Tờ Toronto Star hôm qua có đăng bài viết về một cậu học sinh ESL, tên Grigori Drobot, tuy là đang mắc bệnh tự kỷ, đã đoạt giải trong một cuộc thi Đánh Vần. Có đoạn ghi lời kể của cô giáo của Grigori, cô Edda Mindreau, như sau:
His father just told me that 'sometimes he doesn't pay attention'.
(Ba của em vừa mách với tôi rằng 'đôi khi thấy tâm trí em không mấy gì tập trung cho lắm').
Đang ngồi ăn trưa, đọc tới câu này làm tôi ơn ớn lạnh. Nhớ năm xưa khi còn học ở Waterloo, đôi khi đang cố chú tâm học bài thi, thì đầu óc tôi cũng đã lơ đễnh đâu đâu ấy, khó mà tập trung vào bài học. Thậm chí thi rớt mấy lần (nguyên nhân thực tế có thể do nhiều yếu tố cùng tác hợp, ví dụ như mê chơi game chẳng hạn ). Sau đó, một đêm nọ tình cờ bắt thấy mục quảng cáo trên ti-vi về chương trình Mega Memory của bác Kevin Trudeau, và trong sự cố gắng tự chữa một cách liều mạng, tôi đặt mua về để luyện trí nhớ. Kết quả gặt được, có thể chỉ là cái được gọi là "hiệu ứng plà-xi-bồ", bởi nghe đâu đây là một sự quảng cáo lừa dối. Nhưng nhìn lại, trong khoảng thời gian đó, rất có thể là tôi đã vướng bệnh tự kỷ.
"Faith is blind without reason and reason futile without faith"
(Niềm tin không có lý trí sẽ là mù quáng; lý trí thiếu niềm tin thì sẽ là vô dụng.)
Hmm...Sao nghe giông giống những gì bác [Hồ Chí] Minh nói quá vậy trời! ("có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; có tài mà không đức là vô dụng"). Không biết có phải ông Minh đã "nhập khẩu" tư tưởng này từ nước ngoài về hay không đây.
Hình như là mình vẫn chưa dám xúi cho lắm, hoặc nếu có thì cũng là tự xúi mình hơn xúi người khác.
Đã nằm trong Ban Chấp Hành hơn 4 năm. Hôm nay tưởng cũng không muộn lắm để tìm hiểu về những trách nhiệm liên quan đến vai trò này, ngoài việc lãnh lương muộn nhất so với các nhân viên khác, và góp phần gánh vác nợ nần của công ty.
Hôm qua mẫu thân tôi đi Québec vì có công việc mới. Sáng tôi đi làm sớm nên không gặp mặt bà được, chỉ kịp để lại mấy trăm cho bà dằn túi. Tối về gọi hỏi thăm, biết bà đang trên xe buýt, đang trên đường đi.
Một phần tôi khâm phục mẹ tôi, từng tuổi ấy mà vẫn có can đảm thử tay nghề ở những vùng xa xôi như thế. Phần khác tôi lo ngại về mức độ cần thiết của những sự thử thách ấy. Từng tuổi này, nếu bà muốn ngồi không trông cháu, an hưởng tuổi già, thì hoàn toàn trong vòng khả năng chứ không phải là không--dù bà có công nhận hay không. Nhưng hình như bà đang mong mỏi cái gì đó xa hơn, to tát hơn. Nếu nhìn từ khía cạnh khác thì đấy cũng là một ưu điểm--có nhiều người (Rebecca MacDonald, Christine McGee, Janice Golding , v.v...) đã thành công lớn lao trong sự nghiệp chỉ bởi vì trong ngôn ngữ của họ không hề có hai chữ "an phận". Con sẽ nhớ mẫu thân trong lời nguyện, cầu cho Mẹ nhiều thành công. +++
Gần đây, tôi tự thấy mình tuyệt đối nghiêm túc khi đối thoại với mẫu thân, không bộc lộ cảm tình như những năm đầu tiên nữa. Hãy để cho tình cảm được thể hiện qua hành động, kẻo lại bị gọi là "không thật" nữa. Nếu sự thể hiện ấy không được công nhận, hoặc thậm chí bị hiểu lầm, thì cũng chẳng hề chi.
