễu vận mạng mình bấy nhiêu. Nếu có thể được như vậy, thì dừng để con cháu đời sau của những người Cộng Sản sẽ thù ghét mình như mình đã từng thù ghét cha ông họ. Monday, January 25. 2010Đọc bài "Bàn về đa đảng", ngẫm về chủ nghĩa cộng sảnCDK Tôi cũng ước mong Hiến Pháp nước CHXHCHVN công nhận sự đa nguyên, nhưng đọc bài Bàn về đa đảng của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, tôi thấy không hy vọng lắm. Bác Vũ viết: Trong Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ... có ghi: “Đảng phái chính trị: Không”. Điều này có nghĩa: ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác ... "Đảng phái chính trị: Không" cũng có thể có nghĩa là sự chọn lựa giữa "không đảng" hoặc "Đảng Cộng Sản" chứ không nhất thiết có nghĩa là "ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác". Bác Vũ giải thích về Điều 4: Vậy là rõ, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng cũng rõ là không phải đảng phái chính trị duy nhất bởi không có câu, từ nào quả quyết như vậy! Như vậy tôi hiểu là Hiếp Pháp hiện hành của nước Việt Nam cho phép đa đảng đối lập có quyền tồn tại, tồn tại để góp sức cho ĐCS chứ không có quyền thay thế ĐCS trong vai trò lãnh đạo. Cho nên, nếu không hủy bỏ (hoặc thay đổi) Điều 4 thì mấy bác đảng viên của các đảng đối lập vẫn có thể được nhà nước ban tặng cho cái mũ "âm mưu lật đổ chính quyền" dài dài. Tôi thắc mắc, tại sao người ta lại nằng nặc đòi có "dân chủ" (democracy) trong một chế độ lấy "xã hội chủ nghĩa" (socialism) làm nền móng nhỉ? Chẳng phải hai đường lối này đối chọi lẫn nhau, không thể cùng tồn tại được sao? Hỏi bác Gu-Gồ rằng "dân chủ và xã hội chủ có mâu thuẫn với nhau không?", thì được câu trả lời là "không", và được giới thiệu đến cái gọi là "xã hội dân chủ" (socialist democracy), và "dân chủ xã hội chủ nghĩa" (decmocratic socialism). Việt Nam đang theo đuổi "dân chủ xã hội nhất nguyên". Trong Chương 2 của "Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản", thấy Karl Marx viết: ""...bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ." Tức là, "dân chủ" chỉ là một công cụ bước đầu để thi hành chính sách "xã hội chủ nghĩa", và rồi dần dần đưa xã hội đến mục tiêu tối thượng là "cộng sản chủ nghĩa". Phải chăng như vậy có nghĩa là một khi đã đạt đến "cộng sản" rồi thì "dân chủ" tự nhiên phải biến mất? Thảo nào sau khi đã cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, người Cộng Sản đã đặt tên nước là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (giai đoạn thứ nhất), nhưng sau đó lại đổi lại là "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" (giai đoạn 2). Cái gọi là "chuyên chính vô sản" dường như là một sự tự mâu thuẫn. "Tuyên Ngôn Cộng Sản", chương 2: ...nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp. Trên thực tế trong bối cảnh Việt Nam, khi giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị, nó đã tự biến mình thành giai cấp tư sản mới (những người lợi dụng địa vị chính quyền để làm giàu cho bản thân), và giai cấp tư sản cũ giờ đã trở thành giai cấp vô sản. Tạm ngưng tìm hiểu về thuyết cộng sản ở đây để tôi liên tưởng đến các dòng tu của giáo hội Công giáo như dòng Đa Minh và dòng Tên, trong đó các bậc tu sĩ buộc phải khấn hứa sống cuộc sống khó nghèo (vow of poverty). Linh mục nhận lương khoảng $16,000-$22,000/năm (nguồn: Yahoo! Answers). Nếu họ có giảng dạy ở các trường Đại Học hoặc viết sách bán, mọi nguồn thu nhập của họ đều được đưa thẳng vào tài khoản của nhà dòng (nguồn: catholicexchange.com). Đây chẳng phải là một qui chế cộng sản thì là gì? Wednesday, January 13. 