Friday, July 4. 2008
CDK Bác Charlie Nguyễn viết trong Chương Nhập Đề của tác phẩm Công Giáo - huyền thoại và tội ác:
Theo sử gia Hislop thì cái ý nghĩ quái đản về sự ăn thịt Chúa của người Công Giáo là học đòi tục lệ của tà giáo mọi rợ ăn thịt người. Các tu sĩ tà giáo bị buộc phải ăn thịt của mỗi người bị hy sinh một chút. Vì vậy danh từ "Canah-Baal" có nghĩa là tu sĩ đạo thờ Thiên Chúa Baal. Danh từ này trở thành căn ngữ cho tiếng Anh "Cannibal" có nghĩa là kẻ ăn thịt đồng loại. (The idea of eating the flesh of God was of cannibalistic inception. Since heathen priests ate a portion of all sacrifices, in case of human sacrifices, priests of Baal were required to eat human flesh. Thus Cannah-Baal, that is priests of Baal, has provided the basis for our modern word Cannibal that means the person who eats the flesh of other human beings. - The Two Babylon by Hislop. p.232).
...
Những chuyện hết sức kinh dị dã man khiến không ai ngờ có thể có trong đạo Công Giáo mà nhiều người đã lầm tưởng là đạo của người văn minh. Càng tìm hiểu về đạo Công Giáo, mọi người đều sẽ phải sửng sốt để nhận ra rằng Công Giáo La Mã thực sự chỉ là đạo của những linh hồn bán khai. Tôi thiết nghĩ những người Công Giáo Việt Nam hải ngoại có trình độ Anh ngữ cao nên tìm đọc cuốn sách nghiên cứu rất công phu của Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh Ralph Woodrow (Ralph Woodroow Evangelistic Association P.O. Box 124 Riverside CA 92502 ) là tác phẩm BABYLON MYSTERY RELIGION - ANCIENT AND MODERN, xuất bản lần đầu năm 1966 và tái bản năm 1990 với 350.000 ấn bản. Danh từ "Tôn giáo của Huyền thoại Babylon" chính là tên gọi của hội này áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roman Catholic Church).
Tôi sẽ bàn về "ý nghĩ quái đản về sự ăn thịt Chúa của người Công Giáo" trong dịp khác. Giờ tiếp theo đề tài Babylon. Ở cuối Phần một, Chương một (CÁI NÔI CỦA CÁC ĐẠO CHÚA: VÙNG LƯỠI LIỀM PHÌ NHIÊU Ở CẬN ĐÔNG):
Babylon là nguồn gốc của các tôn giáo xây dựng giáo lý trên huyền thoại. Các đạo thờ Chúa đều là những tôn giáo xây dựng giáo lý trên căn bản là những huyền thoại của Babylon. Riêng Công Giáo La Mã là đạo đã được sao chép gần như nguyên bản tôn giáo của Babylon. Vì vậy, Hội Nghiên Cứu Thánh Kinh Ralph Woodrow California đã rất hữu lý gọi Công Giáo La Mã là "THE MODERN BABYLON MYSTERY RELIGION".
Xem ra bác Charlie Nguyễn đã tin cậy khá nhiều vào "sử gia" Alexander Hislop và mục sư Ralph Woodrow. Trong bài The Two Babylons trên Wikipedia, phần Phê Bình có viết:
Vị mục sư Tin Lành, Ralph Woodrow, phần lớn dựa theo quyển sách của Hislop, đã bày tỏ quan điểm trong tác phẩm Babylon Mystery Religion (1981), rằng Giáo Hội La Mã là một giáo thuyết hổ lốn (hổn tạp) được đúc ra từ tôn giáo đa thần (pagans) của Babylon. Ông Woodrow, sau khi nhận ra điểm sai lầm của quyển sách của Hislop, đã trút bỏ những luận điệu sai lầm của chính mình bằng bài phê bình The Two Babylons: A Case Study in Poor Methodology.
Một nhà giáo môn sử học đã thách thức [quan điểm của] Woodrow, và đặt nghi vấn tới sự "nghiên cứu" của Hislop. Ông Woodrow do đó đã bắt đầu công việc sốt sắng nghiên cứu đề tài này, và càng khảo sát những lý luận của Hislop, ông càng khám phá ra rằng những ý niệm ấy hoặc là gian lận, hiểu sai, hoặc đã tạo nên những kết nối sai lầm. Dần dần, Ralph Woodrow buộc phải cho ngưng bán quyển sách của ông ta, và sau đó đã viết quyển thứ hai The Babylon Connection? (1997) để giải thích thêm và bẻ lại lối lập luận của Hislop (và của chính ông ta). Woodrow đã trở thành một nhà chỉ trích (critic) đối với thuyết "đa thần" [pagans] của Hislop. Ông viết:
"Cuốn sách đầu tiên của tôi [Babylon Mystery Religion] đã chứa vài mẫu thông tin có giá trị. Nhưng nó cũng tàng trữ vài điều giảng đã được phổ biến nhiều năm trước đó, The Two Babylons, của Alexander Hislop. Quyển sách này cho là nền tôn giáo của Babylon cổ đại, dưới sự lãnh đạo của Nimrod và vợ ông, đã được cải trang thành những danh từ có tính cách Kitô giáo, biến thành Giáo Hội La Mã. Vì vậy có hai cái "Babylon"--một cổ đại và một tân thời. Sự chỉ chứng cho ý niệm này đã được săn đón qua nhiều điểm tương đồng của đa thần giáo (paganism). Vấn đề [sai lầm] của phương thức này là: Trong rất nhiều trường hợp, hoàn toàn không có sự tương quan nào cả."
