Một đoạn từ tập phim hoạt hình Dante's Inferno: An Animated Epic (2010) (Chín tầng Địa Ngục của Dante), dựa trên thiên sử thi Divine Comedy của văn hào người Ý tên Dante Alighieri (1265-1321):
Câu hỏi mà những người đả kích đạo Thiên Chúa thường đặt ra: Tại sao một vì Thiên Chúa từ nhân lại nhẫn tâm trừng phạt con người đến đời đời kiếp kiếp nơi hỏa ngục? Có lẽ đoạn Thánh Kinh dụ ngôn về Người Con Hoang Đàng (The Prodigal Son, Luca 15:11-31) sẽ giúp giải thích phần nào. Chuyện kể về người con thứ hai, xin cha chia gia tài, rồi rời xa quê đi chơi bời tận hưởng. Khi trắng tay, khốn khổ cùng cực, thì mới hiểu được "đạo", bèn quay về xin lỗi cha, xin được nhận làm người làm mướn cho cha để có cơm ăn. Người Cha không những không trách mắng, mà còn ôm choàng lấy con, cho đeo nhẫn kế thừa, cho mang giày trong khi những người làm phải đi chân không, và mở tiệc linh đình ăn mừng người con đã trở về bình an vô sự. Trong dụ ngôn này, Người Cha ấy chính là Chúa, và người con hoang đàng là những ai sống ngược với điều răn rất đơn giản của Ngài, là "mến Chúa, yêu người".
Thử tưởng tượng, nếu người con thứ kia đã không được bình an trở về, mà ngược lại, trong lúc ăn chơi sa đọa, không may anh ta bị thiệt mạng, thì đó có phải do lỗi của người Cha không, hay là do quyền tự do chọn lựa của người con ấy dẫn đến hậu quả chết chóc? Dó là cái chết của xác thịt; Sự đọa đày nơi hỏa ngục là cái chết của linh hồn, dù rằng linh hồn là một thứ bất diệt.
Cha không thiếu sự kiên nhẫn, kiên nhẫn mời gọi, và rồi kiên nhẫn chờ đợi đến khi tôi trở về nhà Cha. Cha không ép buộc tôi phải trở về. Nhưng, đến một lúc nào đó, thời hạn của tôi sẽ chấm dứt.
Halloween năm nay nhầm ngày Thứ Bảy, cho nên tôi được dịp ở nhà phát bánh kẹo cho mấy đứa trẻ hàng xóm. Trời có gió mạnh, nên khá lạnh. Thế mà lũ trẻ vẫn kéo nhau đi "trick or treat" đông như giặc. 18h30 là chúng đã bắt đầu bấm chuông nhà. Hai mươi mấy đồng bánh kẹo mua từ Wall-Mạt cầm cự được gần một tiếng đồng hồ thì hết sạch.
Tam muội nó gọi đến hỏi thăm, bảo rằng nó đang chuẩn bị đi halloween party. Hmmm...từ đó tới giờ tôi chưa từng đi dự tiệc halloween.
Mấy hôm trước cu J gửi email "mời" Bác Hai lên Guelph đi "trick or treat" với hai anh em nó, mà tôi chưa hồi âm. Hôm nay thấy trời lạnh quá cho nên tôi "khước từ".
Năm ngoái trời ấm, nên phát sạch thùng bánh kẹo ở nhà, tôi khóa cửa, ra ngoài dạo xóm để chiêm ngưỡng quang cảnh "trick-or-treating". Tôi từ đó tới giờ chưa từng đi trick-or-treating. Thấy khá vui nhộn. Đi ngang một nhà, thấy có đề bản: "No treat or treating. We don't believe in Halloween." Hmm...chắc nhà này theo đạo gì đây. Tôi coi halloween như là một cơ hội để phát lộc vui cho chính bản thân tôi. Khi lũ "ma quỷ" tới trước cửa nhà tôi với câu chào "Trick or treat!", tôi thèm lắm muốn trả lời với câu "God bless you, you little devils!", nhưng kềm lòng với câu "happy halloween!"
