Hôm trước đọc lời bình của một vị quí khách cho một bài viết của tôi hồi năm ngoái, khiến tôi nghĩ đến câu hỏi này: Tại sao trên thế gian có nhiều tôn giáo thế? Đường đến chánh đạo có nhiều lối đi vậy sao?
Đọc tác phẩm Living Buddha, Living Christ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi được biết rằng theo quan niệm của Phật giáo, có đến 84,000 cửa giác ngộ (dharma doors). Ngài nói thêm:
"Nếu bạn may mắn tìm được một cửa, một Phật tử không thể nói rằng cửa của mình là cái cửa duy nhất dẫn đến sự giác ngộ." (tr.39)
Thiên Chúa giáo thì khác. Bởi quan niệm về tội tổ tông, nên đạo Thiên Chúa (bao gồm Công Giáo La Mã và nhiều hệ phái Kitô giáo khác) cho rằng chỉ có đạo của Chúa Giêsu là đạo duy nhất để đưa đến "chánh quả". Dĩ nhiên quan niệm này, cho dù nếu là đúng, có chút tai hại. Người cho mình là chánh đạo sẽ tìm cách tiêu diệt những cái mà họ cho là tà đạo.
Trong chương "Đối Thoại Thật (Real Communication)", Thầy Hạnh viết:
"Nếu chúng ta quan niệm rằng mình nắm giữ độc quyền về chân lý, mà ta vẫn tổ chức cuộc đối thoại, thì đó là điều không trung thực. Chúng ta phải tin rằng đối thoại sẽ giúp ta thay đổi bản thân, và hiểu sâu, trông rộng hơn" (tr.9) (nguyên văn: "If we think we monopolize the truth and we still organize a dialogue, it is not authentic. We have to believe that by engaging in dialogue with the other person, we have the possibility of making a change within ourselves")
Đoạn trên làm tôi hơi thất vọng. Dường như Thầy Hạnh vẫn chưa hiểu đạo Thiên Chúa lắm. Đồng ý là đối thoại giúp ta thay đổi bản thân, nhưng một trong những sự thay đổi đó là sự thông cảm. Dù cho chúng ta "quan niệm rằng mình nắm độc quyền chân lý", đối thoại vẫn có ích vì nó giúp ta thông cảm (và chịu đựng) được đối phương. Chúa Giêsu đã nói "hãy thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (Matthew 5:44)". Từ đó, tôi nghĩ, tà được cho phép tồn tại là để thử lòng người chánh đạo.
Người có ý khiêu khích, đặt câu hỏi: Phải chăng theo quan niệm đạo Thiên Chúa của anh, anh tin rằng Phật Thích Ca hiện giờ đang ở dưới hỏa ngục? Dĩ nhiên câu trả lời là: không. Quả thật là đạo Thiên Chúa quan niệm rằng nếu anh không tin (ở đây tôi dùng từ "tin" với ý nghĩa "tin + làm") theo Chúa Giêsu (Ông Trời Con), thì anh sẽ vào hỏa ngục, nhưng giáo lý Công Giáo cố tình không nói rằng dưới hỏa ngục hoặc luyện ngục hiện đang có những ai, bởi chúng tôi quan niệm rằng lòng khoan dung của Thiên Chúa vô bờ bến, con người không hiểu hết được.
Dĩ nhiên, trong cái nhìn hạn hẹp của con người, "tà" và "chánh" chỉ là quan niệm tương đối--người ta có thể lầm "chánh" thành "tà", và tà có thể đội lốt "chánh" để làm việc đồi bại hầu bôi nhọa chánh nghĩa, v.v...Có lẽ vì lý này mà đạo Phật quan niệm "thà tin không có Thượng Đế, còn hơn là tin có", vì họ sợ suy tưởng về một đấng Toàn Năng có thể làm hư hỏng tâm trí con người chăng--nói theo kiểu kiếm hiệp là bị "tẩu hỏa nhập ma". Tôi đã nghĩ đến điều này khi tôi xem bác Karen Armstrongnói chuyện về tác phẩm mới nhất của bác ta--The Case for God ("Bào chữa cho Đấng Tạo Hóa"). Nguyên là một nữ tu sĩ của giáo hội Công Giáo, nhưng tôi không nhìn thấy chút khái niệm nào từ bác ta về đạo Thiên Chúa, và ngược lại, dường như bác ta đã hấp thụ rất nhiều giáo lý Phật giáo. Tôi vốn khâm phục Phật giáo ở chỗ: với quan niệm không có Thượng Đế, họ đã hiểu được nhiều chân lý. Cho nên, nhờ bác Karen Armstrong và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi hiểu rằng khi tín đồ Phật giáo nói "tôi không tin có Thượng Đế", thì câu nói đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Dường như ở đây, câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có thể áp dụng được: "Đừng tin những gì [họ] nói, mà hãy nhìn những gì [họ] làm [được]".
