Entries tagged as thiên chúa giáoRelated tags
anh ngữ ẩm thực canada công nghệ công việc charlie nguyễn--huyền thoại và tội ác chính trị chủ nghĩa cộng sản chuyện lạ dawkins gia đình giáng sinh giáo lý guelph halloween hồi tưởng hoa kỳ k khoa học kinh doanh kinh nguyện lịch sử lectio divina linh thao lm. nguyễn mạnh hiếu luật pháp mai hoa dịch số mâu thuẫn mã davinci mùa chay ngôn ngữ người việt khắp nơi nhân chứng giê-hô-va nhạc nhật bản những giấc mộng lập đi lập lại phật giáo podcast summa theologica tâm linh tôn giáo tận thế tết tổ tiên tội tổ tông thánh ca thánh kinh thời tiết thực nghiệm thiên chúa ba ngôi toronto trần chung ngọc việt nam vnch xưng tội độc cô cầu đạo ơn gọiFriday, December 25. 2009Tiệc vọng giáng sinhCDK Về vừa đến nhà thì phụ thân tôi đến, mang theo một cây bánh Giáng Sinh và một thùng KFC. Tôi mở chai rượu đỏ uống còn phân nửa. Hai cha con vào tiệc, đến gần 20h00 thì mẫu thân tôi đi làm về, cùng nhập tiệc, tới 22h00 thì tan. Buổi tiệc đạm bạc, không kèn nhạc, nhưng thật nhiều ý nghĩa. Trời đang rơi tuyết, tuổi già mệt mỏi, nhưng ông vẫn lặn lội xuống thăm tôi. Thay vì đi dự mừng sinh nhật Chúa, thì ông xuống mừng sinh nhật tôi. Trục trặc éo le hay là thánh ý Chúa đã khiến ông mua không được bánh sinh nhật (tiệm đã hết bánh sinh nhật) mà lại chọn được bánh giáng sinh? Tôi thật sự là kẻ diễm phúc. Tôi cần cầu nguyện nhiều cho cha tôi hơn là cầu cho tôi, mặc dầu bản thân tôi cũng tội lỗi đầy đầu. Nhắc đến diễm phúc, gợi nhớ hôm 25 tháng 11 vừa rồi, tình cờ "xem" lễ trưa trên đài truyền hình (trực tuyến) Salt+Light, nghe được bài cầu nguyện này ở cuối lễ: Lời nguyện của một người lính. Wednesday, December 23. 2009Ngôi sao của BethlehemCDK Trưa nay, tình cờ xem được chương trình Star of Bethlehem (Ngôi Sao của Bết-lê-hem) của bác Frederick Larson, trên đài EWTN. Khi mở lên thì chương trình đã vào cuộc, may thay tôi tìm được và xem lại toàn bộ trên YouTube: Tóm lược:
Nếu giả thuyết của bác Larson là chính xác, thì nay thôi hiểu thêm một lý do vì sao các bậc thượng phụ đã chọn ngày 25 tháng 12 làm lễ Giáng Sinh--đấy có thể là ngày mà các vị Magi tìm gặp được và tặng quà cho đứa bé sơ sinh tên Giêsu, là buổi tiệc sinh nhật đầu tiên của Chúa Hiện Thân. Defined tags for this entry: phật giáo, thiên chúa giáo
Monday, December 21. 2009Giáng Sinh 2009 sớmCDK Tụi nó có đem xuống bộ phim Đại Hồng Thủy 2012 nên tối Thứ Bảy hai anh em cùng hai đứa cháu (cu J, và cu B cháu vợ của nhị đệ cũng tháp tùng đi chơi) thức khuya để xem. Trước đây tôi đã có đọc vài bình luận về bộ phim này--mấy bác công giáo cho là phim này bài đạo Công Giáo--nên tôi cố tình để ý xem "bài" ở chỗ nào. Nhận xét: Cốt truyện không hay, nhưng phim hay. Nếu muốn nói là "bài" thì cũng có phảng phất. Về cốt truyện, chẳng có gì mới mẻ. Mượn giả thuyết 2012 của nền văn minh Maya để làm tựa, nhưng không đi sâu vào thuyết tận thế Maya (hành tinh X, Nibiru, v.v...), mà lại mượn rất nhiều chi tiết từ truyền thuyết Đại Hồng Thủy thời ông Noah trong Thánh Kinh Cựu Ước của đạo Thiên Chúa: 1) các chiếc tàu được gọi là "arks", 