Một câu hỏi thoáng lên: anh không sợ bị ma quỷ "cám dỗ" lôi kéo anh theo tà ma sao? Đối với một người công giáo, nếu tin rằng ma quỷ có đủ sức mạnh để lôi kéo ta theo tà đạo, thì chẳng khác nào ta tin rằng Chúa Thánh Thần đang ngự trong ta không mạnh bằng tà ma: "anh em lại chẳng biết rằng thân xác của anh em là Đền Thờ của Thánh Thần đó hay sao?" (1Cor 6:19)
Nhiều người công giáo muốn "tẩy chay" ngày ma quái này. Nhưng thật ra, người ta nên lợi dụng ngày ma quái này để "cảm hóa" những linh hồn ma quái thành những linh hồn hoàn thiện.
Dĩ nhiên, tôi không phải là phát ngôn viên chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
36 Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện." 37 Rồi Người đưa ông Phê-rô và hai người con ông Dê-bê-đê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy." 39 Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."
Chén ấy không chỉ đơn giản ám chỉ cuộc tử nạn mà Ngài sắp phải chịu, mà là tội lỗi của thế gian. Nỗi đau to tát nhất của Chúa Giêsu là mặc dù Ngài đang đích thân tiến hành công cuộc cứu độ, vẫn sẽ có nhiều linh hồn bị mất mát bởi do sự lựa chọn của chính họ. Đó là chén đắng mà Ngài đã xin Chúa Cha cất đi, để khỏi phải bị mất đi biết bao nhiêu sinh linh mà Ngài hằng yêu dấu. (Sưu tầm: Palm Sunday 09)
Sắp đến ngày tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa. Tâm hồn tôi có gì đó bất an. Phải chăng tôi bất an vì cảm nhận cực hình Chúa phải gánh chịu cho tôi, hay là tôi bất an bởi tội lỗi của chính mình chưa được hòa giải?
Khởi đầu Mùa Giáng Sinh, suy ngẫm ti tí về Chúa Giêsu: Ngài là ai? Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương 20, câu 27-29, có chép:
27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." 28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! " 29 Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin!"
Dường như, trong đoạn kinh văn này, ông Tô-ma đã nhận Giê-su là Thiên Chúa, và Giê-su đã không trách mắng cách xưng hô ấy. Cho nên, dường như ông Giê-su cũng đã công nhận mình là Đức Chúa Trời hay sao ấy.
Có người--như giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va (NCGHV) thời nay và Arius thời xưa--cho rằng ở đây Tôma không gọi ông Giê-su là Thiên Chúa (God), nhưng chỉ kêu trời trong sự ngạc nhiên quá độ, tương tự như lớp trẻ ngày nay hay có thói quen thốt lên câu "Trời ơi Trời (Oh my God)!". Nhưng, cần biết, ông Tôma trước khi theo Chúa Giêsu, đã từng là tín đồ đạo Do Thái, mà kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ như thế thì ắt đã phạm tội lộng ngôn.
Mấy bác truyền đạo NCGHV lúc trước khi đến trước cửa nhà tôi, chê giáo thuyết của đạo công giáo là không có nền tảng từ Kinh Thánh. Tôi đang đọc lại bộ Tổng Luận Thần Học (Summa Theologica) của Thánh Tôma Aquinô (1225–1274). Tôi không ngông cuồng nhận rằng mình hiểu hết những gì đã đọc--nhưng nhận thấy mọi luận điểm trong ấy đều là: 1) trích dẫn Kinh Thánh làm gốc, và 2) từ đấy dùng lôgíc để suy ra các hệ luận vững chắc. Ngược lại, đọc qua bản dịch New World của NCGHV tôi thấy thay vì dịch theo từ ngữ của bản gốc (translation), họ dịch theo cách hiểu của người dịch, một hình thức giải nghĩa (interpretation) hơn là dịch.
Một buổi sáng hôm nọ, tôi được viếng bởi hai anh chàng truyền đạo thuộc giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va (Jehovah's Witnesses) đã đến gõ cửa nhà tôi, hỏi "Bạn có biết việc gì sẽ xãy ra với linh hồn khi người ta chết?", và "bạn có biết rằng những dấu hiệu chung quanh ta đang báo động cho một ngày tận thê?".