Bác Christopher Hitchens nhiều lần nêu lên câu thách thức này:
Bạn hãy nêu lên một điều gì hoặc một việc làm gì một người có tín ngưỡng có thể làm lên, mà một người vô tín ngưỡng không thể làm.
(Tell me of a moral statement that can be made or a moral action undertaken by a believer that could not have been made or performed by a non-believer.)
November 24, 2009
Bé Gabriel được sanh non với tật chân vẹo và đường hô hấp hẹp. Mặc dầu với những khuyết tật ấy, bé phát triển tốt khi xuất viện về nhà vào tháng sáu. Bé được cho ăn qua đường ống,và được truyền dưỡng khí và y dược.
Tuy nhiên, vào một cuối tuần tháng mười, khi bác sĩ thường trực của bé tạm vắng mặt, bà Catherine Palmer đem con vào phòng cấp cứu của bệnh viện nhi đồng ETCH (East Tennessee Children's Hospital) vì bé Gabriel gặp khó khăn hô hấp. Sau sự can thiệp của nhân viên cứu cấp, bé bị sốc, và sanh chứng viêm mạch máu phổi, và được đặt máy trợ hô hấp.
Mặc dù gặp nhiều rắc rối, tình trạng của bé Gabriel đang được bình phục, và một bác sĩ của ETCH đã xác định rằng cậu bé có thể sống được "một thời gian dài". Bé tỉnh táo, năng động, và có khả năng phản ứng trong lúc tỉnh táo. Theo hội Allance Defense Fund, vào những ngày gần đây, khi tỉnh thức, cậu bé dành thời gian đạp đá, cố gắng chơi với các búp bê thú vật nhồi gòn, lắng nghe tiếng của mẹ và của bà, thậm chí đáp ứng với loại nhạc mà bé thích.
Tuy vậy, tiếp sau đó, ETCH bắt đầu đầu hàng việc chăm sóc cho bé Gabriel, và vào ngày 13 tháng 11, trưởng phòng Cấp Cứu Sơ Nhi, bác sĩ Kevin Brinkman, báo cho bà Palmer biết rằng bệnh viện sẽ ngưng truyền sửa và y dược, đồng thời họ cũng sẽ ngưng tiếp dưỡng khí cho bé, bởi nhân viên của ông ta đã cho việc chăm sóc cho bé là một việc làm "vô ích". Ông Brinkman nói sẽ có một cuộc họp của "hội nhóm về đạo đức" để đi đến quyết định chính thức, nhưng ông lứu ý rằng kết cuộc đã được địn sẵn rồi.
(Baby Gabriel was born prematurely with club foot and narrow airway. Despite his disabilities, he flourished when he went home from the hospital in June. He was fed through a tube and received some oxygen and medications.
However, on an October weekend when the baby's regular doctors were unavailable, Catherine Palmer took her son to the ETCH emergency room because of breathing problems. After interventions by the medical staff, the baby went into shock, developed pulmonary vascular disease, and was placed on a respirator.
Despite the complications, Baby Gabriel is in stable condition, and an ETCH doctor determined he could live "a long while." The child is alert, active, and responsive when not sedated. According to the Alliance Defense Fund, in recent days while awake, he spent time kicking his feet, tried to play with his stuffed animals, listened to his mother and grandmother, and responded to his favorite music.
However, ETCH recently began giving up on Baby Gabriel's care, and on Nov. 13, the head of ETCH's Pediatric Intensive Care Unit, Dr. Kevin Brinkman, told Palmer that the hospital was going to stop feeding him milk and giving him his medications, as well as disconnect his respirator, because the staff considered his care "futile." Brinkman said a formal "ethics panel" meeting at 12 p.m. EST Monday would determine whether to stop treating Baby Gabriel, but he noted that the decision was already a foregone conclusion.)
Tin này thật hay hư vậy Trời?
Bản tin ngày 26-11-2009 của Catholic News Agency cho thấy: ETCH đã quyết định tiếp tục chăm sóc cho bé Gabriel. Người ta rùng mình khi tưởng tượng đến kết quả sẽ ra sao, nếu không có sự can thiệp của hội ADF.