2) con trai của ông Jackson có tên Noah. Không thấy họ đem theo súc vật gì cả cho nên sau trận này, chắc tất cả đều bị tận diệt ngoại trừ loài người. Một trong nhiều điểm phi lý trong phim: trái đất sắp bị tận diệt, nhưng loài người không ai được thông báo trước, ngoại trừ một số ít được tuyển chọn; đối chiếu với câu chuyện thời Noah, khi ông loan báo về thảm họa sắp xảy ra thì mọi người cho rằng ông điên rồ. Vợ chồng Tam đệ chở bé T xuống chơi tối Chúa Nhật. Bé T tặng Bác Hai món qua vô cùng quí giá: lần đầu tiên chủ tâm cho Bác Hai được ẵm bồng. Năm nay, mẫu thân tôi vui vẻ nên tôi tạm yên lòng. Tôi e ngại cho phụ thân tôi, vì dạo này thấy ông có vẻ mệt mỏi, mà bản thân mình vẫn chưa chăm sóc được cho ông. Tối qua, trước khi ông ra về, Mẹ tôi "sai" ông đi châm xăng cho xe bà. Tôi biết bà dụng ý muốn được ông chăm sóc, nhưng thấy ông uể oải, tôi bèn nói: Thôi Mẹ để con đi được rồi, Ông Nội [tụi nhỏ] già cả rồi, để ông nghỉ. Nhị đệ tôi chua vào: Ông Nội bị Bác Hai chê già rồi! Friday, December 11. 2009Quà Giáng SinhCDK Cu J: 1) RipStik ( 2) Vulcan EBF-25 ( Bé K: 1) Bộ trang điểm 2) Ví Barbie Bác Hai: 1) Đi xưng tội, dọn mình đón nhận Hiện Thân Của Ông Trời giáng trần chuộc tội cho nhân loại. Bàn ngoài lề: Trước khi tìm hiểu về tội tổ tông, tôi chỉ hiểu mơ hồ về cụm từ "chuộc tội cho nhân loại". Nay thì không còn mơ hồ gì nữa về cái "hiểu". Vấn đề của hiện tại là: làm (vâng lời). Saturday, December 5. 2009Tại sao thế gian lắm tôn giáo?CDK Đọc tác phẩm Living Buddha, Living Christ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi được biết rằng theo quan niệm của Phật giáo, có đến 84,000 cửa giác ngộ (dharma doors). Ngài nói thêm: "Nếu bạn may mắn tìm được một cửa, một Phật tử không thể nói rằng cửa của mình là cái cửa duy nhất dẫn đến sự giác ngộ." (tr.39) Thiên Chúa giáo thì khác. Bởi quan niệm về tội tổ tông, nên đạo Thiên Chúa (bao gồm Công Giáo La Mã và nhiều hệ phái Kitô giáo khác) cho rằng chỉ có đạo của Chúa Giêsu là đạo duy nhất để đưa đến "chánh quả". Dĩ nhiên quan niệm này, cho dù nếu là đúng, có chút tai hại. Người cho mình là chánh đạo sẽ tìm cách tiêu diệt những cái mà họ cho là tà đạo. Trong chương "Đối Thoại Thật (Real Communication)", Thầy Hạnh viết: "Nếu chúng ta quan niệm rằng mình nắm giữ độc quyền về chân lý, mà ta vẫn tổ chức cuộc đối thoại, thì đó là điều không trung thực. Chúng ta phải tin rằng đối thoại sẽ giúp ta thay đổi bản thân, và hiểu sâu, trông rộng hơn" (tr.9) (nguyên văn: "If we think we monopolize the truth and we still organize a dialogue, it is not authentic. We have to believe that by engaging in dialogue with the other person, we have the possibility of making a change within ourselves") Đoạn trên làm tôi hơi thất vọng. Dường như Thầy Hạnh vẫn chưa hiểu đạo Thiên Chúa lắm. Đồng ý là đối thoại giúp ta thay đổi bản thân, nhưng một trong những sự thay đổi đó là sự thông cảm. Dù cho chúng ta "quan niệm rằng mình nắm độc quyền chân lý", đối thoại vẫn có ích vì nó giúp ta thông cảm (và chịu đựng) được đối phương. Chúa Giêsu đã nói "hãy thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (Matthew 5:44)". Từ đó, tôi nghĩ, tà được cho phép tồn tại là để thử lòng người chánh đạo. Người có ý khiêu khích, đặt câu hỏi: Phải chăng theo quan niệm đạo Thiên Chúa của anh, anh tin rằng Phật Thích Ca hiện giờ đang ở dưới hỏa ngục? Dĩ nhiên câu trả lời là: không. Quả thật là đạo Thiên Chúa quan niệm rằng nếu anh không tin (ở đây tôi dùng từ "tin" với ý nghĩa "tin + làm") theo Chúa Giêsu (Ông Trời Con), thì anh sẽ vào hỏa ngục, nhưng giáo lý Công Giáo cố tình không nói rằng dưới hỏa ngục hoặc luyện ngục hiện đang có những ai, bởi chúng tôi quan niệm rằng lòng khoan dung của Thiên Chúa vô bờ bến, con người không hiểu hết được. Dĩ nhiên, trong cái nhìn hạn hẹp của con người, "tà" và "chánh" chỉ là quan niệm tương đối--người ta có thể lầm "chánh" thành "tà", và tà có thể đội lốt "chánh" để làm việc đồi bại hầu bôi nhọa chánh nghĩa, v.v...Có lẽ vì lý này mà đạo Phật quan niệm "thà tin không có Thượng Đế, còn hơn là tin có", vì họ sợ suy tưởng về một đấng Toàn Năng có thể làm hư hỏng tâm trí con người chăng--nói theo kiểu kiếm hiệp là bị "tẩu hỏa nhập ma". Tôi đã nghĩ đến điều này khi tôi xem bác Karen Armstrong nói chuyện về tác phẩm mới nhất của bác ta--The Case for God ("Bào chữa cho Đấng Tạo Hóa"). Nguyên là một nữ tu sĩ của giáo hội Công Giáo, nhưng tôi không nhìn thấy chút khái niệm nào từ bác ta về đạo Thiên Chúa, và ngược lại, dường như bác ta đã hấp thụ rất nhiều giáo lý Phật giáo. Tôi vốn khâm phục Phật giáo ở chỗ: với quan niệm không có Thượng Đế, họ đã hiểu được nhiều chân lý. Cho nên, nhờ bác Karen Armstrong và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi hiểu rằng khi tín đồ Phật giáo nói "tôi không tin có Thượng Đế", thì câu nói đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Dường như ở đây, câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có thể áp dụng được: "Đừng tin những gì [họ] nói, mà hãy nhìn những gì [họ] làm [được]". Saturday, November 28. 2009Mãi là kẻ mang tộiCDK Câu hỏi 1: Nếu gặp tha nhân đang khổ đau cùng cực, dù họ có van nài mình hay không, tôi có nên giúp họ kết liễu cuộc đời không? Trả lời, với cảm giác bất lực cùng cực: Khổ thân tôi, tôi không có quyền làm việc đó, tha nhân ạ. Câu hỏi 2: Nếu không tuân theo mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy, tôi có còn là người công giáo không? Đáp: thưa, có, nhưng là một người công giáo đang mang tội. Bởi một khi đã được rửa tội vào đạo, không ai có thể tước bỏ bí tích ấy ra khỏi thân tôi. Câu hỏi 3: Nếu biết mình đang mang tội, tại sao không hối cãi và không tái phạm nữa? Đáp: [lặng người]. Có lẽ cái cảm giác mình mãi là kẻ mang tội, mãi là kẻ đói khát, sẽ giúp tôi bớt kiêu ngạo trong đời. Câu hỏi 4: Vậy, tội tôi là gì mà ghê gớm thế? Thưa: đó là tội lười dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Câu hỏi 5: Tội này nặng hay nhẹ? Đáp: Theo GLCG Phần III, Đoạn II, Chương I, Mục III, (bản tiếng Anh từ mạng Vatican:GLCG#2181): 2181 Thánh lễ Chúa Nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống người tín hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày lễ buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn (x. CIC,1245). Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng. Hèn gì gần đây tôi có cảm giác linh hồn tôi đang chết dần, chết mòn. Câu hỏi sau chót: Nếu vì thương tha nhân mà tôi chịu mất linh hồn, thì tôi có được linh hồn mình lại hay không? Câu này tôi không có thẩm quyền để trả lời. Nhưng tôi đoán chắc là: không. Tuesday, November 24. 2009Gia phả của Chúa Giêsu ở trần gianCDK Trởi lại đề, chương 1 của bác Ngọc thấy có chép:
Đúng ra, "2 danh sách có ba tên giống nhau" mới thật là vấn đề, bởi hai quyển Thánh Kinh trên đây ghi chép hai dòng dõi khác nhau: Ma-thi-ơ ghi chép dòng dõi từ vua Solomon, con trai của vua Đa-vít , trong khi Lu-ca ghi dòng dõi của Nathan, một người con trai khác của vua Đa-vít. Vậy tại sao, hai dòng dõi lại hội tụ lại nơi Thánh Giuse? Theo Tự Điển Bách Khoa Công Giáo, có một cách giải thích:
Trở lại vấn đề, nếu là hai dòng dõi khách nhau, vậy tại sao hai danh sách lại trùng hợp ở hai tên Zorobabel (Zerubbabel) và Salathiel (Shealtiel)? Bài viết của Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng giải thích, có thể là do trùng tên chứ không phải là cùng một nhân vật: Nếu Salathiel và Zorobabel lúc bấy giờ đã làm rạng danh trong dòng họ Solomon, thì không mấy gì lạ lùng nếu dòng họ của Nathan lấy hai tên ấy để đặt cho hậu duệ của mình. Ở đây, người đọc cần lưu ý rằng, chúng ta chỉ đề nghị một lối giải thích khả dĩ cho vấn đề; khi có sự khả dĩ, thì đối phương của chúng ta không có lý gì để cáo buộc rằng gia phả của Matthew và của Luke mâu thuẫn nhau. Lại thấy bác Trần Chung Ngọc chép:
Có lẽ là ở điểm này bác Ngọc nói đúng: Matthew và Luke đều ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse. Bởi trang Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng có nói: theo truyền thống, các giáo phụ không có ai cho rằng gia phả theo Luke là thuộc dòng dõi của Đức Mẹ Maria ("It may be safely said that patristic tradition does not regard St. Luke's list as representing the genealogy of the Blessed Virgin."). Vậy câu hỏi kế tiếp: Tại sao lại ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse trong khi Giuse không phải là cha ruột của Chúa Giêsu? Trong bộ Tổng Luận Thần Học, Phần 3, Nghi vấn 29, Mục 1, liên quan đến đề tài tại sao Chúa Giêsu lại chọn cho mình một người mẹ đồng trinh đã đính hôn, thấy Thánh Thomas Aquinas chép:
Tuesday, November 17. 2009Đôi dòng gởi nhắn với khách đồng đạo và khác đạoCDK
Dzời ạ! Mấy bác kỳ vọng chi nơi tôi, trong khi trong đức tin, chính tôi là kẻ đói nghèo còn cần phải đi ăn xin nơi mấy bác mới đúng. Ngay cả ở những gì tôi viết, các bác cũng cần phải kiểm chứng với giới thẩm quyền của giáo hội, bởi chỉ các vị ấy mới có quyền thừa tác từ Chúa Giêsu để truyền bá đức tin. Tôi viết với mục đích chia sẻ những quá trình "tầm đạo" của bản thân, hơn là "giảng đạo". Nếu có chỗ nào không đúng thì xin các bác không ngại chỉ điểm dùm cho. Bởi tôi thấy lời của GS Randy Pausch trong Bài Giảng Cuối Cùng rất chí lý: "Khi anh [nói/làm] sai mà không ai màng nói gì cả, thì có thể là họ đã bỏ anh." Defined tags for this entry: thiên chúa giáo, độc cô cầu đạo