Don't try to be a great man; just be a man and let history make its own judgments.
(Đừng cố làm một "đại nhân". Hãy chú tâm làm "nhân" trước đã, và để lịch sử phán xét ta tùy ý.)
- Zefram Cochrane (2073)
Làm một "con người" tức là biết công nhận khả năng giới hạn, thừa nhận khuyết điểm, và quyết tâm khắc phục những khuyết điểm ấy cho đến khi đạt thành chánh quả.
Tôi đã biết qua vài tấm gương thánh nhân như vậy (Phê-rô, Phao-lô, A-gút-tinô, Giê-rôm). Họ là thánh nhân không phải vì họ hoàn mỹ, không hề sai lầm, nhưng vì họ biết thức tỉnh và quay lại con đường chánh thiện sau những lầm lỡ to tát. Thánh Phê-rô, môn đồ yêu quí nhất của Chúa Giêsu, đã chối bỏ Chúa khi Chúa bị bắt; Thánh Phao-lô là người thâu thuế từng đi bắt bớ môn đồ của Chúa; Thánh Âu Tinh trước khi đi tu đã từng sống trong trụy lạc xác phàm; còn Thánh Jerome nghe nói đã từng sống nhiều năm ngoài hoang dã để chuộc tội, không biết là tội gì--chắc là tội nóng tánh và cao ngạo . Đây là một vài gương thánh nhân mà tôi đang cố noi theo, với ít nhiều sự vất vả.
Lịch [Tây phương] tính một năm có 365 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ của trái đất quanh mặt trời mất chính xác là 365 ngày và 6 giờ. Cho nên mỗi 4 năm, số giờ còn dư tích tụ lại được thêm 1 ngày (24 giờ). Vì thế, ngày dư ấy được cộng vào niên lịch để giữ phép tính ngày/năm cho phù hợp với vị trí của mặt trời.
Ngoại trừ những năm chia hết cho 100 mà lại không chia hết cho 400.
Vì thế các năm như 1996, 2000 và 2400 là năm nhuận nhưng các năm 1899, 1900, 2100 thì không phải (theo quy tắc 1 và 1 & 2 tương ứng).
Lý do nằm sau quy tắc này như sau:
Lịch Gregory được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân ở châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để đảm bảo ngày lễ Phục Sinh có thể điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn.
Một năm xuân phân (tính giữa hai tiết xuân phân kế tiếp nhau) là khoảng 365.242375 ngày.
Quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365.2425 ngày.
Sự sai khác rất nhỏ này (trên 0.0001 ngày) có nghĩa là sai số thời gian sẽ tích lũy đủ một ngày trong khoảng 8 năm. Nhưng trong thời gian của 8 năm thì độ dài của một năm xuân phân cũng sẽ thay đổi theo một lượng mà chúng ta không thể dự báo chính xác trước..Vì thế quy tắc tính năm nhuận của lịch Gregory là đủ thỏa mãn.
Tây Phương có thêm cái rắc rối này là nhờ công đức của Đức Giáo Hoàng Gregory XIII (1502-1585)--Lịch Tây phương còn được gọi là lịch Gregory (Gregorian calendar).
"Tìm kiếm Nâng cao".
Đây là cách dịch của từ "Advanced Search" bởi google.com.vn, và nhiều mạng thông tin khác ở Việt Nam.
Quái!
Nếu là tôi dịch thì tôi sẽ dịch là "Tìm Kiếm Phức Tạp" hoặc "Tìm Kiếm Chi Tiết". "Advanced" ở đây muốn nói về mức độ chi tiết (complexity of details), hơn là nâng cao, đề cao cái gì đó.
Dĩ nhiên, lạm dụng sức tưởng tượng cho mấy thì tôi cũng chẳng phải là chuyên gia ngôn ngữ. Biết đâu "tìm kiếm nâng cao" có cái lý hay của nó.
