Yêu mến, say mê sự trần tục không có tội; có tội chăng là khi ta say mê chúng ngoài ý niệm về Ông Trời, khi chúng ta dừng lại ở sự hưởng thụ chúng, dừng lại trước khi tấm lòng ta được cảm hóa bởi Đấng đã tạo nên chúng.
[To love God’s creation isn’t sinful; it is sinful only to love them independent of God, stopping before our hearts can be turned toward the Creator.]
và:
Mọi vật đều là phương tiện cho ta tìm hiểu về Ông Trời. Sự tốt lành của chúng làm chứng cho Đấng đã tạo nên chúng. Chúng là phương tiện để cho ta yêu mến Ngài hơn...Ta được [Ông Trời] tạo nên để ngợi khen, sùng bái, và phụng sự [Ngài]. Mọi tạo vật đều phải được sắp đặt cho mục tiêu này, và chúng ta sẽ chẳng ham muốn điều gì khác ngoài những thứ có thể giúp ta đạt đến mục đích ấy.
[All things are a means to know God (Rom 1:20). Their goodness testifies to the goodness of the One who created them. They are a means to love Him more...We were made to praise, reverence, and serve God. All created things must be ordered to this end and we should prefer nothing except insofar as it helps us praise, reverence, and serve as we were created to do.]
Đọc đến đây, tôi nhớ lời bất bình của một người bạn "vô thần" của tôi đã thốt lên mấy năm trước: "Ông Trời ích kỷ thật nhỉ. Tôi đâu có đòi được tạo ra (I didn't ask to be here). Tại sao lại tạo nên tôi, lại bắt tôi phải thờ lạy, bắt tôi phải chịu khổ?"
"Phải chi tôi đừng được sanh ra thì tốt biết mấy"--tốt như thế nào? Tôi có thể hưởng lợi gì, nếu tôi không hiện hữu?
["It would be better for me not to exist" - in what sense "for me"? How should I, if I did not exist, profit by not existing?]
...
Nếu thế gian hiện hữu cốt không phải để ta yêu mến Ông Trời, nhưng để Ông Trời yêu mến ta, thì như vậy là để ngõ hầu cho ta được lợi. Nếu Đấng vốn không thiếu điều gì, tự chọn lựa để cần đến ta, đó là vì chính ta cần đến sự cần kíp đó."
[If the world exists not chiefly that we may love God but that God may love us, yet that very fact, on a deeper level, is so for our sakes. If He who is in Himself can lack nothing chooses to need us, it is because we need to be needed.]
Đâu có ai, khi ăn cơm hay uống nước, lại thốt lên rằng "tại sao lại bắt tôi phải ăn/uống?" Và, bác Lewis cũng từng nói: "Nếu ta không tập ăn thứ thức ăn duy nhất mà vũ trụ này làm ra, thì ta đành phải chịu đói vĩnh viễn thôi".
Khi tiến sĩ Trần Chung Ngọc, trong tác phẩm chống Kitô giáo mang tên "Giêsu là ai?", bàn về đoạn Kinh Thánh Matthew 15:21-28, đã chê bai rằng "tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị", thì chắc bác ta đã không nhận ra (hoặc không chấp nhận) quan điểm này của C.S. Lewis. Tôi nhìn thấy chính tôi trong người đàn bà xứ Canaan này, không phải vì tôi là người "phi Do Thái", nhưng là vì tôi là kẻ đầy khuyết điểm. Và tôi cầu mong rằng, khi giờ phút thử thách của tôi sẽ đến, tôi sẽ có đủ sự khiêm hạ để thưa với Chúa tôi rằng: "Vâng, lạy Ngài, tôi chấp nhận rằng thức ăn ngon của Ngài là để dành cho các con ngoan của Ngài. Nhưng lũ chó con như tôi cũng cần phải có ăn để được sống. Xin ban cho tôi những mảnh bánh vụn mà các con ngoan của Ngài đã bỏ thừa."
Hôm nọ, có bạn nhận xét rằng sao thấy dạo này tôi viết nhiều về tâm linh. Khi con người cảm thấy thế giới bên ngoài thiếu vắng sự cảm thông, tự nhiên người ta hướng nhiều về nội tâm. Phần tôi, khi hướng về nội tâm, tôi hay đi tìm Ông Trời, như để tìm sự an ủi thầm lặng, hằng có, và muôn đời không đổi thay. Nỗi đau đớn cho tôi là, dường như Người Cha Trên Trời ấy cũng đang thì thầm nói với tôi rằng: Con sai rồi.
Lâu rồi tôi không cầu nguyện (lần rồi đọc kinh cầu nguyện là vào dịp giỗ Bà Nội tôi). Tuy mỗi tối đặt lưng xuống giường, đặt tâm suy ngẫm vài ba phút về những khuyết điểm của mình, nhưng đó chẳng đáng để gọi là cầu nguyện. Tối hôm Thứ Tư rồi, đứng trong bóng đêm khuya vắng trước bàn thờ, đột nhiên tôi muốn quì xuống để cầu nguyện. Tôi quì, chắp tay, lặng thinh cầu, nhưng tâm tư thấy trống rỗng, tôi chợt nhận ra mình đã quên làm sao để cầu nguyện.
Thánh Gioan Thánh Giá đã từng viết về Đêm Tăm Tối của Linh Hồn. Dường như tôi đang trải qua giai đoạn này. Chứng tỏ rằng mặc cho những gì tôi đã học và hiểu được, hạt giống đức tin của tôi vẫn chưa bám sâu vào lòng đất Chúa cho lắm, khiến lòng dễ bị giao động. Thánh Âu Tinh nói, "hồn tôi không yên nghỉ, cho đến khi nào nó nghỉ yên trong Chúa tôi." Quả thật, linh hồn tôi đang thổn thức. Cũng có thể nói là nó đang hấp hối. ĐTC Biển Đức XVI đã viết trong Niềm Vui Khi Được Biết Chúa Cứu Thế: "Chúng ta không cần sợ vấp ngã, bởi khi ta vấp ngã, ta sẽ ngã vào tay Chúa." Nhưng tôi sợ. Tôi sợ sẽ lọt qua kẽ tay Chúa, bởi trong thâm tâm, tôi thấy rằng mình vẫn chưa trọn vẹn hiệp nhất với Chúa. Thánh Gia-cô-bê đã từng viết: "Đức tin thiếu thực thi thì đức tin chết". Thực thi ở đây bao gồm hai ý nghĩa: 1) hành động giúp ích cho bản thân; và 2) hành động giúp ích cho thế nhân.
Bài viết này khởi đầu cho đợt "ngâm cứu" về tỉnh tâm Linh Thao (Spiritual Exercises) của Thánh Y Nhã (Ignatius of Loyola) mà tôi đang chuẩn bị dấn mình vào. Linh Thao và Lectio Divina có thể nào sẽ là cứu cánh cho tôi chăng.
Đi tìm sự thỏa mãn khao khát tâm linh, nhưng vẫn luôn ý thức bổn phận mình với đời.
Recent Comments