Theo dõi những diển biến trên, tôi liên tưởng đến câu ta thán của bác Curly (hay là Moe?) (Three Stooges): "What a revoltin' development!" Họ có quyền làm vậy sao? Tôi thương hại cho bác Harper, đang đương đầu với trận khủng hoảng kinh tế, thì lại phải đối đầu với những lộn xộn nội bộ của quốc hội. Nhân đây tôi (và tin chắc khá nhiều người dân khác) được dịp tìm hiểu thêm về luật lệ và hiến pháp của Canada trong những trường hợp hiếm hoi này. Một khi đảng cầm quyền không còn được sự tín nhiệm của quốc hội, thì chỉ có hai cách giải quyết: một là vị Toàn Quyền sẽ bổ nhiệm một chính quyền liên hợp (coalition government) từ những đảng đối lập; hai là tái bầu cử toàn quốc.
May cho bác Harper là hôm qua cơn ác mộng của bác đã được tạm yên, khi tân lãnh tụ của Đảng Tự do, bác Michael Ignatieff, đã tuyên bố ủng hộ (với điều kiện) ngân sách của bác, mới được công bố hồi hôm kia. Như vậy là Liên Minh Tự Do-Tân Dân Chủ đã tan rã.
"Người có mắt ắt thấy cảnh đau thương của đời sống.
Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn?
Tại sao ít khi Ngài nâng tay lên để ban phước lành?
Tại sao tạo vật mà do chính Ngài tạo ra
Lại phải bị đọa đầy trong cảnh khổ?
Tại sao Ngài không ban hạnh phúc cho tất cả?
Tại sao đời sống lại dẩy đầy
Giả dối, lừa đảo, mê muội?
Tại sao gian tham lại thắng
Còn chân thật và công lý lại thất bại nặng nề?
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng. [5]"
Trong Túc Sanh Truyện Maha Bodhi Jakata, Đại Bồ Đề, Bồ Tát phê bình giáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau:
"Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài. [6]"
Ngạc nhiên khi thấy người ta dùng sự ác để chứng minh phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa toàn năng, tôi liền nghĩ: nếu Đức Phật Thích Ca hạ sanh sau khi Chúa Giêsu giáng trần thì chắc Ngài sẽ có hướng suy nghĩ khác. Nhưng rồi, tôi bắt gặp bài phòng vấn này với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hậu duệ của Phật Thích Ca:
The Buddha was silent on the question of God. What about you?
Why did the Buddha not say anything about God? Because he talked about the law of causality. Once you accept the law of cause and effect, the implication is that there is no 'creator'. If the Buddha accepted the concept of a creator, he would not have been silent; everything would have been God!
Who caused the law of causality?
About that, the Buddha would say 'the mind', never God or dharmakaya or even the Buddha himself.
How did the mind come about?
The source of mind is nature. The word that been used for existence is 'interdependent arising'. Talking of God, who created God? There is no point arguing. Dharmakeerti and Shantideva debate the existence of God and reach the conclusion that if we believe in a benevolent creator, how do we explain suffering? I remember a funny incident. In Tibetan drama, criticism is allowed and even the Buddha is not spared. There was this man acting on-stage and he was saying that he did not believe in God. If God made us, he said, instead of putting both the eyes in the front, one should be at the back! We would have been more efficient that way. Jokes apart, the idea is not to disrespect any religion but to analyze the nature of reality.
Không hiểu! Tại sao nếu chúng ta công nhận Luật Nhân Quả thì sẽ dẫn đến hệ luận rằng: không thể tồn tại một Đấng Tạo Hóa? Như vậy Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không thể dung hòa được sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự tồn tại của khổ nạn và sự ác, mặc dù Ngài đã biết qua ít nhiều (do là kẻ hậu thế) về ý nghĩa sự khổ nạn và cứu chuộc của Chúa Giêsu, mà--theo hiểu biết mơ hồ của chính tôi--tôi thấy dường như là một câu trả lời trực tiếp đối với nghi vấn của Đức Phật Thích Ca đặt ra khoảng 500 năm trước đó. Tôi cần tìm hiểu thêm.
Trước nhà tôi có trồng một cây mai bốn cánh (tên tiếng anh gọi là Northern Gold Forsythia). Giống cây này thường thì tới độ tháng năm, tháng sáu mới đơm bông, chứ còn bây giờ thì thân nó trơ trụi như bao nhiêu cây khác ở xứ tuyết lạnh này.