Cuối tuần qua ngồi ăn tối với mẫu thân tôi, chợt nghe bà kể về một ông nào trong đạo Công Giáo, vì "đọc được ở đâu đó thấy người ta nói Chúa Giêsu không phải là Thiên Chúa mà chỉ là một người thường có vợ, có con...". "Khám phá" ra điều ấy, ông này như vỡ mộng, bèn bỏ đạo.
Không biết chuyện ông kia bỏ đạo có thật hay không (biết rằng con người, nhất là người Việt, hay thích nghe những lời đồn nhảm). Nếu thật vậy thì quả là buồn cho những ai yếu lòng tin--lời Chúa thì chấc vấn đủ điều, trong khi miệng điêu ngoa của Sa-tăng thì vội cả tin mà không chịu tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề.
Về đề tài Mật Mã Da Vinci, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, hồi năm 2005, đã có bài viết mang tựa đề Ánh Sáng Phúc Âm. Những tưởng người trong đạo nên đọc và tìm hiểu, ngõ hầu có đủ thông tin để bênh vực đạo mình một cách sáng suốt, hơn là chỉ xua tay bảo rằng, "thằng cha Dan Brown viết toàn tầm bậy". Ở đây tôi xin trích dẫn một đoạn từ bài của bác Ngạn:
Điều quan trọng đáng nói ở đây là: nếu The Da Vinci Code chỉ là một tiểu thuyết thuần túy thì không ai bận tâm, bởi trong một xã hội mà tự do tư tưởng được tôn trọng tối đa như Hoa Kỳ, thì người viết tiểu thuyết có quyền tưởng tượng ra bất cứ nội dung gì, không ai có quyền bắt bẻ. Nhưng đàng này, tác giả Dan Brown cứ nhấn mạnh nhiều lần rằng: Những điều ông viết trong The Da Vinci Code đều là những sự kiện lịch sử, nghĩa là dựa trên những tài liệu có thật! Đó mới là mối bận tâm của những người nặng lòng với sự thật lịch sử cũng như với niềm tin Tôn Giáo. Những kẻ chuyên săn tìm đề tài lạ, vừa đọc The Da Vinci Code đã vội vàng lên tiếng hết lời ca ngợi. Chẳng hạn tờ Library Journal gọi đó là “a masterpiece should be mandatory reading”(một kiệt tác bắt buộc phải đọc) . Tuần báo Publisher’s Weekly thì gọi nó là “an exhaustively researched page-tuener about secret religious societiees, ancient cover up and savage vengeance” (một công trình khảo cứu kiệt lực về các tổ chức tôn giáo bí mật, về sự che đậy lâu đời và trả thù man rợ).’
...
Mã Da Vinci của bác Brown lấy nhiều chi tiết từ những cuốn dị kinh như Phúc Âm Của Philípê, Phúc Âm của Maria (Mađalêna). Theo mạng Công Giáo Bách Khoa Toàn Thư, những cuốn kinh điển này có thể bị người ta mạo danh là ông Philípê và bà Maria Mađalêna để viết, vì đã được ra đời mấy trăm năm sau khi các nhân vật ấy đã qua đời. Hơn nữa, chúng chứa đựng những chi tiết mâu thuẩn với nhiều nguồn tài liệu khác về cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu, nên càng chứng tỏ mục đích của họ là phá hoại chứ không phải là nhân chứng. Vì thế Giáo Hội đã quyết định không liệt kê nó vào bộ sách Tân Ước; hoàn toàn không phải vì muốn che giấu sự thật, như lời đồn đại.
Mấy năm trước (~'99), khi quá rảnh rỗi, ngồi dưới tầng hầm nhà của phụ thân tôi, tôi đã tự mò, tấu được nguyên cả bài này. Nay thì đã trả lại cho mây gió hết rồi.
Terminator: The Sarah Connor Chronicles.
Tuần nay bận xem không được, đành xem trên mạng đỡ ghiền vậy. Chắc sẽ đợi tới hết mùa, mua luôn bộ DVD coi cho chất lượng hơn.
Xem tập 106 (mùa 1, tập 06) ở đây: phần 1/6, 2, 3, 4, 5, 6.
Recent Comments