2010Điều răn thứ 8: Dối trá và đức tin của người Công GiáoCDK Tôi định không lên tiếng, bởi người trong đạo Công Giáo thừa thuộc lòng cả câu chữ lẫn tinh thần của Mười Điều Răn. Cho nên lối lập luận "cấm làm chứng dối không có nghĩa là cấm dối trá như nói dối, viết sai sự thật, nói sai sự thật" thì chỉ có người không hiểu đạo Thiên Chúa mới thốt lên được. Ý thức được lời của Thánh Phêrô: "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em (1Peter 3:15)", nhưng cũng dè dặt với Châm Ngôn 11:9 ("Quân vô đạo dùng miệng lưỡi làm hại tha nhân,..."), e rằng chính tôi lại lần nữa vấp phải điều tôi chỉ trích. May thay, đây có liều thuốc giải cho CN11:19: "Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng" (1Peter 3:16). Nếu ta chỉ trích trong tinh thần kính trọng thì đó là điều tốt. Với hành trang này, tôi lao mình vào cơn lửa khinh miệt của bác Đông A Trần Minh Tiến. Trích đoạn từ bài viết nói trên: Tôi cảm thấy dường như dối trá là một song hành với Công giáo và điểm này thật ra cũng không phải là khó hiểu bởi vì trong mười điều răn của Chúa không có điều răn nào cấm dối trá....10 điều răn của Chúa trong Kinh Thánh...Chỉ có cấm làm chứng dối trá chứ không cấm dối trá như nói dối, viết sai sự thật, nói sai sự thật. Tóm tắc các luận điểm chính để tiện xem xét tính trung thực của từng điểm:
Điểm 1 chưa chính xác lắm, bởi hãy còn Điều Răn Thứ Mười Một: "Hãy yêu thương [mọi người] cũng như Thầy đã thương yêu các con." Thật ra, hàm ý "hãy thương người" đã có sẵn trong các Điều Răn 5 đến 10 rồi. Nhưng con người vẫn cứng lòng, nên Thiên Chúa đã phải xuống phàm trần để làm gương cho nhân loại. Đủ bản lãnh để soi được tấm gương ấy hay không chắc có lẽ là đánh dấu sự khác biệt giữa tiên thánh và người phàm, mặc dù mục đích của Chúa ngay từ đầu là ngõ hầu cho mọi người trở nên thánh. Về điểm 3, sự thật cho thấy, giáo luật của đạo Công Giáo cấm nói dối (Xem Tổng Luận Thần Học (TLTH), Phần 2-2, Nghi Vấn 110, mục 3 "dối gian là phạm tội"). Do đó, luận điểm 3 là sai. Vậy, còn lại luận điểm 2, thử xét xem việc cấm nói dối có bắt nguồn từ Mười Điều Răn hay là hàng giáo sĩ (và giáo hoàng) đã vô cớ tự ý đặt ra. Trong TLTH,2-2, Q110,A4 "phải chăng mọi sự dối gian đều là trọng tội?"), Thánh Thomas Aquinas viết: Dối trá là đi ngược với lời dạy này trong Mười Điều Răn: "Ngươi chớ làm chứng dối". Trong De mendacio (Về Sự Dối Gian, ~395AD), Thánh Augustinô có đoạn viết: ...Nhưng, kẻo ai đó sẽ lý luận rằng không phải mọi lời dối đều nhất thiết là thể hiện của việc làm chứng dối, hắn sẽ trả lời sao đối với câu "ăn gian nói dối giết hại linh hồn (Khôn Ngoan 1:11)": và kẻo ai đó lại cho rằng có điều ngoại lệ, hãy để hắn đọc thêm, "Ngài diệt trừ bọn điêu ngoa (Thánh Vịnh 5:7)". Do đâu mà chính Chúa đã từng nói "Nhưng hễ 'có' thì phải nói 'có', 'không' thì phải nói 'không'. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Matthew 5:37)". Do vậy, Thánh Phaolô Tông Đồ, cũng để giáo huấn cho việc lảng tránh lão tà--tên gọi của mọi sự tội lỗi--đã nói ngay, "Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói lên sự thật. (Ephesians 4:25)" Cần nhấn mạnh thêm, "chớ làm chứng dối" cấm dối gian ở mọi hình thức, không chỉ riêng ở việc nói dối. Và sau cùng, động cơ chính của bài viết này là để cho tôi tự xét mình, kẻo người đời lại nghĩ là tôi tự cho rằng mình chưa hề gian dối. Xin nêu lên một ví dụ nho nhỏ đã xãy ra cách đây không lâu:
Ouch!!! Buộc cho người khác tội nói dối thì chính mình cũng phạm tội "chớ làm chứng dối". Tôi đã nói lời xin lỗi hai hôm sau, khi anh ta chịu trở lại làm việc. Tuesday, December 15. 2009Kẹt cửa kínhCDK Nhớ có lần nhị đệ nó chỉ tôi về cách dùng của hai loại nhớt xịt cho cửa xe ôtô: white lithium grease và silicone spray. Tôi chuyên bị lẫn lộn giữa hai loại này. Mấy tuần trước cửa kính (phía bên người lái) của xe tôi bị kẹt: Bấm xuống thì được, còn khi bấm lên thì nó rề rà, khựng đứng, không chịu lên, khiến cho tôi bị mấy phen ướt nước mưa khi ra vào cỗng đậu xe của công ty. Thứ Bảy rồi chạy ra Canadian Tire mua chai Silicone Spray về xịt thử vài cái vào rãnh cửa kính. Mùi hôi nặc nồng. Thử bấm lên xuống cửa kính. Không thấy hiệu nghiệm. Sáng hôm qua tôi chợt nhớ ra trong nhà xe còn chai White Lithium Grease, bèn lấy đem theo đi làm. Chiều tan sở, ra bãi đậu, đem chai đó ra. Thiếu ống nhựa nhỏ để mồi dẫn nước xịt vào sâu trong các rãnh cửa. Tôi bèn mượn ống dẫn của chai Silicone Spray dùng tạm. Xịt được 5-6 lần thì ống nhựa vụt bay vút vào trong kẹt cửa, vô phương lấy ra (trừ phi tháo banh cái door panel ra). Tôi dừng tay, chịu thua, nhớ lại lần trước cũng bị mất ống nhựa của chay Litihum Grease y như thế này. Thử bấm nút cho cửa kính lên xuống, thấy đã có phần trơn tru hơn trước. Tạm vừa ý. Đúc kết: 1) Silicone spray dùng trên các viền nhựa, còn mỡ lithium dùng để xịt vào các rãnh kính cho khỏi bị kẹt. 2) Nhớ dùng một tay giữ cái ống nhựa khi xịt, kẻo nó bị bắn vào trong rãnh kẹt là xong. Defined tags for this entry: bảo quản xe ôtô
Wednesday, December 2. 2009Jann Arden - Make It Christmas DayCDK
Có những bài hát làm chạm thấu đến tâm cang của người nghe. Sáng nay tôi đang lái xe trên đường đi làm, nghe bài này trên đài ra-di-ô, đến câu "get down on your knees and pray", tự nhiên rơi nước mắt lúc nào không hay. Lời nhạc, từ lyricstime.com:
Defined tags for this entry: giáng sinh, nhạc
Friday, November 27. 2009Hệ quả của thuyết vô thần?CDK Xem đoạn video này, thấy có tiếng vang nào của sự quan sát ở trên không nhỉ. Khi người ta cho mình chẳng khác nào côn trùng, họ có thể hành xử giống như côn trùng. Bài viết dành cho dịp khác về đối cực của đề tài: Hệ quả của "chân lý tuyệt đối". Tuesday, November 24. 2009Gia phả của Chúa Giêsu ở trần gianCDK Trởi lại đề, chương 1 của bác Ngọc thấy có chép:
Đúng ra, "2 danh sách có ba tên giống nhau" mới thật là vấn đề, bởi hai quyển Thánh Kinh trên đây ghi chép hai dòng dõi khác nhau: Ma-thi-ơ ghi chép dòng dõi từ vua Solomon, con trai của vua Đa-vít , trong khi Lu-ca ghi dòng dõi của Nathan, một người con trai khác của vua Đa-vít. Vậy tại sao, hai dòng dõi lại hội tụ lại nơi Thánh Giuse? Theo Tự Điển Bách Khoa Công Giáo, có một cách giải thích:
Trở lại vấn đề, nếu là hai dòng dõi khách nhau, vậy tại sao hai danh sách lại trùng hợp ở hai tên Zorobabel (Zerubbabel) và Salathiel (Shealtiel)? Bài viết của Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng giải thích, có thể là do trùng tên chứ không phải là cùng một nhân vật: Nếu Salathiel và Zorobabel lúc bấy giờ đã làm rạng danh trong dòng họ Solomon, thì không mấy gì lạ lùng nếu dòng họ của Nathan lấy hai tên ấy để đặt cho hậu duệ của mình. Ở đây, người đọc cần lưu ý rằng, chúng ta chỉ đề nghị một lối giải thích khả dĩ cho vấn đề; khi có sự khả dĩ, thì đối phương của chúng ta không có lý gì để cáo buộc rằng gia phả của Matthew và của Luke mâu thuẫn nhau. Lại thấy bác Trần Chung Ngọc chép:
Có lẽ là ở điểm này bác Ngọc nói đúng: Matthew và Luke đều ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse. Bởi trang Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng có nói: theo truyền thống, các giáo phụ không có ai cho rằng gia phả theo Luke là thuộc dòng dõi của Đức Mẹ Maria ("It may be safely said that patristic tradition does not regard St. Luke's list as representing the genealogy of the Blessed Virgin."). Vậy câu hỏi kế tiếp: Tại sao lại ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse trong khi Giuse không phải là cha ruột của Chúa Giêsu? Trong bộ Tổng Luận Thần Học, Phần 3, Nghi vấn 29, Mục 1, liên quan đến đề tài tại sao Chúa Giêsu lại chọn cho mình một người mẹ đồng trinh đã đính hôn, thấy Thánh Thomas Aquinas chép:
Monday, November 16. 2009Ngũ diệu đếCDK
Defined tags for this entry: thiên chúa giáo, độc cô cầu đạo
Thursday, November 12. 2009Không gì đẹp hơnCDK
Đọc mấy lời giới thiệu này thôi đã đủ thu hút tôi tìm xem "mùa 2" của chương trình Nothing More Beautiful (Không gì đẹp hơn) bởi Tổng Giáo Phận Edmonton, được phát hình trên đài Salt+Light TV. Cập nhật 25-11-2009 15:02: xem (và nghe) lời chứng của cô Lydia Cristini ở đây. "Cầu nguyện không phải để thay đổi ý của Chúa, nhưng để thay đổi tấm lòng tôi." Câu này thật tuyệt vời. Vậy, tôi đọc kinh không phải để Chúa nghe, nhưng để chính tôi nghe, để những lời kinh ấy cảm hóa, và tác động đến tâm tư, lời nói, và việc làm của tôi. Tôi cần phải trở lại với thói quen đọc kinh mỗi sáng như khi còn ở Nhật Bản. Lúc đó do ở chung với mấy cha con của bác Nguyễn Thời Thí (một gia đình cực kỳ ngoan đạo), nên mỗi sáng bị đánh thức sớm 6h30, bị lôi đầu lên nhà nguyện của Cha George Cloutier để đọc kinh, rồi 7h30 bị kéo cổ tới nhà dòng của Sơ Muraoka để giúp lễ cho Cha George. Giờ đây, nhìn lại, tôi cảm thấy phúc đức vì đã được hưởng những cái "bị" ấy làm nền tảng cho đức tin. Năm ngoái, xem bài giảng của Đức TGM Richard Smith của Edmonton, tôi lưu ý tới điểm này (thời điểm ~ 25:00-30:00): có một quan niệm, rằng trong mổi người chúng ta hiện hữu hai quyền lực ngang hàng và đối lập với nhau--một chánh, một tà. Trong truyền thông đại chúng, ta nhận thấy quan niệm này được biểu hiện qua hình ảnh một thiên thần ngồi bên vai phải, và một quỷ thần ngồi bên vai trái của ta. Đây là một quan niệm sai lầm. Trích lời TGM Smith: Vâng, có một quyền lực tà ác đang hoành hành trong thế thới, và nguồn gốc của nó là một sự huyền bí, nhưng chúng ta có thể vượt qua nó, và đừng để nó làm động cơ khiến ta tuyệt vọng. Nguồn gốc của nó là một sự huyền bí? Lời Đức Cha Tổng khiêm nhường thật. Người công giáo ta thừa biết nguồn gốc nó phát xuất từ Sa Tăng, và Sa Tăng dù sao cũng chỉ là một "tạo vật". "Tạo vật" không thể nào thắng nổi Đấng đã tạo nên nó. Bởi thế ĐTC Benedictô XVI mới thốt ra câu: "không gì đẹp hơn được tìm biết Chúa Kitô". Tôi đang đọc tác phẩm "Niềm Vui Khi Được Biết Chúa Cứu Thế" (The Joy of Knowing Christ) của Ngài, như để tìm lại đức tin của chính mình. Xem đài truyền hình Salt+Light, trực tuyến: Lịch trình:
Wednesday, November 11. 2009Canh tân đặc sủng: ĐẶT TAY và sự TÉ NGÃCDK Chúng ta đừng gán ghép cho Chúa Thánh Thần mọi thứ kẻo bị xúc phạm. Chúng ta đừng cuồng tín. Đừng bị ảo giác chi phối. Niềm tin của chúng ta cần đặt trên nền tảng vững chắc nơi Thánh Kinh và Thánh Truyền. Hãy sống đạo trưởng thành, đừng ủy mị và mê tín hay cả tin. Còn một vấn đề Cha không nhắc tới: quá sốt sắng, thậm chí đến mức độ nghiện ngập. Defined tags for this entry: thiên chúa giáo