Monday, November 16. 2009Ngũ diệu đếCDK
Defined tags for this entry: thiên chúa giáo, độc cô cầu đạo
Thursday, November 12. 2009Không gì đẹp hơnCDK
Đọc mấy lời giới thiệu này thôi đã đủ thu hút tôi tìm xem "mùa 2" của chương trình Nothing More Beautiful (Không gì đẹp hơn) bởi Tổng Giáo Phận Edmonton, được phát hình trên đài Salt+Light TV. Cập nhật 25-11-2009 15:02: xem (và nghe) lời chứng của cô Lydia Cristini ở đây. "Cầu nguyện không phải để thay đổi ý của Chúa, nhưng để thay đổi tấm lòng tôi." Câu này thật tuyệt vời. Vậy, tôi đọc kinh không phải để Chúa nghe, nhưng để chính tôi nghe, để những lời kinh ấy cảm hóa, và tác động đến tâm tư, lời nói, và việc làm của tôi. Tôi cần phải trở lại với thói quen đọc kinh mỗi sáng như khi còn ở Nhật Bản. Lúc đó do ở chung với mấy cha con của bác Nguyễn Thời Thí (một gia đình cực kỳ ngoan đạo), nên mỗi sáng bị đánh thức sớm 6h30, bị lôi đầu lên nhà nguyện của Cha George Cloutier để đọc kinh, rồi 7h30 bị kéo cổ tới nhà dòng của Sơ Muraoka để giúp lễ cho Cha George. Giờ đây, nhìn lại, tôi cảm thấy phúc đức vì đã được hưởng những cái "bị" ấy làm nền tảng cho đức tin. Năm ngoái, xem bài giảng của Đức TGM Richard Smith của Edmonton, tôi lưu ý tới điểm này (thời điểm ~ 25:00-30:00): có một quan niệm, rằng trong mổi người chúng ta hiện hữu hai quyền lực ngang hàng và đối lập với nhau--một chánh, một tà. Trong truyền thông đại chúng, ta nhận thấy quan niệm này được biểu hiện qua hình ảnh một thiên thần ngồi bên vai phải, và một quỷ thần ngồi bên vai trái của ta. Đây là một quan niệm sai lầm. Trích lời TGM Smith: Vâng, có một quyền lực tà ác đang hoành hành trong thế thới, và nguồn gốc của nó là một sự huyền bí, nhưng chúng ta có thể vượt qua nó, và đừng để nó làm động cơ khiến ta tuyệt vọng. Nguồn gốc của nó là một sự huyền bí? Lời Đức Cha Tổng khiêm nhường thật. Người công giáo ta thừa biết nguồn gốc nó phát xuất từ Sa Tăng, và Sa Tăng dù sao cũng chỉ là một "tạo vật". "Tạo vật" không thể nào thắng nổi Đấng đã tạo nên nó. Bởi thế ĐTC Benedictô XVI mới thốt ra câu: "không gì đẹp hơn được tìm biết Chúa Kitô". Tôi đang đọc tác phẩm "Niềm Vui Khi Được Biết Chúa Cứu Thế" (The Joy of Knowing Christ) của Ngài, như để tìm lại đức tin của chính mình. Xem đài truyền hình Salt+Light, trực tuyến: Lịch trình:
Wednesday, November 11. 2009Canh tân đặc sủng: ĐẶT TAY và sự TÉ NGÃCDK Chúng ta đừng gán ghép cho Chúa Thánh Thần mọi thứ kẻo bị xúc phạm. Chúng ta đừng cuồng tín. Đừng bị ảo giác chi phối. Niềm tin của chúng ta cần đặt trên nền tảng vững chắc nơi Thánh Kinh và Thánh Truyền. Hãy sống đạo trưởng thành, đừng ủy mị và mê tín hay cả tin. Còn một vấn đề Cha không nhắc tới: quá sốt sắng, thậm chí đến mức độ nghiện ngập. Defined tags for this entry: thiên chúa giáo