Đọc bài của bác Matt Gurney trên National Post cho thấy, do ngân sách thiếu hụt nên các bệnh viện ở Hoa Kỳ rất thường gặp những trường hợp tương tự--quyết định ngưng điều trị vì họ thấy không còn hy vọng cứu chữa.
Đọc bài chia sẻ kinh nghiệm khác liên quan đến sự kiện, thấy bằng chứng của nỗ lực, dù cho sự việc có vô vọng đến thế nào.
Trong những trường hợp này, tôi không khỏi nảy lên ý nghĩ: khi người ta loại bỏ Đấng Tạo Hóa ra khỏi công thức của sự sống, bao nhiêu hệ quả thật ghê gớm có thể xãy ra.
Tại sao người ta lại hao tổn tiềm lực để điều trị cho một người "đã chết" trong khi còn bao nhiều người "đang sống" khác cần dùng đến tiềm lực ấy? Nếu bỏ mặc đứa bé cho mấy bác vô tín ngưỡng, với quan niệm "sinh tồn của kẻ mạnh" (survival of the fittest), thì chắc đứa bé này đã toi mạng.
Nếu tôi phiền lòng khi đọc về những người nhân danh Kitô giáo mà làm bậy, thì lúc này, tôi vui lây khi được làm tín đồ của Chúa Kitô.
Ý thức với câu nhắn "đừng để quá muộn", nên chiều Chúa Nhật hôm qua tôi lên thăm phụ thân tôi (sáu tháng rồi tôi không tới thăm ông, tuy rằng ông vẫn xuống chỗ tôi thường), không để bàn luận gì to tát, chỉ là có mặt trong câu nói ngầm, "con vẫn còn đây, nếu Ba thấy vẫn còn dùng được đến con", không biết ông có hiểu tôi không. Tôi thấy Ba tôi sống có vẻ khá yên ổn, không có vẻ bị lụy phiền, nên tôi có chút mừng.
Mấy hôm trước đó tôi email hỏi ông câu hỏi ngắn gọn, vì thấy mấy năm gần đây, lối suy luận của ông hơi "lạ". Trong thư, tôi viết vỏn vẹn:
Mấy năm gần đây con suy ngẫm nhiều về lĩnh vực tâm linh. Con muốn hỏi Ba câu này: Ba có còn tin vào Chúa không? Hay là vì thằng con bất hiếu này đã khiến Ba mất lòng tin?
Ngay sáng sớm hôm sau, thấy ông hồi âm:
Ba chủ trương thiên về khoa học thực nghiệm ...Quan niệm này có thể gần giống với " Duy vật biện chứng " của thuyết CS ...Gần giống thôi chứ không là như 1, vì thực tế mọi chủ thuyết về CS đã lỗi thời ... Mọi sự vật cần phải được chứng minh cụ thể ...Những tín điều,những mặc khải của Tôn giáo chỉ là những điều được đặt ra,ghi lại gần như buộc người tín hữu phải tin là như vậy không cần suy luận, không cần đòi hỏi chứng minh cụ thể ...Với người quan niệm thiên về " Khoa học thực nghiệm " khó có tính thuyết phục ...vì đúng là những điều mơ hồ, không dễ tin ... Cho nên với tôn giáo & tín ngưỡng, ba thực tình không mấy sốt sắn,chỉ là do tập quán tiếp nối trong đời sống từ Ông Bà.
Ngành con học và làm việc cùng không xa mấy với "Khoa học thực nghiệm" nên việc nghiên cứu về các v/đ tâm linh, Ba nghĩ cũng chỉ như một trò giải trí mà thôi! Không cần phải "lặn hụp " trong cái "không gian hư hảo " đó nhiều thêm mệt óc ...
Tôi bèn hồi âm vội:
Đúng là ngành khoa học máy tính của con thật là một nhánh khoa học thực nghiệm (experimental science).
Nhưng, nếu ta chỉ dựa vào những gì nhất thời có thể chứng minh được, thì là tự giới hạn mình quá, và những gì không chứng minh được, con nỗ lực thí nghiệm để chứng minh, vì con "tin" ở một mức điểm nào đó, là con có thể làm được. Và từ đó nảy sanh ra những thứ tạm gọi là "phát minh".
Trong vũ trụ có vô số những điều mà khoa học chưa chứng minh được, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại. Từ thời tạo thiên lập địa, vũ trụ đã có "điện". Nhưng người ta không biết nó là "điện" cho tới khi Benjamin Franklin khám phá ra nó hồi năm 1752 .
