Đọc bài Làm Sao Hướng Dẫn Người Thân Mình Đến Với Chúa (Leading Your Loved Ones to Christ), tự dưng lại gợi nhớ đến bài hát One Bread One Body - cùng một miếng bánh, cùng một thân thể [trong Chúa Cứu Thế]. Cảm động đến rơi lệ, cảm giác mình thật bất lực và vô dụng, bởi bản thân không làm được gương tốt để linh hướng người thân.
(1Cor10:17) seeing that we, who are many, are one bread, one body: for we are all partake of the one bread.
Chúng ta dù nhiều, nhưng chỉ là một: một cái bánh, một thân thể; bởi chúng ta cùng dự phần trong một cái bánh.
cái bánh = Chúa Giêsu.
Tuần rồi tôi mua dùm nhị đệ tôi cái máy quay phim HD 1080p trên eBay, đến sáng Thứ Sáu thì người ta đưa tới, nên đã "dụ" được nó lên phụ tôi làm nhà mấy tiếng đồng hồ hôm Thứ Bảy.
Thứ Bảy, bé T con của tam đệ tôi bị sốt (do đang mọc răng) nên nó không làm, chỉ xuống nhà tôi chỉ cho tôi cách trét bột lắp khe hở và lỗ đinh cho mấy cái khung cửa và baseboards, xong thì nó về lo cho bé T.
Sáng Chúa Nhật, bọn của nhị đệ, tụi nó kéo nhau đi ăn sáng với phụ thân và mẫu thân tôi (tôi không có đi cùng) xong rồi về Guelph. Lúc tụi nó ra khỏi cửa thì tam đệ tôi xuống. Hai anh em bèn hì hục làm tới 8 giờ tối mới nghỉ: nó sơn cầu thang (tôi chưa chụp hình, chờ sơn xong lần 2 thì chụp luôn) trong khi tôi trám cho hết mấy lỗ đinh còn lại, xong thì hai anh em cùng sơn trắng mấy khung cửa và nẹp tường.
Tầng hầm nhà tôi đang dần dần trở thành khu vực đẹp nhất của cả nhà, nhờ công của hai thằng em tôi.
Tam đệ của tôi nó ít nói. Hay đúng ra là tôi có cảm giác nó ít nói khi đối diện với tôi. Mà chắc nó cũng nghĩ như vậy về tôi. Tối hôm qua trong lòng có tâm sự mà nó cứ mãi ởm ờ. Thấy cử chỉ bất thường nên tôi mới dọ ý, tưởng gì, chỉ là chuyện nhỏ. Thằng khỉ! Lúc xưa tôi và nó không mấy gì hợp nhau: tôi thì cho là nó bất nễ, còn nó chắc coi tôi không xứng đáng là một thằng anh. Hy vọng khoảng thời gian gần đây đã tạo cơ hội cho hai anh em gần nhau hơn.
Bác Stein hỏi bác Dawkins: "Nếu khi chết đi, bác đối diện với Thượng Đế, chừng đó bác sẽ nói gì?" Bác Dawkins nói, mượn lời của Bertrand Russell: "Thưa Ngài, tại sao Ngài trốn tránh tôi?" Tôi nghĩ chừng đó, nếu bác Dawkins may mắn được gặp mặt Thượng Đế, chắc Ngài sẽ nói như thế này: "Ta không trốn tránh con, mà chính con đã cố tránh né ta."
Trong bài phỏng vấn này, bác Dawkins trông có vẻ hết sức lịch sự. Nhưng thử đọc bài phản biện trên trang web của bác ta, lại thấy toàn những từ ngữ thô lỗ. So với Richard Dawkins, Ben Stein là một thằng ngốc--hay ít ra là kém hùng hồn hơn. Nhưng hình như khôn quá cũng có hại. Chúa Giêsu ngày xưa hay thích dùng cái thấp hèn để chiến thắng cái cao sang. Có ngẫu nhiên lắm không, khi bác Mark Mathis chọn một người trông bề ngoài có vẻ lù đù như Ben Stein, để diễn thuyết cho phim này?
Ngày nay, nhiều trí thức rất giỏi nằm ngay ở trong nước. Để họ “từ chức” nghĩa là mất “nội lực”, và vì thế khó mong “ngoại lực” quay về, dù có trải thảm đỏ.
...
Người ta bảo, tiếng quát của kẻ thất phu không đáng sợ, đáng sợ hơn là sự im lặng của những nhà hiền triết.