Monday, November 9. 2009Lm. Nguyễn Mạnh HiếuCDK FOR THE ARCHDIOCESE OF TORONTO Bản tin tiếng Việt của Thời Báo Toronto: Linh mục Nguyễn Mạnh Hiếu được đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm giám mục phụ tá tổng giáo phận Toronto. Cha Hiếu là người Việt Nam đầu tiên tại Toronto, không may, được ĐTC bổ nhiệm chức Giám Mục. Phải chi Cha Hiếu viết blog thì hay quá. Nhân tin này, tôi biết thêm một blog mới, của Đức Cha Terry Prendergast, nguyên giám mục TGP Toronto, và hiện là tổng giám mục của Ottawa. Sunday, November 8. 2009Sinh hoạt cuối tuần 8/11/2009CDK Hôm nay mẫu thân tôi làm mâm cơm chay cúng giỗ Bà Ngoại tôi. Sáng nay định thức dậy sớm để đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn Bà Ngoại, nhưng dạo tâm hồn tôi mệt mỏi, nên ngủ tới 10h00 sáng mới thức giấc. Sáng nay mẹ tôi đi cúng chùa. Trưa nhị đệ tôi nó lên chơi. Chiều mẫu thân đi chùa về, mua đồ chay từ chùa về, làm mâm cơm cúng ở nhà. Tôi gọi điện mời phụ thân tôi xuống cùng vui--hơi băn khoăn tại sao dạo này tôi cần thiết phải mời thì ông mới xuống. Xong thì tôi xách xe chạy một vòng, mua kết bia cho mấy anh em nhâm nhi, và mua ít trái cây về cúng Bà Ngoại. Khi tôi về tới nhà, thấy nhị đệ tôi nó đang ở trước cửa nhà, thay mặt tôi "tiếp đón" hai anh truyền đạo Nhân Chứng Giê-hô-va, tôi vội ra "đỡ lời" nhị đệ tôi. Hai người, một Việt một Tây, xưng tên là "Hòa" và "Bình". Anh Hòa, mẹ lại là một người công giáo, nhưng chẳng hiểu sao anh ta lại theo NCGHV. Tôi trao đổi với hai anh về câu "Gioan 1:1" trong Thánh Kinh Kitô giáo . Tôi hỏi hai anh có sự giải thích thế nào về lối chuyển dịch theo bản dịch NWT. Tôi cố thuyết phục họ về thuyết Chúa Ba Ngôi; họ cố thuyết phục tôi về quan niệm "thần linh" trong tín ngưỡng của họ. Tôi yêu cầu họ nêu lên ví dụ nào khác trong Kinh Thánh mà các thánh nhân hoặc thiên thần được gọi là "god", tương tự như lối dịch của NWT trong "Gioan 1:1" về Chúa Giêsu. Họ hứa sẽ tìm, và sẽ email cho tôi. Về "Gioan 1:1", sau này tôi sẽ có bài "siêu tầm" riêng. Hiện thời, chỉ ghi thêm ý này: tôi hỏi họ về Gioan 1:1 là vì tôi cho rằng quan niệm về Chúa Giêsu là điều tất yếu trong Kitô giáo. Nếu hiểu sai Chúa Giêsu là ai, thì rất có thể ta sẽ hiểu sai những lời dạy của Ngài. Hiện nay hầu hết các giáo phái Kitô giáo đều tin rằng "Giêsu là Đức Chúa Trời", ngoại trừ tín đồ NCGHV tin rằng Giêsu chỉ là một vị thần linh. Phụ thân tôi xuống tới, mọi người ngồi vào bàn, với mấy món đơn sơ, vừa ăn vừa nghe mẫu thân tôi kể chuyện đời xưa về Bà Ngoại. Quan niệm của tôi về việc cúng giỗ ông bà: mục đích chính là để tưởng nhớ; cúng kiếng là để no bụng cho người sống, chứ người chết thì ăn được gì. Tưởng nhớ là để noi gương những cái hay, thậm chí những cái ta cho là "dở" cũng có thể dạy cho ta được bài học. Bởi mục đích chính là tưởng nhớ, cho nên tôi không đồng ý với lý luận cho rằng chỉ có nơi nào làm nhà thờ chính thức (nhà Dì Hai tôi bên VN, bởi là con gái lớn trong gđ) thì mới làm lễ giỗ, còn ngoài ra thì thôi. Tôi cám ơn mẹ tôi đã cho tôi cơ hội để có thêm chút ấn tượng về bên ngoại. Đã lâu, tôi không có chút ấn tường gì về Bà Ngoại. Mẫu thân kể, Bà mất năm '77, thọ 46t. Do bệnh đau bao tử nên bà nhập viện để uống thuốc và điều trị, đêm khuya đi tiểu tiện, trượt chân mà