Nhà toán học Kurt Gödel, chỉ mới năm 1931 đây thôi, cho công bố Định Lý Bất Toàn, trong đó ông chứng minh rằng: vốn có những câu luận ngữ mà chúng ta không thể chứng minh được là nó đúng hay sai.
Khoa học ước lượng vũ trụ ta có đường kính khoảng 166 tỉ Năm Ánh Sáng (tNAS, nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Universe), trong số đó có khoảng 93tNAS được liệt kê là "có thể quan sát được". Mà Thiên Chúa/Thượng Đế/Ông Trời là đấng tác tạo ra vũ trụ. Trí tuệ hạn hẹp của loài người không thể "chứng minh" được Ông Trời, vì vậy, cần có sự "mặc khải". Biết qua "mặc khải" thì cũng là một cách để "biết".
Thường thì đức tin dìu dắt cho suy luận, chứ không phải là có tin rồi nên không cần suy luận, không cần tìm hiểu. Nhưng nếu đặt niềm tin đúng chỗ, thì chỉ cần răm rắp làm theo, không cần suy nghĩ cho mệt óc, thì cũng có thể đạt được mục đích. Lấy ví dụ của chiếc xe hơi. Mấy ai, trong số người tầm thường như con đây, hiểu được những cơ cấu máy móc trong hầm máy của chiếc xe hơi. Nhưng họ vẫn tin rằng hễ gài số vào nất "D (Drive)" thì là chiếc xe chạy tới, và gài vào chữ "R" là xe thụt lùi.
Niềm tin còn dẫn dắt cho hành động. Khi người ta có con, họ đặt niềm tin vào đứa con đó sau này sẽ là người tốt, giúp ích cho gia đình, cho xã hội, và họ cưng chìu nó với kỳ vọng đó. Trái lại, nếu họ tin rằng đứa con mình sau này sẽ trở thành một tên đại ác nhân, thi có lẽ họ sẽ cư xữ khác đối với đứa con đó.
Tín lý Công Giáo dạy rằng: Ông Trời tạo ra con người theo giống hình của Ngài. Tức là có Thần (giống Chúa Thánh Thần), xác (giống Chúa Giêsu, hiện thân của Đức Chúa Cha) và hồn (thuộc về Đức Chúa Cha). Khoa học thực nghiệm chỉ có thể đáp ứng phần "xác" (sinh vật học) và phần "thần" (tinh thần, tâm lý/tâm thần học). Nếu chỉ chú tâm duy nhất vào khoa học, thì trong hiện tại khoa học chưa chứng minh được, ta lấy gì làm "thức ăn" cho phần hồn?
Không thấy ông hồi âm. Tôi biết chắc chắn là không phải tôi đã thuyết phục cha tôi trở lại với Chúa, bởi, thứ nhất, "tôi thuyết phục được cha tôi" là điều không thể xãy ra, và thứ hai, rõ ràng những lập luận của tôi chưa đủ chính xác. Xác suất cao hơn là: Ba tôi đã đi đến kết luận rằng không thể lý luận với thằng con "mù quáng" như tôi.
Theo tôi biết, trong dòng họ tôi, chỉ có tôi và phụ thân tôi là theo đạo công giáo, do duyên cớ hồi năm 1986 được sống ở 2 trại tị nạn do các linh mục truyền giáo công giáo chưởng quản. Nay có khả năng cho thấy tôi là "loài vật có nguy cơ tuyệt chủng".
Chắc tôi cần phải tìm hiểu thêm cái gọi là "duy vật biện chứng".
Tưởng cũng nên nói, kẻo người đời lại nghĩ tốt cho tôi một cách lầm lẫn, bản thân tôi cũng chẳng phải là "đứa con ngoan đạo" gì--dạo này tôi rất ư là lười đi dự Lễ Chúa Nhật. Giữa hai cái "hiểu mà không làm" và "không hiểu nên không làm" thì chắc là "tri pháp phạm pháp, tội càng nặng." Thiết nghĩ, cũng chẳng mấy an ủi gì, nếu tôi nói tuy không đi dự lễ, nhưng tâm hồn tôi luôn hướng về Chúa. Được hiệp nhất với Hội Thánh Thông Công và nhận lãnh Bí tích Thánh Thể, đối với tôi đang là một sự khao khát mà tôi chưa có ân huệ được hưởng trọn vẹn. Chắc là chưa đến thời, đến lúc.