Câu cuối nghe tương tự như câu:
All that is necessary for evil to triumph is for good men to do nothing.
Mấy tuần nay tôi đã tìm đọc nhiều tài liệu về "Tội Tổ Tông". Càng đào sâu vào học thuyết này (the doctrine of original sin) tôi càng bủn rủn tay chân. Khủng khiếp thật cái lỗi thứ nhất của tổ tiên loài người: nó ảnh hưởng tới cả một nhân loại. Từ ngữ "genocide" (tội diệt chủng) của ngày nay chắc cũng không đủ xứng đáng để gọi nó. Bởi sự lạm dụng quyền tự do này, mà sự chết đã đến trong thế gian. Hôm nọ thấy có người nào đó viết câu thật hay: "Death is hereditary. Life is an STD". Có thể, Tổ tiên ta đã không thể ngờ rằng hậu quả lại trầm trọng đến thế, tương tự như ngày nay có nhiều điều ta làm mà không thể lường được hậu quả có thể xãy đến.
Tín điều về tội tổ tông là nền tảng của đạo Thiên Chúa, bởi không có Tội Tổ Tông thì không có Giáng Sinh. Không có Giáng Sinh thì không có Phục Sinh. Không có Phục Sinh thì không có sự sống đời sau. Và nếu tôi tin rằng sự tồn tại của con người chỉ vỏn vẹn mấy mươi năm rồi hết, thì đấy là một niềm tin vào một sự tuyệt vọng cùng cực, chua chát không thể tả.
ĐTC Benedictô XVI đã từng nói (December 11, 2008):
The existence of what the Church calls 'original sin' is, unfortunately, overwhelmingly obvious, if we only look around ourselves, and above all within ourselves.
To eat or not to eat the fruit of a certain tree may itself seem irrelevant. However, the tree "of the knowledge of good and evil" denotes the first principle of human life to which a fundamental problem is linked. The tempter knows this very well, for he says: "When you eat of it...you will be like God, knowing good and evil." The tree therefore signifies the insurmountable limit for man and for any creature, however perfect. The creature is always merely a creature, and not God. Certainly he cannot claim to be "like God," to "know good and evil" like God. God alone is the source of all being, God alone is absolute Truth and Goodness, according to which good and evil are measured and from which they receive their distinction.
Như vậy, tội tổ tông là tội "đại nghịch bất đạo", và hậu quả là sự chết. Đây là một sự trừng phạt. Nhưng "trừng phạt" ở đây chắc không phải là theo nghĩa của thế tục--tức là con làm sai thì bị cha đánh đòn--nhưng trừng phạt theo nghĩa: cha đã bảo con đừng đút tay vào ổ điện, nhưng con cứ cãi lời cha, thì chừnng đó con sẽ bị "trừng phạt" bằng một cú điện giật, đừng trách cha, bởi đó là sự tự chọn của chính con.
Tôi lại thắc mắc. Như ĐTC Benedictô XVI nói ở trên, cây Ý Thức Thiện Ác ấy biểu hiện cho một giới hạn không thể vượt qua, đối với loài người: tạo vật không thể nào trở thành "như Tạo Hóa" được. Nhưng, mục đích tối cao của loài người là gì, nếu không phải để trở nên hoàn hảo, trở nên thánh thiện--hay nói cách khác là "trở nên giống như Chúa"? Đấy không phải là thánh ý của Chúa Giêsu khi Ngài giáng trần hay sao? Hay là: Chúa thật sự muốn ta trở nên giống như Chúa, nhưng ta phải đi đường dài (chánh đạo), phải làm bằng nỗ lực của chính mình, thay vì đi đường tắt, nương tựa vào những liều thuốc "thần dược" hầu đạt được mục đính nhanh chóng nhưng không bền lâu?
Dường như vận mệnh của con người vốn là để trở nên "giống như Chúa", sẽ biết phân biệt thiện ác. Mỉa mai thay, cách duy nhất để ta biết phân biệt thiện ác là phải nếm thử sự ác.
Cây "thiện ác" ấy là cây gì mà tổ tiên ta lại bị "nhiễm độc" nặng để nỗi phải chết dần, chết mòn? Phải chăng "cây đó là cây gì" thật ra không quan trọng, nhưng khi Evà quyết định hái nó ăn thì đã phạm tội rồi? Và, làm sao tội ấy lại ảnh hưởng tới cả chủng tộc? Trái cây có chất kích thích tố gì? Hay là khi A-dong quyết định hái trái cây để ăn, thì tư tưởng đã bị nhiễm độc rồi. Rồi thì tư tưởng ấy thấm ngầm vào DNA của ông ta--tương tự như bài này: Social Interactions Can Alter Gene Expression In Brain--và từ đó di truyền cho con cháu đời đời kiếp kiếp về sau?