té, nằm hôn mê trong nhà cầu. Tới sáng, dì Út tôi (lúc đó khoảng 7-8 tuổi gì đó) đi tiểu, thấy bà nằm đó, bèn vội kêu cấp cứu. Mẹ tôi--lúc đó do phải buôn bán xoay sở cho gia đình nên ở nhà, không trực trong b/v--hay tin thì chạy ngay vào nhà thương trông nom. Mẹ tôi đổ lỗi cho mấy người "bác sĩ quốc doanh" (lúc đó mới vừa "tiếp thu" các bác sĩ "ngụy" đã bỏ chạy hết), thiếu hiểu biết, gây trì trệ, không điều trị gì mà chỉ thử máu cho đến chết, cứu chữa không kịp thời nên Ngoại tôi mới tử vong. Khi Ngoại tôi mất, Mẹ phải mướn xe, giữa đêm đen, chở xác bà về nhà. Mẹ kể, trên đoạn đường về, Mẹ nhìn thấy bóng một người đàn bà đội nón lá, băng qua đường, rồi khuất bóng sau chiếc xe vừa chạy ngang. Bác tài xế hỏi: "Vừa rồi chị có thấy gì không? Đó là ma đó!" Mẹ cho rằng đó là Ngoại tôi, vừa đã xuất hồn. Defined tags for this entry: gia đình, nhân chứng giê-hô-va, tổ tiên, thiên chúa ba ngôi, thiên chúa giáo
Wednesday, November 4. 2009Tìm hiểu sơ về phong trào Canh Tân Đặc SủngCDK Trên YouTube có đoạn video giới thiệu này: Catholic Charismatic History Nói chung, đây là một phong trào lành mạnh, nhằm cho tâm linh và ý chí của con người được hướng về Chúa. Tuy nhiên, người tu hành có câu nói: "đạo cao 1 thước, ma cao 1 trượng". Tại Toronto, vào năm 1994, đã xãy ra hiện tượng quái đản mà sau này được phổ biến với cái tên Toronto Blessing (Phép lành Toronto), do nhóm nhà thờ (Tin Lành?) tên Toronto Airport Christian Fellowship (TACF) khởi xướng: Trong bài giới thiệu phong trào Canh Tân Đặc Sủng trên blog Xuân Bích của Đại Chủng Viện Huế, thấy có đề cập tới hiện tượng Toronto Blessing và gọi đó là "làn sóng thứ ba" của phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Cần nhấn mạnh, những người khởi xướng "Toronto Blessing" không phải là tín đồ công giáo, nhưng xem chừng, hiện tượng này đã tạo dư luận lớn lúc bấy giờ, đến nỗi cộng đồng Công Giáo cũng phải lên tiếng. Bác Colin Donovan, phó giám đốc của đài truyền hình EWTN, có bài viết rất hay, đã góp phần cho sự nhận định của tôi về vụ này. Tôi đặc biệt để ý đến câu này: "Thánh Gioan tông đồ đã khuyến khích chúng ta nên thử thách những 'thần linh' này (1 John 4)". Thoáng nghe, tưởng chừng như câu này gây mâu thuẫn với câu: "Anh em đừng thử thách ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thử thách ở Massah" (Đệ Nhị Luật 6:16). Nhưng, với Thiên Chúa không thể có sự mâu thuẫn. Do vậy, tôi buộc phải hiểu rằng: 1 John 4 khuyên đừng vội tin một cách mù quáng mà dễ bị Satan đánh lừa; và ĐNL 6 khuyên rằng khi đã đủ chứng cớ để tin, thì đừng cố chấp, cứng lòng. Nếu ngày nào đó tôi đi dự các buổi "cầu nguyện thánh linh" do cộng đồng công giáo tổ chức, tôi sẽ đi với mục đích gì khác chứ không phải đi để tìm "dấu lạ". Mục đích gì thì chưa biết. Tôi hay chú ý tới những tác động của Chúa Thánh Thần trong tôi. Chưa thấy có sự thúc giục mạnh mẽ nào lôi cuốn tôi tới phong trào này--có thể câu hỏi đặt vấn đề của bác David là một sự khởi đầu. Hiện thời, tôi có linh cảm với sự tác động này mạnh hơn: hãy đi gặp cha xứ mà xưng tội cho mau! Saturday, October 31. 