Wednesday, November 4. 2009Tìm hiểu sơ về phong trào Canh Tân Đặc SủngCDK Trên YouTube có đoạn video giới thiệu này: Catholic Charismatic History Nói chung, đây là một phong trào lành mạnh, nhằm cho tâm linh và ý chí của con người được hướng về Chúa. Tuy nhiên, người tu hành có câu nói: "đạo cao 1 thước, ma cao 1 trượng". Tại Toronto, vào năm 1994, đã xãy ra hiện tượng quái đản mà sau này được phổ biến với cái tên Toronto Blessing (Phép lành Toronto), do nhóm nhà thờ (Tin Lành?) tên Toronto Airport Christian Fellowship (TACF) khởi xướng: Trong bài giới thiệu phong trào Canh Tân Đặc Sủng trên blog Xuân Bích của Đại Chủng Viện Huế, thấy có đề cập tới hiện tượng Toronto Blessing và gọi đó là "làn sóng thứ ba" của phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Cần nhấn mạnh, những người khởi xướng "Toronto Blessing" không phải là tín đồ công giáo, nhưng xem chừng, hiện tượng này đã tạo dư luận lớn lúc bấy giờ, đến nỗi cộng đồng Công Giáo cũng phải lên tiếng. Bác Colin Donovan, phó giám đốc của đài truyền hình EWTN, có bài viết rất hay, đã góp phần cho sự nhận định của tôi về vụ này. Tôi đặc biệt để ý đến câu này: "Thánh Gioan tông đồ đã khuyến khích chúng ta nên thử thách những 'thần linh' này (1 John 4)". Thoáng nghe, tưởng chừng như câu này gây mâu thuẫn với câu: "Anh em đừng thử thách ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thử thách ở Massah" (Đệ Nhị Luật 6:16). Nhưng, với Thiên Chúa không thể có sự mâu thuẫn. Do vậy, tôi buộc phải hiểu rằng: 1 John 4 khuyên đừng vội tin một cách mù quáng mà dễ bị Satan đánh lừa; và ĐNL 6 khuyên rằng khi đã đủ chứng cớ để tin, thì đừng cố chấp, cứng lòng. Nếu ngày nào đó tôi đi dự các buổi "cầu nguyện thánh linh" do cộng đồng công giáo tổ chức, tôi sẽ đi với mục đích gì khác chứ không phải đi để tìm "dấu lạ". Mục đích gì thì chưa biết. Tôi hay chú ý tới những tác động của Chúa Thánh Thần trong tôi. Chưa thấy có sự thúc giục mạnh mẽ nào lôi cuốn tôi tới phong trào này--có thể câu hỏi đặt vấn đề của bác David là một sự khởi đầu. Hiện thời, tôi có linh cảm với sự tác động này mạnh hơn: hãy đi gặp cha xứ mà xưng tội cho mau! Wednesday, October 28. 2009Gầy vốn để khởi nghiệp từ các nguồn tài trợ của chính phủCDK Tôi đang soạn giúp cho tam đệ tôi các bản Báo Cáo Tài Chính Dự Toán (Projected Financial Statements) và Kế Hoạch Kinh Doanh (Business Plan) để nó đi "gây quỹ" cho công ty xây dựng của nó. Hmm...chắc phải phủi bụi mấy quyển sách Accounting 101. Khó ở đây là làm sao mình "dự toán" nguồn tài chính chi/thu cho một/hai năm, khi ta chỉ mới khởi nghiệp? Tôi đề nghị với nó rằng dùng "phi vụ" làm nhà cho tôi, cộng thêm mấy dự án nho nhỏ nó đã làm mấy tháng trước, gọp lại cũng được 2-3 tháng, để có chút nguồn thu nhập và chi tiêu (tiền xăng cho xe, tiền mua dụng cụ nghề nghiệp, v.v...), và từ đó làm cơ sở phỏng ước khả tín về nguồn thu/chi cho suốt năm. Hơn tháng nay tôi cũng đang tò mò về các chương trình tài trợ của chính phủ tỉnh bang và liên bang để giúp đở các thương gia khởi nghiệp. Hầu hết đều là các chương trình cho vay mượn, hiếm thấy có chương trình "cho không" (có chứ không phải không, chỉ là hiếm). Đã tham khảo qua các mạng này:
Đại Học MIT hồi năm 2008 đã có cuộc thảo luận, bàn đến các nguồn tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ dành cho các công ty mới mở: MIT Innovation to Commercialization: Using Government Funding to Kick Start Your Start-Up.