Câu hỏi tiếp theo... có những việc gì khác, mà tôi đã và đang làm, có thể ảnh hưởng tới hậu duệ của tôi trong tương lai? Chắc chắn có nhiều việc đời này làm mà ảnh hương sâu xa đến đời sau, mà chính bản thân người làm không bao giờ hay biết, chẳng hạn như hiện tượng Hâm Nóng Môi Sinh (global warming). Tôi điếng người, khi nghĩ đến nhất cử nhất động của tôi có thể ảnh hưởng đến an nguy của cả dòng họ. Nới rộng thêm một tí, con người không ai thật sự sống trong đơn độc hoàn toàn, mà còn liên lụy với gia đình, họ hàng, bạn hữu, ngay cả người dưng chỉ đơn giản chạm mặt "ngoài đường".
Người ta có thể cho là "tội tổ tông" là một sự bịa đặt, nhưng, như bác C.S. Lewis đã từng viết trong The Problem Of Pain (1940):
At every stage of religious development man may rebel, if not without violence to his own nature, yet without absurdity. He can close his spiritual eyes against the [Creator], if he is prepared to part company with half the great poets and prophets of his race, with his own childhood, with the richness and depth of uninhibited experience. He can regard the moral law as an illusion, and so cut himself off from the common ground of humanity. He can refuse to identify the [Creator] with the righteous, and remain a barbarian, worshiping sexuality, or the dead, or the life force, or the future. But the cost is heavy.
Tóm lại, tội tổ tông là tội "bất tuân". Vậy để hóa giải tội bất tuân thì đơn giản là: tuyệt đối vâng lời. Mà tại sao lại chỉ vâng lời theo Chúa Giêsu (hiện thân của Đức Chúa Trời) thì mới được cứu giải? Tôi sẽ tiếp tục "siêu tầm". Hiện giờ có thể nói: suy ngẫm về tội tổ tông đã khiến tôi khiếp đảm gần như tê liệt khi nghĩ đến việc phạm tội, mà bản thân tôi đã và đang vấp phải rất nhiều lần. Hy vọng đây có thể là một phương pháp có hiệu quả để chống lại mọi sự cám dỗ về sau.
Tối mấy hôm trước, sau khi dọn dẹp dưới tầng hầm xong , tôi ra sau nhà hóng mát nhìn sao, thấy có một ngôi sao rất tỏ, nổi bật trên nền trời Tây Nam, không biết là sao gì. Đến tối nay (~ 11-12 giờ đêm, trung tuần tháng chín) thì thấy vẫn còn hiện lên nơi vùng đó. Thử tìm trên mạng thì có người nói đấy là sao Thái Bạch (Thái Bạch Kim Tinh - Venus). Stellarium thì bảo đấy là Mộc Tinh (Jupiter). Nếu là sao Thái Bạch thì ...
Venus = Sao Kim, hay Thái Bạch Kim Tinh = Sao Mai = morning star (Isaiah 14:12) = Lucifer = Sa-tăng
Hmm...chắc là không phải. Thân tôi là tạo vật yếu hèn, không dám trực diện đối đầu với Thái Bạch Kim Tinh đâu.
Hồi nhỏ ở dưới quê, tôi hay thích ngắm sao (do Bà Nội tôi dạy). Từ đó đến nay đã mấy chục năm trôi qua. Chắc tôi sẽ phải đầu tư cho một cái ống kính thiên văn.
Thứ Bảy vừa rồi, nhị đệ nó "đột xuất" lên chỗ tôi để chạy dây loa 7.1 dùm cho tầng hầm nhà tôi đang sắp sửa hoàn tất. Tôi và tam đệ chạy mua 3 cánh cửa ($47/cái) và mua ván để chuẩn bị lót cầu thang. Tối đến, mấy anh em xúm lại bên nồi lẩu đồ biển để "tâm sự". Phụ thân tôi đi dự tiệc của hội cựu quân nhân xong, có ghé chơi tí xíu lúc khoảng 20h00. Dạo này thấy Ba tôi có vẻ phát tướng, có lẽ do bớt phải lo toan. Mừng cho ông.