Năm ngoái bà bạn của mẫu thân tôi bày cho cái mẹo...ép hoa cho nở vào dịp Tết Nguyên Đán: cắt cành đem vào nhà và chưng trong bình nước sôi (nước nóng), mổi tối thay nước sôi mới. Tôi không tin.
Năm nay làm thử. Tối Thứ Sáu tuần trước cắt mấy nhành trụi đem vào, nấu một nồi nước sôi đổ vào chậu và đặt nhành cây vào, và chờ...
Tối nay,
Ba cha con,
Một chai rượu đỏ, 4L,
Vài món mồi nhậu đơn sơ,
Hơn 5 tiếng đồng hồ sau:
Mẫu thân tôi do đi hát văn nghệ về mệt, đã đi nghỉ trước.
Sau khi gọi điện chúc tết với bà cô bên VN, và rồi, bà cô dạy lớp 5 của tôi dưới Gò Công, phụ thân tôi đã ra về--mặc cho hai thằng con đã van nài ông ngủ lại qua đêm--tôi đưa nhị đệ tôi loạng choạng bò lên lầu nghỉ (có ghi hình cảnh tượng say mèm này, nhưng không tiện đăng lên)--say xỉn ngoài mức tưởng tượng, tôi quay lại bàn nhậu, một mình nhâm nhi cho cạn đĩa mồi và ly rượu dở lở, xong lên lầu ghi lại mấy dòng, rồi cũng đi ngủ nốt.
Theo tin trên Yahoo! News, bài hát có tên "F.U.C.K Me"--ý quên, If You Seek Amy--trong anh-bum mới của Britney Spears hình như vi phạm luật bất khiếm nhã (indecency law):
Chắc cô này lại định dụng chiêu tiếp thị "sex sells" thể khôi phục ngôi "công chúa nhạc pốp".
Có lẽ bình thường thì tôi giống như mọi người dân Toronto khác, cũng thuộc loại "chết nhát" khi nói về cái lạnh mùa đông. Lạnh có tí xíu là mặc ba bốn lớp, đội nón, quấn khăn bít mặt mũi.
Hôm qua mặc đồ văn phòng chạy ra bãi đâu xe, gồng mình (từ ngữ chuyên môn người ta gọi là "vận công") phơi thân 3 phút trong trời lạnh -18°C để lấy thẻ an ninh--thường thì tôi bỏ thẻ ngoài xe bởi chỉ cần thiết khi vào bãi đậu, nhưng sáng hôm nay đám người an ninh của bin-đinh họ mới gắng hệ thống thẻ quét điện tử dùng để vào cửa văn phòng. Gặp anh bạn đồng nghiệp đang đề máy xe, làm nóng, chuẩn bị ra về. Thấy tôi vận áo sơ mi dài tay đi ngoài trời, anh hỏi "Bộ anh không thấy lạnh sao?". Tôi trả lời, miệng run lập cập: "trời mùa thu vầy mà lạnh cái nỗi gì!"
Lạnh thì có lạnh thật. Nhưng dường như, phơi người trong cái lạnh--dĩ nhiên là trong khoảng thì thời cực ngắn, 2-3 phút gì đó--có tác dụng trị liệu nào đó, làm thể xác lẫn tinh thần phấn chấn lên, gây cảm giác máu nóng chạy rần rần trong người, cảm giác mình đang sống.
Cũng rất có thể đây chỉ là tác động tâm lý, và thật sự đầu óc tôi có vấn đề.
Không thể tránh viết vài câu về hiện tượng "sốt Obama" (Obamania) liên quan đến lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ hôm qua. Từ sáng tới tối, hễ mở đài phát thanh lên là nghe thiên hạ bàn tán về Obama. Tôi chỉ xem cuộc tuyên thệ và diễn văn của ông trên YouTube, tránh CNN, MSNBC, và theo dõi các bình luận. Không có cảm tưởng lẫn nhận xét gì. Để chờ cơn sốt hạ dần đã...xem ông ta sẽ làm được những gì. Trong bản tin đăng lời chúc phúc của ĐTC Biển Đức XVI, tôi lưu ý đến đoạn này: cần có sự chú tâm đến những kẻ đói nghèo, những người bị xã hội ruồng bỏ, và ... "những ai không có được tiếng nói cho chính mình" (Benedict said attention must be paid to the poor, the outcast, the hungry and "those who have no voice.").
Đã ẩn tích gần chục năm nay, hôm qua định hạ sơn, đi Hội Chợ Tết của Hội Người Việt ở CNE, nhưng rồi bị Như Quỳnh trong Hội Xuân Tha Hương cám dỗ, và ngược với lương tri ("against my better judgement" dịch ra làm sao ta), tôi đã đi xem hội chợ ở International Centre gần phi trường.