2009Halloween 2009CDK Tam muội nó gọi đến hỏi thăm, bảo rằng nó đang chuẩn bị đi halloween party. Hmmm...từ đó tới giờ tôi chưa từng đi dự tiệc halloween. Mấy hôm trước cu J gửi email "mời" Bác Hai lên Guelph đi "trick or treat" với hai anh em nó, mà tôi chưa hồi âm. Hôm nay thấy trời lạnh quá cho nên tôi "khước từ". Năm ngoái trời ấm, nên phát sạch thùng bánh kẹo ở nhà, tôi khóa cửa, ra ngoài dạo xóm để chiêm ngưỡng quang cảnh "trick-or-treating". Tôi từ đó tới giờ chưa từng đi trick-or-treating. Thấy khá vui nhộn. Đi ngang một nhà, thấy có đề bản: "No treat or treating. We don't believe in Halloween." Hmm...chắc nhà này theo đạo gì đây. Tôi coi halloween như là một cơ hội để phát lộc vui cho chính bản thân tôi. Khi lũ "ma quỷ" tới trước cửa nhà tôi với câu chào "Trick or treat!", tôi thèm lắm muốn trả lời với câu "God bless you, you little devils!", nhưng kềm lòng với câu "happy halloween!" Một câu hỏi thoáng lên: anh không sợ bị ma quỷ "cám dỗ" lôi kéo anh theo tà ma sao? Đối với một người công giáo, nếu tin rằng ma quỷ có đủ sức mạnh để lôi kéo ta theo tà đạo, thì chẳng khác nào ta tin rằng Chúa Thánh Thần đang ngự trong ta không mạnh bằng tà ma: "anh em lại chẳng biết rằng thân xác của anh em là Đền Thờ của Thánh Thần đó hay sao?" (1Cor 6:19) Nhiều người công giáo muốn "tẩy chay" ngày ma quái này. Nhưng thật ra, người ta nên lợi dụng ngày ma quái này để "cảm hóa" những linh hồn ma quái thành những linh hồn hoàn thiện. Dĩ nhiên, tôi không phải là phát ngôn viên chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
« previous page
(Page 2 of 6, totaling 79 entries)
» next page
|
CalendarMost Active EntriesArchivesTwitter UpdatesCategoriesShow tagged entries đốt cầu
độc cô cầu đạo đi công tác ẩm thực anh ngữ bà nội bão bảo quản xe ôtô blog công nghệ công việc cảm cúm cổ nhạc cộng đồng canada chính trị charlie nguyễn--huyền thoại và tội ác chuyện lạ cung tự phục hổ quyền dị ứng dịch thuật dawkins gò công giáng sinh giáo lý gia đình giao thông guelph hài hước hồi tưởng hội hè halloween hoa kỳ K khoa học kinh doanh kinh nguyện kinh tế lưu ý lập trình lịch sử lời nói không mất tiền mua lectio divina linux lm. nguyễn mạnh hiếu loài người luật pháp máy tính mâu thuẫn mùa chay mai hoa dịch số mua sách trên mạng ngôn ngữ người việt khắp nơi nhà cửa nhân chứng giê-hô-va nhạc nhật bản những Điều tự thú của thánh Âu tinh những giấc mộng lập đi lập lại ontario phật giáo phoenix-az podcast quản trị mạng sức khỏe startrek summa theologica tâm lý tâm linh tình yêu tôn giáo tầng hầm tận thế tết tổ tiên tội tổ tông tử vi thánh ca thánh kinh thời tiết thiên chúa ba ngôi thiên chúa giáo thiên tai toronto trần chung ngọc trung quốc tuyết võ học văn nghệ việt nam vietnamese vnch waterloo xăng dầu xưng tội xe đạp y học youtube y tế Syndicate This BlogBookmarksTop Exitsen.wikipedia.org (595)
vi.wikipedia.org (161) www.cbc.ca (59) www.newadvent.org (54) www.youtube.com (40) bible.cc (37) www.ccel.org (33) www.citynews.ca (33) giaoly.org (29) www.thestar.com (27) Blog Administration |
Recent Comments