Mẫu thân tôi Thứ Bảy đi làm, gọi về bảo 19h00 sẽ về tới nhà. Sau đó thì gọi lại, bảo ăn trước đừng đợi, sau 20h00 bà mới về tới nhà. Không biết là vụ gì.
Nhị đệ tôi nó chơi tới nửa đêm thì kéo nhau về, không ngủ lại qua đêm.
Mấy tuần nay làm nhà, tôi bị nhiễm bụi nặng (dị ứng), mỗi tối và sáng đều nhảy mũi đến nỗi nghe mùi máu. Mẫu thân tôi mấy tháng nay đi học thiền (bà đã dọn về ở với tôi gần hai tháng nay), mà lại là loại thiền trị bệnh...bằng "nhân điện". Bà bảo để bà trị chứng dị ứng của tôi cho. Tôi nói: "Thì Mẹ cứ việc thử".
Mấy tháng trước, ngoài ý muốn của tôi, tôi bị "liên lụy" vào mấy cái mailing list nho nhỏ của các cựu sĩ quan hải quân VNCH mà phụ thân tôi là thành viên. Từ nhỏ trở thành lớn. Từ đó tới nay, tự nhiên dính vô mấy "cha" viết toàn chuyện gì đâu: chống cộng có, chống người quốc gia có, chống tôn giáo có. Họ lại CC luôn địa chỉ email của các hội đoàn, các tòa soạn bên VN. Có nghĩa là: có thể các cơ quan chính quyền và, đáng ngại hơn là, các công ty quảng cáo bên VN đã nắm được địa chỉ email của tôi. Đau cái đầu!
Gần đây, thấy có ai đó gửi bài chống Công Giáo của "giáo sư tiến sĩ" Trần Chung Ngọc. Bác này tôi từng được "biết" qua.
Có lẽ đối với giới học giả bên VN, GS Ngọc chống tôn giáo ở tầm cỡ như Richard Dawkins bên Anh Quốc hoặc Sam Harris bên Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã cho qua, vì thấy ngôn từ của Trần Chung Ngọc rất lỗ mãn, có vẽ như GS Ngọc cố ý sỉ nhục hơn là bàn luận với người Công Giáo. Dawkins chống tôn giáo nhưng ít ra ông đã dùng lập luận của những nhà thần học như Thánh Thomas Aquinas để phản biện. Đằng này, GS Ngọc chỉ lý luận một chiều, chỉ dùng lý luận của những người chống Công Giáo để hỗ trở cho luận điểm của mình.
Khi đọc các tác phẩm chống Công Giáo, ấn tượng đầu tiên của tôi là: ừ, lập luận khá hùng hồn, khá thuyết phục. Nhưng rồi tôi đem những lập luận ấy để đối chứng với giáo lý của đạo tôi, và hầu như ở mọi trường hợp, đều đi đến kết luận (tôi không nói quá lời): chân lý Kitô giáo thật tuyệt vời! Thậm chí, tôi không khỏi có cảm giác, tuy những người chống công giáo cho rằng tín đồ Công Giáo đã bị giáo hội lường gạt bởi do họ thất học, thiếu dân trí (một cách "lịch sự" để chữi người Công Giáo là ngu đần), nhưng tôi thấy chỉ có ai thất học mới tin những gì những người như bác Trần Chung Ngọc viết mà không đi kiểm chứng với các nguồn tài liệu khác.
Cho mỗi một người như Dawkins, Hitchens, Harris, thì có ít nhất 3 người như McGrath, Somerville, Wilson, Crean, Ward, DaSouza, Craig, Atran, Keller, Reza. Đây chỉ là nêu lên những học giả của thời nay. Còn thời xưa có vô số kể. Đây là một số tôi đã đọc/biết qua: Ambrose, Anselm, Athanasius, Augustine, Aquinas, Ignatius, C.S. Lewis. Có thể nói là những cao nhân thời xưa này đã ảnh hưởng một phần nào về tư tưởng của tôi. Càng đọc những tác phẩm của các vị này, tôi không khỏi thoáng lên ý nghĩ: tới một thời điểm nào đó, câu nói "không biết không có hại" sẽ không còn giá trị lợi dụng nữa. "Không biết" ở đây sẽ không còn là không biết vì không có phương tiện để biết, mà là do cố tình không biết, thì đó thật là một điều thật tai hại. Và, hơn nữa, người ta sẽ không thể nói "tôi không có tội bởi tôi đã bị những người như bác Trần Chung Ngọc lường gạt", bởi con người có tự do ý chí của riêng mình, cho nên suy cho cùng, bản thân phải chịu trách nhiệm cho những gì chính mình làm.