Cảm tưởng chung chung: chán, chán như con dzán. Địa điểm chật hẹp, tưởng tượng như tôi đang đứng trong một nhà kho (warehouse). Mấy gian hàng le ngoe, nhợt nhạt, chỗ duy nhất gây ấn tượng là quầy bán đồ chay của chùa nào đó ở Brampton--đã quên tên mất--có món bún bò huế (chay) bá chấy bò chét. Giàn âm thanh trong sân khấu quá tệ. Hồi trước đi nghe văn nghệ của mẫu thân tôi hát, tưởng âm thanh bên đó quá tồi, giờ có dịp so sánh, thấy cũng không đến nỗi tệ.
Một vài ý kiến đóng góp xây dựng:
Nếu họ treo thêm 2 cái màn hình LCD (không tắt tiếng) nơi hội trường ngoài (1 gần cửa ra vào, và 1 ngay trước cửa vào hội trường văn nghệ) thì có lý hơn.
Sân khấu văn nghệ cần rộng hơn, trang trí tươi tắn hơn cho hợp với không khí Tết. Tôi có cảm giác cái sân khấu hôm qua không xứng đáng với mấy anh chị em nghệ sĩ tên tuổi như Như Quỳnh, Bằng Kiều, Minh Tuyết,vv...
Tóm lại, có phần trình diển tự ứng này tôi thấy là ấn tượng nhất trong ngày:
Diễn ra trong lúc xổ số cho mấy em thiếu nhi, cậu bé này đã cao hứng, tự động leo lên bục thềm sân khấu, cầm bong bóng (chưa thổi) trong tay, múa máy vô tư.
Nhìn lại hai cái hội chợ tết khác nhau, tổ chức cùng ngày, không tránh được ý nghĩ: dường như cộng đồng người Việt ở đây vẫn chưa có đoàn kết cho lắm. Nhưng cũng có thể hiểu được quan điểm của người trong cuộc: tất cả chỉ là sự cạnh tranh công bằng trong kinh doanh.
Theo tin (nghe trên đài CBC Radio One tối hôm qua trên đường về), Hiệp hội Tự Do Tư Tưởng ở Toronto dự định nhập khẩu chiến dịch khuyến mãi thuyết vô thần, từ Anh quốc vào Canada, với khẩu hiệu quảng cáo: "Rất có thể Thượng Đế không tồn tại. Đừng lo lắng nữa và hãy hưởng thụ cuộc đời của bạn (There is probably no God. Now stop worrying and enjoy your life)".
Ý tưởng thoáng lên, khi nghe qua khẩu hiệu trên: buông thả bất kể (reckless abandonment).
Hay thay, dường như đôi khi câu giải đáp cho vấn đề nó lai vãng quanh đây mà mình không hề lưu ý. Hai ngày nay tôi đang vò đầu tìm giải pháp cho vấn đề tương tác (interoperability) giữa công nghệ WPF và VB6. Nghiên cứu dưới hai ngày cho thấy dường như câu trả lời cho vấn đề "làm sao ứng dụng một thành phần điều khiển (user control) của WPF trên một mẫu đơn (form) của VB6?" là: vô phương.
Sáng nay lướt qua những blog chuyên ngành, tình cờ được nhắc lại câu này:
Mọi nan đề trong phần mềm đều có thể được giải quyết bằng cách thêm vào nó một tầng lớp gián tiếp.
(Any software problem can be solved by adding another layer of indirection. Except, of course, the problem of too much indirection.)
- Steve Bellovin của AT&T Labs
Vậy, thay vì đi đường VB6->WPF, tôi có thể dùng VB6->WinForms->WPF. Nhịp cầu VB6->WinForms thì tôi đã bắt hồi năm 2006. Và còn WPF->WinForms thì rất đơn giản.
Lưu ý: gián tiếp hóa (indirection) không đồng nghĩa với trừu tượng hóa (abstraction).
Dạo này gặp phải cụm từ này hơi nhiều. Lúc trước, trên Diễn đàn BBC. Gần nhất là trên blog KHMT quanh đề tài Hoàng Sa-Trường Sa. Gần như hễ ai lên tiếng phê bình chính quyền Hà Nội thì ngay lập tức bị chụp mũ là "phản động", "phản quốc".