Khà khà khà...Đây không phải là lần đầu tiên mấy bác này "viếng" tôi. Thường thì tôi không đá động gì tới tôn giáo của người ta, nhưng mấy bác này đã đến gõ cửa nhà tôi, biết tôi là người công giáo ngoan cố mà vẫn tới, lại mỉa tôi với đoạn Thánh Kinh Matthew 7:15:
Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.
Các bác đến sờ sờ trước cửa nhà tôi, tự xưng mình là ngôn sứ của Giê-hô-va, rồi lại chỉ cho tôi ngay câu kinh này. Hmm...
Danh từ Jehovah
NCG cho rằng "Jehovah" là danh xưng của Đức Chúa Trời thật (the one true God). Nhưng thật ra, danh từ "Jehovah" là một phiên âm sai lầm của từ gốc Do Thái, YHWH (nghĩa là: Chúa của tôi).
Tận thế sắp đến?
Giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va đã được bác Charles Taze Russell, một tín đồ của giáo hội Tin Lành, "sáng lập" vào thập niên 1870. Từ đó bác ta đã "tiên tri" ngày tận thế sẽ xãy ra vào năm 1914. 1914 đã qua, họ điều chỉnh lời tiên tri này thành năm 1925, rồi thì 1975. Tiếp theo sẽ là gì? 2012? Mác-cô 13:28-32 ghi:
28"Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. 29 Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi. 30 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. 31 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. 32 "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.
Vậy người Kitô hữu nào tự cho mình biết được ngày tận thế, ấy là một trong những dấu hiệu của một tiên tri giả. Mặt khác, cần chi phải dọa tận thế để bắt người ta tôn thờ Thiên Chúa? Ấy chẳng phải là một trường hợp "dụng ý đứng đắn, nhưng biện pháp sai lầm" ư, vì đã vi phạm quyền tự do ý chí mà Thiên Chúa đã ban cho con người: Người ta tin phải vì người ta tự ý muốn tin, chứ không phải bị buộc phải tin.
Linh hồn và thể xác
Tín đồ NCG tin rằng linh hồn và thể xác đều là một, cho nên khi người ta chết, linh hồn cũng sẽ chết. "Chết" theo định nghĩa của NCG là một trạng thái "ngưng tồn tại, vô tri giác". Tương tự như ai đó đã bấm nút "pause" trên máy chiếu phim của đời người. Vậy không hề có tình trạng "hồn lìa khỏi xác".
NCG trích vài đoạn trong Thánh Kinh sách để hổ trợ cho niềm tin này. Ezekiel 18:4 :
4 Này, Mọi sinh mạng đều thuộc về Ta; sinh mạng của cha cũng như của con đều thuộc về Ta. Sinh mạng nào phạm tội, mạng ấy sẽ phải chết.
Behold, all souls are mine; as the soul of the father, so also the soul of the son is mine: the soul that sinneth, it shall die.
Nếu đọc nguyên đoạn văn thay vì chỉ một câu trên, ta thấy ngụ ý của đoạn kinh là cấm quan niệm "nợ cha, con trả", chớ không phải nói về sự hủy diệt của linh hồn.
5Người sống ít ra cũng biết mình sẽ chết, còn người chết chẳng biết gì cả ; họ đâu còn được hưởng điều gì, vì đã bị rơi vào quên lãng.
The dead know not any thing.for there is no work, nor device, no knowledge, nor wisdom, in the grave, whither thou goest."
...
10 Những gì trong tầm tay, bạn hãy ra sức làm, vì trong cõi âm ty, nơi bạn đang đi tới, không còn hoạt động, không còn dự tính, chẳng còn hiểu biết, chẳng còn khôn ngoan.
Whatsoever thy hand is able to do, do it earnestly: for neither work, nor reason, nor wisdom, nor knowledge shall be in hell, whither thou art hastening.
người chết không biết gì cả-tức là, không biết qua các giác quan xác thịt, và về sự đời trần thế; và họ không còn biết cửa để thống hối được nữa, như đã được mở rộng lúc họ còn sống nơi trần gian.