I've always enjoyed listening to CBC Tapestry and this afternoon's broadcast of the interview with Richard Dawkins is no exception.
Professor Dawkins said in the interview:
There is no compassion in nature and it can be extremely cruel.
Yes, of course. Survival of the fittest. And yet, throughout human history, there have been countless examples of mankind's compassion for one another, and compassion has survived all this time. So either the notion of "survival of the fittest" is wrong, or compassion is not a sign of weakness.
On his comments about the giraffe's vagus nerve disproving the theory of intelligent design, for which I found The Telegraph's article describing the experiment here, I wonder if anyone has ever attempted an operation to reconnect the giraffe's vagus nerve directly, bypassing the lengthy path down the long neck, down to the heart and up. I don't know anything about biology, but from my experience as a computer software designer, when smart developers try to reinvent what they consider to be a "bad design", it quite often leads to disastrous consequences.
Towards the end, he said:
(43:00) I don't think that there is a god of any kind, but if I were looking for any kind of god, it would be something far beyond the reach of the human imagination.
Spot on, Professor Dawkins! Thus enters revelation. I think Richard Dawkins' interactions with the Church of England might have done him some good.
Yes, belief in God has given birth to some "bad apples" throughout human history. But that's no reason to reject God. Richard Dawkins may feel satisfying in his knowledge of evolution and natural selection (without God's causal influence), but personally I can't find much satisfaction in the belief that I am merely a fluke of nature and my existence is ultimately meaningless beyond this life time.
On the other hand, I find somewhat of an endearing quality in these atheists, in that if by mere chance they manage to do some good--that is, a good that is pleasing to God--it's not for fear of the afterlife that they do it. "Because whoever wants to save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will save it. (Luke 9:24)" It is better for one to reject God in the open, and in his heart does the will of God, than to say that one believes in God and yet does not keep His commandments. Perhaps in a sense, Richard Dawkins is a better servant of God than me, and for that reason I will continue to watch "fleas" like him with interest. Yes, Professor Dawkins calls the others "fleas" for capitalizing on his work, but I see him as also fitting into this category of "fleas" for capitalizing on God.
"Jesus Christ also lived previous lives," he said. "So, you see, he reached a high state, either as a Bodhisattva, or an enlightened person, through Buddhist practice or something like that. Then, at a certain period, certain era, he appeared as a new master, and then because of circumstances, he taught certain views different from Buddhism, but he also taught the same religious values as I mentioned earlier: Be patient, tolerant, compassionate. This is, you see, the real message in order to become a better human being." He said that there was absolutely no lying involved since Jesus' motivation was to help people.
Hmm...chắc tôi nên mua luôn quyển The Good Heart khi đặt mua quyển sách của thầy Thích Nhất Hạnh.
Chắc ngày nào các tôn giáo dung hòa được với nhau, biến thành một tôn giáo duy nhất--thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn--ngày đó sẽ là ngày tận thế.
Bác Stein hỏi bác Dawkins: "Nếu khi chết đi, bác đối diện với Thượng Đế, chừng đó bác sẽ nói gì?" Bác Dawkins nói, mượn lời của Bertrand Russell: "Thưa Ngài, tại sao Ngài trốn tránh tôi?" Tôi nghĩ chừng đó, nếu bác Dawkins may mắn được gặp mặt Thượng Đế, chắc Ngài sẽ nói như thế này: "Ta không trốn tránh con, mà chính con đã cố tránh né ta."
Trong bài phỏng vấn này, bác Dawkins trông có vẻ hết sức lịch sự. Nhưng thử đọc bài phản biện trên trang web của bác ta, lại thấy toàn những từ ngữ thô lỗ. So với Richard Dawkins, Ben Stein là một thằng ngốc--hay ít ra là kém hùng hồn hơn. Nhưng hình như khôn quá cũng có hại. Chúa Giêsu ngày xưa hay thích dùng cái thấp hèn để chiến thắng cái cao sang. Có ngẫu nhiên lắm không, khi bác Mark Mathis chọn một người trông bề ngoài có vẻ lù đù như Ben Stein, để diễn thuyết cho phim này?