Từ câu cuối của đoạn trên, gợi ý cho đề tài "siêu tầm" kế tiếp của tôi về đạo công giáo mà bác Trần Chung Ngọc cho là "huyền thoại của thời bán khai": Tội Tổ Tông (original sin).
Công việc tu bổ tầng hầm đang đi đến giai đoạn kết thúc. Hôm Thứ Bảy, tôi "phụ họa" cho tam đệ tôi trong việc xịt bột stucco cho trần nhà:
Như tam đệ tôi nhận xét: cái trò này, bố trí (bọc bao ny-lông--để không bị lem--trước khi xịt và tháo gỡ sau khi xịt) thì mất thời giờ, nhưng phần xịt thì chẳng bao lâu.
Sáng Chúa Nhật, như thường lệ tam đệ nó không xuống làm, tôi dọn dẹp tới trưa thì xong.
Thứ Hai nghỉ, đi CNE chơi.
Tối Thứ Ba, tôi đi làm về thì nó đã sơn gần xong; Tôi mất cơ hội tập sơn.
Màu xanh cứt ngựa (RONA eggshell 165-53 Chartreuse, {N:24, V:2C36, Y:8C}) cho phòng trong:
màu xanh dương (RONA eggshell 054-53 RiverBed {L:2C8, M:4C16, V:3C, X:1C4}) cho phòng ngoài và cầu thang:
Phòng ngoài sẽ còn phải sơn thêm một lớp nữa.
Sáng nay đã bắt đầu lót sàn. Vừa học thêm từ tam đệ chiêu lót sàn gỗ laminate. Ván này lót tương đối dễ. Lót được vài ba tấm thì tôi chạy ... vào công ty để làm việc.
Vài bước tiếp theo, sau khi lót sàn xong:
- gắn cửa (phòng ngủ, tủ áo, và phòng giặt)
- lót ván cho cầu thang
- câu đèn
Hội chợ năm nay có vẻ tưng bừng hơn tôi từng nhớ. Mấy năm trước dường như toàn là những trò chơi con nít. Mấy năm gần đây hình như ban tổ chức đã/đang "nới rộng thị trường" tới giới người lớn. Cũng có thể không phải là do họ, mà do cái nhìn của tôi đã có chút thay đổi.
Thế là xong một mùa hè. Mùa hè năm nay giá xăng không tăng vọt như năm ngoái, nên tạo cơ hội cho tôi trở lại chứng lười biếng, không đạp xe đạp đi làm. Đành chịu thôi. Que sera sera. Cứ để cho tự nhiên. Không miễn cưỡng.
Đôi lúc, tôi nổi lên cái cảm giác bớt hứng thú với cái công việc này. 'Đôi lúc' đó lại xãy ra vào tuần này. Cảm giác này hơi nguy hiểm, bởi khi không còn hứng thú với việc gì, người ta thường có khuynh hướng ngừng tay, rút lui. Tôi cần phải sáng suốt: không chán nản quá sớm, và không rút lui quá muộn. Khó! Linh hồn tôi đang đói, và khát! (linh = spirit; hồn = soul) Tôi cần Chúa Thánh Thần thêm sức. Tôi cần ăn thịt Chúa Giêsu.
Trời quang đãng, trong lành, mây là đà, không chút dấu hiệu của sự ô nhiễm môi sinh. Tuyệt đẹp!
Mỗi lần gặp cảnh trời đẹp như vậy, tôi thường nghĩ như vầy: Tạ ơn Chúa, và tạ ơn phụ thân đã cho con cơ hội được sống ở nơi đất nước tự do này. Lần đầu tiên tôi gặp cảnh trời này là lúc tôi đặt chân lên đất nước Nhật trên bước đường tị nạn.
Thật ra nói "lần đầu tiên" thì có lẽ hơi quá đáng, vì lúc nhỏ khi làm mục đồng chăn dê ở quê nhà, tôi cũng đã gặp cảnh trời tương tự. Nhưng cảnh đó có kèm theo gió mát hiu hiu trên cánh đồng bát ngát bao la. Còn cảnh đây là cảnh trời yên tịnh, không chút gió. Ấn tượng có khác. Cảnh gió hiu hiu làm tôi hướng về quê hương. Cảnh trời yên tịnh khiến tôi khao khát đến quê trời, nơi mà tôi không dám chắc rằng mình sẽ được đến.
Recent Comments