(dead know not anything-that is, so far as their bodily senses and worldly affairs are concerned (Job 14:21; Isa 63:16); also, they know no door of repentance open to them, such as is to all on earth.)
Nhưng, [quan điểm về] "sự sống và ý thức vẫn còn tồn tại giữa khoảng thời gian của sự chết và sự sống lại" đã được trực tiếp xác nhận trong Thánh Kinh.
(But that life and consciousness continue between death and resurrection is directly affirmed in Scripture.) Isa 14:9-11, Mt 22:32, Mk 9:43-48, Lk 16:19-31, Jn 11:26, 2Cor 5:6-8 Phil:21-23 Rev 6:9-11.
Vì thế, giáo hội Công Giáo tin rằng: Linh hồn và thể xác là hai thứ khác nhau. Thể xác là đất bụi, khi chết rồi sẽ trở về với đất bụi. Nhưng linh hồn là bất diệt (GLCG - Phần I - Đoạn II - Chương 1 - Mục 1 - Tiết 6):
366 (1005 997) Hội Thánh dạy rằng mỗi linh hồn thiêng liêng được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng (x. Pi-ô XII, trong. "Humani Generis", 1950: DS 3896;SPF 8 ) chứ không phải do cha mẹ "sản sinh": Hội Thánh cũng dạy rằng, linh hồn là bất tử (x. Cđ La-tran năm. 1513; DS 1440), không hư mất khi lìa khỏi xác trong giờ chết, và sẽ tái hợp trở lại với thân xác trong ngày phục sinh cánh chung.
366 The Church teaches that every spiritual soul is created immediately by God - it is not "produced" by the parents - and also that it is immortal: it does not perish when it separates from the body at death, and it will be reunited with the body at the final Resurrection.235
Chúa Ba Ngôi
NCG tin rằng Đấng Giê-hô-và là Đức Chúa Trời, Đức Giêsu là con của Đức Chúa Trời, nhưng không nhận Giêsu là Thiên Chúa, mà chỉ là một vị tổng lãnh thiên thần, Micaê. Hmm....vào khoảng năm 325 có người tên Arius cũng đã phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Đức Giêsu.
Theo đức tin công giáo, Đức Chúa Trời có ba ngôi: Ngôi Cha là Chúa; Ngôi Con cũng là Chúa; Ngôi Ba là Thánh Thần và cũng là Chúa; Ba ngôi là một Thiên Chúa. Vì lẽ này Thiên Chúa giáo là độc thần giáo (monotheism).
Đức Chúa Trời Ngôi Cha thì tín đồ Kitô nào cũng nhất trí. Về Chúa Giêsu, Thiên Chúa Ngôi Hai, không biết người anh em của tôi đã có đọc qua mấy đoạn này chưa nhỉ:
Gioan 1:1 viết "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời đã ở cùng Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa". Ngôi Lời ấy là Chúa Giêsu.
Gioan 20:27-28: Rồi Người bảo ông Tô-ma: 'Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.' Ông Tô-ma thưa Người: 'Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!'
Khải Huyền 1:17-18: Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy. Người đặt tay hữu lên tôi và nói: "Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. 18 Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ.
Khải Huyền 22:12-13: [Rồi người bảo tôi]:"Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm. 13 Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và là Tận Cùng."
Matthew 28:19: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
Về Chúa Thánh Thần, mấy bác NCG tin rằng Thánh Thần (The Holy Spirit) chỉ là một tiềm lực (invisible force, The Force), tương tự như "điện lực" (electricity). Tôi thấy mấy bác này bị nhiễm phim truyện Star Wars hơi nhiều. Sách Tông Đồ Công Vụ, chương 5, câu 3 viết:
Anh Kha-na-ni-a, sao anh lại để Xa-tan xâm chiếm lòng anh, khiến anh phải lừa dối Thánh Thần...?
...Anh đã không lừa dối người phàm, mà đã lừa dối Thiên Chúa."