Tôi sẽ ghi chép thêm nếu có khám phá gì mới mẻ về các chương trình này và về quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Defined tags for this entry: kinh doanh, quản trị
Tuesday, October 13. 2009Tháo rời ghế sofaCDK Friday, September 18. 2009Ben Stein vs. Richard DawkinsCDK Bác Stein hỏi bác Dawkins: "Nếu khi chết đi, bác đối diện với Thượng Đế, chừng đó bác sẽ nói gì?" Bác Dawkins nói, mượn lời của Bertrand Russell: "Thưa Ngài, tại sao Ngài trốn tránh tôi?" Tôi nghĩ chừng đó, nếu bác Dawkins may mắn được gặp mặt Thượng Đế, chắc Ngài sẽ nói như thế này: "Ta không trốn tránh con, mà chính con đã cố tránh né ta." Trong bài phỏng vấn này, bác Dawkins trông có vẻ hết sức lịch sự. Nhưng thử đọc bài phản biện trên trang web của bác ta, lại thấy toàn những từ ngữ thô lỗ. So với Richard Dawkins, Ben Stein là một thằng ngốc--hay ít ra là kém hùng hồn hơn. Nhưng hình như khôn quá cũng có hại. Chúa Giêsu ngày xưa hay thích dùng cái thấp hèn để chiến thắng cái cao sang. Có ngẫu nhiên lắm không, khi bác Mark Mathis chọn một người trông bề ngoài có vẻ lù đù như Ben Stein, để diễn thuyết cho phim này?
(Page 1 of 9, totaling 130 entries)
» next page
|
CalendarMost Active EntriesArchivesTwitter UpdatesCategoriesShow tagged entries đốt cầu
độc cô cầu đạo đi công tác ẩm thực anh ngữ bà nội bão bảo quản xe ôtô blog công nghệ công việc cảm cúm cổ nhạc cộng đồng canada chính trị chủ nghĩa cộng sản charlie nguyễn--huyền thoại và tội ác cung tự phục hổ quyền dị ứng dịch thuật dự án XXX dawkins gò công giáng sinh giáo lý gia đình giao thông guelph hài hước hồi tưởng hội hè halloween hoa kỳ K khoa học kinh doanh kinh nguyện kinh tế lưu ý lập trình lịch sử lời nói không mất tiền mua lectio divina linux lm. nguyễn mạnh hiếu luật pháp máy tính mâu thuẫn mùa chay mai hoa dịch số mua sách trên mạng ngôn ngữ người việt khắp nơi nhà cửa nhân chứng giê-hô-va nhạc nhật bản những Điều tự thú của thánh Âu tinh những giấc mộng lập đi lập lại ontario phật giáo phoenix-az podcast quản bá thời gian quản trị mạng sức khỏe startrek summa theologica tâm lý tâm linh tình yêu tôn giáo tầng hầm tận thế tết tổ tiên tội tổ tông thánh ca thánh kinh thời tiết thiên chúa ba ngôi thiên chúa giáo toronto trần chung ngọc trung quốc tuyết võ học văn nghệ việt nam vietnamese vnch waterloo wifi xăng dầu xưng tội xe đạp y học youtube y tế Syndicate This BlogBookmarksTop Exitsen.wikipedia.org (355)
vi.wikipedia.org (91) www.cbc.ca (42) www.newadvent.org (37) bible.cc (33) www.youtube.com (26) www.ccel.org (25) giaoly.org (22) www.thestar.com (22) www.citynews.ca (20) Blog Administration |
Recent Comments