CDK Tình cờ đọc được
bài viết của một "công dân neét" tên
violine, làm gợi ý cho bài này:
Có một điều khiến tôi luôn thắc mắc là tại sao con người dễ dàng bị thuyết phục bởi những điều thuộc phạm trù tín ngưỡng, niềm tin, tôn giáo...Đây chỉ là những niềm tin mù quáng không có cơ sở khoa học, và đi xa hơn chúng trở thành mê tín dị đoan.
...
Có thể có một số người tự chọn cho mình cuộc sống đó. Nhưng có lẽ rất nhiều đã bị áp đặt từ khi họ còn nhỏ, do hoàn cảnh mồ côi hay một sự không may nào tương tự. Áp đặt niềm tin tôn giáo lên trẻ nhỏ trong lúc chúng là những tờ giấy trắng và không tự quyết định được con đường chúng sẽ đi, đối với tôi, là một điều phi nhân bản.
Trước hết, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy người bạn này bị bức xúc bởi sự áp đặt niềm tin. Không phải bạn ấy đang sống trong một xã hội chuyên áp đặt chủ thuyết của Bác-Mác-Lê lên người dân ngay từ thuở ấu thơ hay sao?
Lối suy nghĩ của người bạn này tương tự như quan điểm của Giáo Sư
Richard Dawkins.
Tôi nghĩ vấn đề xãy đến là do đôi khi chính bật cha mẹ không am tường về tôn giáo của mình. Đến khi con cháu gạn hỏi, không biết phải trả lời ra sao, thì chúng ta quát tháo với con em:
tao bảo tin thì cứ tin đi! Không được hỏi. Còn ở nhà tao thì phải nghe lời tao. Cấm cãi! Con cãi cha mẹ thì trăm đường con hư!
Điểm sai lầm này đáng tiếc này gây ác cảm đối với đứa trẻ. Khiến nó sẽ tự đi tìm hiểu ở nơi khác. Gặp được cao nhân này chỉ điểm thì thành người mộ đạo. Gặp "cao nhân" khác chỉ điểm thì lại thành người chống đạo.
Ép đặt niềm tin dĩ nhiên là không nên. Nhưng dẫn giải cho chúng hiểu những điều hay, lẽ phải, thì không những là "nên" mà là "phải", vì đó là bổn phận của bật làm cha mẹ. Tuối trẻ bồng bột, rất dễ bị quyến rũ bởi nhiều điều xấu. Ví dụ như, nếu ta không dạy cho con em chúng ta rằng hút thuốc là điều có hại cho sức khỏe, nhất định khi chúng đi học, áp lực của bè bạn hút sách sẽ khiến chúng tập tành thói hư tật xấu thôi. Rồi sau này, khi bốn mươi mấy năm mươi tuổi đời, khi ôm chứng ung thư gan chờ ngày chết, chúng sẽ trách rằng tại sao lúc trẻ thơ không ai chỉ cho chúng điều sai để tránh.
Bật làm cha mẹ còn có bổn phận dạy dỗ cho con cái của chúng ta những giá trị đạo đức của con người. Vậy thì chúng ta lấy đâu làm nền tảng của những giá trị đạo đức ấy? Đối với người có đạo, những giá trị ấy lấy từ trong tôn giáo của họ. Ví dụ, trong đạo Thiên Chúa thì người ta lấy lời dạy của ông Giê Su làm gương: hãy thương không chỉ những người thương yêu ngươi, mà hãy thương cả những kẻ thù ghét ngươi; nếu ai tát vào má trái của ngươi thì hãy đưa luôn má phải cho họ đánh; ai muốn giựt chiếc áo lót trên người ngươi thì hãy cho họ luôn chiếc áo choàng ngươi đang mặc; vv...
Thật ra khi các tín đồ của Thiên Chúa giáo tìm hiểu sâu sắc hơn về tôn giáo của mình, thì chúng ta sẽ nhận ra nhiều chân lý thật quí giá. Thậm chí, chúng ta còn sẽ thấy rằng nếu người khác thấy được lối nhìn của mình thì chắc chắn họ cũng sẽ tin. Đây quả thật là một niềm tin hợp lý và có cơ sở. Nói như vậy không phải là tôi cho rằng các tôn giáo khác là vô lý và không cơ sở; tôi đã có đôi lần viếng chùa Phật, có tham khảo giáo thuyết của nhà Phật và thấy có nhiều điều rất hay, tuy rằng có điểm tôi không đồng ý (ví dụ: tôi tin rằng Thượng Đế là đấng chí tôn hằng có, tạo nên vạn vật hữu hình và vô hình; trong khi người của Phật giáo
dường như tin rằng có vũ trụ trước, rồi Đấng Chí Tôn sau bao ngàn năm tu hành, đắc đạo mới thành Thượng Đế; nhưng đây sẽ là đề tài cho một bài viết khác vậy).
Dĩ nhiên, đến một giai đoạn và mức độ nào đó, bật cha mẹ cũng phải buông tay với câu "khôn nhờ, dại chịu", còn hơn là cưỡng bức chúng làm theo ý mình.
Recent Comments