(Ananaias, how is it that Stan has so filled your heart that you have lied to the Holy Spirit? ... You have not lied to men but to God.")
Còn nữa, Ephesians 4:30 viết: "Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc."
Ai đời lại đi lừa dối hay làm phiền lòng một "tiềm lực" được sao? Xét với các câu trích ở trên, lối phân tích "Thánh Thần" của NCG chẳng có nghĩa lý gì cả.
Vấn đề truyền máu
Phải nói đây là đề tài nóng bỏng nhất khi người ta nhắc về giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va. Wikipedia có bài viết khá đầy đủ về đề tài này. Sau đây là những đoạn Kinh Thánh người NCG dùng để biện hộ cho quan điểm "cấm truyền máu". Genesis 9:3-4;
Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi. 4 Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó, tức là máu.
Every moving thing that is alive shall be food for you; I give all to you, as I gave the green plant. Only you shall not eat flesh with its life, that is, its blood.
Tại khắp nơi các ngươi ở, tất cả những gì là tiết, dù là tiết chim hay tiết loài vật, các ngươi không được ăn.
(You are not to eat any blood, either of bird or animal, in any of your dwellings.)
10) Bất cứ người nào thuộc nhà Ít-ra-en hoặc trong số ngoại kiều sống giữa chúng, ăn bất cứ thứ huyết nào, thì Ta sẽ quay mặt lại phạt kẻ ăn huyết và sẽ khai trừ khỏi dân nó; 11) vì mạng sống của xác thịt thì ở trong máu, và Ta, Ta đã ban máu cho các ngươi, trên bàn thờ, để cử hành lễ xá tội cho mạng sống các ngươi. Thật vậy, máu xá tội được vì nó là mạng sống.
(If any man whosoever of the house of Israel, and of the strangers that sojourn among them, eat blood, I will set my face against his soul, and will cut him off from among his people: Because the life of the flesh is in the blood: and I have given it to you, that you may make atonement with it upon the altar for your souls, and the blood may be for an expiation of the soul.)
...là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.
(That you abstain from things sacrificed to idols and from blood and from things strangled and from fornication; if you keep yourselves free from such things, you will do well. Farewell.)
Không biết từ đâu--hay do sự "giác ngộ" từ bác Russell?--mấy bác NCG này lại liên kết việc ăn/uống máu sống với việc truyền máu. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau: Ăn/uống máu sống liên quan đến sát sanh (Điều răn thứ 6); trong khi truyền máu là một hành động cứu người--truyền máu không giết chết tế bào máu. Đây rõ ràng là một sự hiểu biết sai lạc về Kinh Thánh. Gio-an 15:13 viết: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình."
Đọc Kinh Thánh thôi là hiểu được ý Chúa ư?
Trang nhà trên Internet của Nhân Chứng Giê-hô-va có viết:
6. Làm sao chúng ta có thể biết Ðức Chúa Trời rõ hơn? Một cách là xem xét những gì ngài tạo ra và ngẫm nghĩ về ý nghĩa của những điều ấy. Các tạo vật của Ðức Chúa Trời cho thấy ngài có quyền năng rất lớn và khôn ngoan vượt bậc. Chúng ta thấy tình yêu thương của ngài thể hiện qua mọi vật ngài làm ra (Thi-thiên 19:1-6; Rô-ma 1:20). Chúng ta cũng có thể học biết về Ðức Chúa Trời bằng cách học hỏi Kinh-thánh.
Mấy bác này chắc không luyện phim chưởng nên không hiểu: Tự học hỏi nó khó tới cỡ nào; Lơ mơ là bị tẩu hỏa nhập ma chứ không phải chơi. Nếu ai cầm kinh sách lên đọc thì cũng đều thành chánh quả thì thế giới này đâu có nhiều tôn giáo như thế này. Nhắm mắt tự mình học kiểu như bác Russell đã từng "học" ở thuở xưa, bất kể những gì bao nhiêu vị tiền nhân đã từng nghiền ngẫm ra trong 2000 năm qua, thì tất nhiên sẽ sinh ra cái hệ phái như Nhân Chứng Giê-hô-va đây.
Recent Comments