Ông Woodrow đã tra cứu từng văn bản gốc và nhận thấy rằng những ẩn dụ, liên kết, và giả thuyết của ông Hislop đều là gượng ghệu và vô căn cứ:
"Vì bởi Hislop viết vào thời điểm giữa 1800 những sách vở mà ông đã trích dẫn giờ đây đã khá củ. Tôi đã cố tìm những sách vở ấy để kiểm chứng sự tham khảo của ông ta--như quyển Layard's Nineveh and Its Remains, Kitto's Cyclopeidia of Biblical Literature, Wilkinson's Ancient Egyptians, và cả những ấn bản củ của Pausanias, Pliny, Tacitus, Herodotus, và còn nhiều nữa. Khi tôi tra cứu những mẫu tham khảo cuối trang (footnote references) của ông, tôi nhận ra rất nhiều trường hợp mà những bài tham khảo ấy không hổ trợ cho quan điểm của ông.
Càng đào sâu, mọi sự bắt đầu sáng tỏ--"lịch sử" của Hislop nhiều lúc chẳng qua chỉ là "thần thoại"...sự tùy ý gom góp nhiều mẩu truyện thần thoại này đến thần thoại khác không thể làm nên một nền tảng vững chắc cho lịch sử. Nếu chọn đủ các bộ tộc, truyện thần thoại, đủ thời gian, nhảy từ thời điểm này qua thời điểm kia, từ quốc gia này sang quốc gia kia, tùy ý chọn những điểm tương đồng, thì dĩ nhiên người ta sẽ có thể 'chứng minh' bất cứ những gì!"
Woodrow còn chứng minh rằng phương pháp toán số của Hislop (là một thứ mà ông đã cho rằng chỉ là sự mê tín) có thể áp dụng để biến bất kỳ tên của ai trở thành dấu chỉ của "Con Thú", ngay cả tên "The Rev Alexander Hislop".
...
Nếu ta đi đến kết luận dựa theo thông tin cục bộ, ta thậm chí có thể chứng minh rằng, [Thánh Kinh người Kitô Giáo đã từng ghi] "Làm gì có Ông Trời!" , trong khi, nguyên câu viết ấy là "Kẻ ngu si tự nhủ: "Làm gì có Ông Trời!" (Thánh Vịnh 14:1)
Tự Điển Bách Khoa Công Giáo có ghi:
Trong mọi nền pháp chế cổ đại, chỉ có Do Thái (Hebrews) mới có thể so sánh được với Bộ Luật của Babylon. Giữa hai có rất nhiều điểm giống nhau, nguồn gốc Babylon của tổ phụ của dân tộc Do Thái, những mối quan hệ giữa Babylon với vùng đất Amurru, tất cả đều thúc đẩy các học giả đương thời để đặt ra nghi vấn rằng phải chăng sự quan hệ, không thể chối, giữa hai hệ luật pháp ấy là sự phụ thuộc? Các kết luận đã đạt được từ những công trình nghiên cứu này có thể tóm tắc như sau: Khỏi cần lưu ý rằng Hammiurabi không phụ thuộc vào Bộ Luật Do Thái. Còn ngược lại, Bộ Luật Giao Ước (Code of the Covenant) (Xuất Hành 21:1 tới 23:19) là dành cho người dân "bán du cư" (semi-nomadic people) của thời bấy giờ, và do đó không thể tùy thuộc vào luật hiện hành của Hammurabi. Cả hai [Babylon và Do Thái] đều được rút ra từ một nguồn gốc xa xưa hơn, vào thời điểm mà người Babylon, Do Thái, Á Rập, và những bộ tộc khác, đều hãy còn kết thành một dân tộc [trước khi họ tách rời ra].
Trong toàn bộ tập "huyền thoại và tội ác" (2001), không thấy bác Charlie đề cập đến quyển sách thứ hai của bác Woodrow--"The Babylon Connection?" (1997). Lẽ nào công trình nghiên cứu công phu của bác Charlie lại sơ sót vậy sao? Thử cho rằng bác Charlie hoàn toàn không có ý đồ gian dối, vậy có nghĩa là chắc bác ta không biết quyển thứ hai của bác Woodrow có tồn tại trên thế gian. Như vậy, tôi lấy làm tò mò, không biết bác ta sẽ có những phản ứng như thế nào nếu có cơ hội đọc quyển "The Babylon Connections?" nhỉ. Tiếc thay, bác Charlie đã về cõi hư vô hồi 2005 rồi còn đâu. Riêng tôi giờ này vẫn còn mò mẩm đọc tiếp phần còn lại của quyển sách để đời của bác.
|