Chúa Nhật vừa rồi tôi đi gửi tiền lì-xì Tết về cho mấy đứa em bà con bên VN, định gửi kèm lời nhắn thì chị chủ tiệm bảo, "thôi hãy gọi điện về nhắn đi. Mấy ngày nay bên đó lu bu lắm, thế nào họ cũng sẽ quên kèm lời nhắn của em mà thôi". Tôi tự hỏi, không biết mùa Tết Nguyên Đán năm nay bọn phản động, phản quốc như tôi sẽ đổ bao nhiêu triệu/tỉ đô la vào nền kinh tế VN nhỉ. Nghe đâu, có dự báo: "lượng kiều hối năm 2008 có thể tăng khoảng 2.5 tỉ USD, đạt 8 tỉ USD."
Mấy hôm trước xem lại cuốn phim Tinh Võ Môn do Lý Liên Kiệt đóng (Fist of Legend, 1994). Đoạn cuối phim, Trần Chân nói: "Nếu tôi không còn có một quê hương nữa, ít ra tôi vẫn còn được sống bên người đàn bà tôi yêu." Tôi không còn có một quê hương nữa. Nghe sao thấy buồn buồn.
Sáng nay ngủ dậy thì nghe tin này tràn lan khắp đài phát thanh và truyền hình: hàn thủy biểu hôm nay tụt xuống tới -22°C. Cộng thêm độ gió, sẽ có cảm giác như -30°C. Nhiệt độ trong nhà tôi là +22°C. Hơi lo là trời lạnh thế này đề máy xe sẽ khó nổ máy. Nhưng may là không vấn đề gì.
Thời tiết giá lạnh thế này, chính quyền địa phương và các cơ quan từ thiện đặc biệt chú tâm đến những người vô gia cư. Vâng, ở một xứ sở văn minh như thế này cũng có tồn tại nạn vô gia cư và ăn xin. Lạ một điều, bởi lý do nào đó, một số người này từ chối sự giúp đỡ. Mới tháng vừa rồi có một bi kịch. Nghe đâu bên Vancouver có một người đàn bà, 47t, vô gia cư--mỉa mai thay--đã bị lửa thiêu chết khi túp lều tạm thời của bà phát hỏa. Trước đó bà ta đã ba lần từ chối sự giúp đỡ của cảnh sát và nhân viên từ thiện.
Tin từ ctv.ca, thuốc chích ngừa cảm cúm năm nay không thể bảo vệ người ta đối với dạng dịch cúm có tên B/Victoria mà chỉ chống được dạng B/Florida cùng hai dạng A là H3N2 và H1N1. Hèn gì năm nay dù tôi có chích ngừa mà vẫn trúng cảm.
Hành động đầu tư tiền, của, dịch vụ, thời gian và/hoặc công sức để hổ trợ một lợi ích cho xã hội, với mục đích cụ thể, mà không vì lợi ích tài chánh hoặc vật chấc riêng cho người đầu tư.
(the act of donating money, goods, services, time and/or effort to support a socially beneficial cause, with a defined objective and with no financial or material reward to the donor.)
Tôi đã dịch sửa từ "tặng biếu" (to donate) thành "đầu tư" (to invest) cho có hương vị kinh doanh ti tí, và hợp ý với bác Lu cát khi viết:
cần xem xét dưới mức độ ... đầu tư ...và tầm nhìn cực xa của Bill
Từ Điển WordNet của Đại Học Princeton định nghĩa từ philanthropy đơn giản là:
Sự tự nguyện đẩy mạnh công cuộc cải thiện đời sống cho nhân loại.
(voluntary promotion of human welfare.)
Vậy philanthropy, charity (lòng thương người), và humanitarianism (nhân đạo) khác nhau chỗ nào? Mạng Tự điển từ nguyên www.etymonline.comghi:
gốc từ tiếng Hy Lạp, philanthropia, nghĩa là "lòng nhân đạo, lòng từ thiện"; từ philanthropos (tính từ), nghĩa là "thương người"...
(1608, from L.L. philanthropia, from Gk. philanthropia "humanity, benevolence," from philanthropos (adj.) "loving mankind," from phil- "loving" + anthropos "mankind" (see anthropo-). Originally in L.L. form; modern spelling attested from 1623. Philanthropist is first recorded 1730.)
Gần như chúng đồng nghĩa với nhau. Dường như, khi một người giàu có làm từ thiện thì nó là philanthropy; khi một cơ quan hay cá nhân nào làm từ thiện thì nó là "act of charity"; và khi cơ quan nào đó làm từ thiện và muốn tránh liên hệ tới tôn giáo thì họ gọi nó là "humanitarian work".
Ghi chú: Trong giáo lý Kitô giáo, charity là đức mến trong ba đức tin-cậy-mến: thương người như thể thương thân.
Recent Comments