Mấy tháng trước, ngoài ý muốn của tôi, tôi bị "liên lụy" vào mấy cái mailing list nho nhỏ của các cựu sĩ quan hải quân VNCH mà phụ thân tôi là thành viên. Từ nhỏ trở thành lớn. Từ đó tới nay, tự nhiên dính vô mấy "cha" viết toàn chuyện gì đâu: chống cộng có, chống người quốc gia có, chống tôn giáo có. Họ lại CC luôn địa chỉ email của các hội đoàn, các tòa soạn bên VN. Có nghĩa là: có thể các cơ quan chính quyền và, đáng ngại hơn là, các công ty quảng cáo bên VN đã nắm được địa chỉ email của tôi. Đau cái đầu!
Gần đây, thấy có ai đó gửi bài chống Công Giáo của "giáo sư tiến sĩ" Trần Chung Ngọc. Bác này tôi từng được "biết" qua.
Có lẽ đối với giới học giả bên VN, GS Ngọc chống tôn giáo ở tầm cỡ như Richard Dawkins bên Anh Quốc hoặc Sam Harris bên Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã cho qua, vì thấy ngôn từ của Trần Chung Ngọc rất lỗ mãn, có vẽ như GS Ngọc cố ý sỉ nhục hơn là bàn luận với người Công Giáo. Dawkins chống tôn giáo nhưng ít ra ông đã dùng lập luận của những nhà thần học như Thánh Thomas Aquinas để phản biện. Đằng này, GS Ngọc chỉ lý luận một chiều, chỉ dùng lý luận của những người chống Công Giáo để hỗ trở cho luận điểm của mình.
Khi đọc các tác phẩm chống Công Giáo, ấn tượng đầu tiên của tôi là: ừ, lập luận khá hùng hồn, khá thuyết phục. Nhưng rồi tôi đem những lập luận ấy để đối chứng với giáo lý của đạo tôi, và hầu như ở mọi trường hợp, đều đi đến kết luận (tôi không nói quá lời): chân lý Kitô giáo thật tuyệt vời! Thậm chí, tôi không khỏi có cảm giác, tuy những người chống công giáo cho rằng tín đồ Công Giáo đã bị giáo hội lường gạt bởi do họ thất học, thiếu dân trí (một cách "lịch sự" để chữi người Công Giáo là ngu đần), nhưng tôi thấy chỉ có ai thất học mới tin những gì những người như bác Trần Chung Ngọc viết mà không đi kiểm chứng với các nguồn tài liệu khác.
Cho mỗi một người như Dawkins, Hitchens, Harris, thì có ít nhất 3 người như McGrath, Somerville, Wilson, Crean, Ward, DaSouza, Craig, Atran, Keller, Reza. Đây chỉ là nêu lên những học giả của thời nay. Còn thời xưa có vô số kể. Đây là một số tôi đã đọc/biết qua: Ambrose, Anselm, Athanasius, Augustine, Aquinas, Ignatius, C.S. Lewis. Có thể nói là những cao nhân thời xưa này đã ảnh hưởng một phần nào về tư tưởng của tôi. Càng đọc những tác phẩm của các vị này, tôi không khỏi thoáng lên ý nghĩ: tới một thời điểm nào đó, câu nói "không biết không có hại" sẽ không còn giá trị lợi dụng nữa. "Không biết" ở đây sẽ không còn là không biết vì không có phương tiện để biết, mà là do cố tình không biết, thì đó thật là một điều thật tai hại. Và, hơn nữa, người ta sẽ không thể nói "tôi không có tội bởi tôi đã bị những người như bác Trần Chung Ngọc lường gạt", bởi con người có tự do ý chí của riêng mình, cho nên suy cho cùng, bản thân phải chịu trách nhiệm cho những gì chính mình làm.
Từ câu cuối của đoạn trên, gợi ý cho đề tài "siêu tầm" kế tiếp của tôi về đạo công giáo mà bác Trần Chung Ngọc cho là "huyền thoại của thời bán khai": Tội Tổ Tông (original sin).
Firefox 3 decided to stop working on me. Process shows in taskmanager but no GUI. Decided to give IE8 a try.
about one day ago from TwitterFox
Giờ đọc lại, xuất hồn tự mắng: "Thằng này ba xạo! Rõ ràng là đang xài Firefox rành rành (bởi do TwitterFox) mà bảo Firefox hư!" (1).
Lần nữa tạo cảm giác liên tưởng đến việc đọc Thánh Kinh: những gì người ta từng cho là mâu thuẫn, phi lý, có thể thật sự không phi lý cho lắm, nhưng rất có thể là vì bởi thiếu phối cảnh, và chưa đủ linh cảm--hay nói nôm na là "chưa có lòng".
Trong phối cảnh của tôi, tôi dùng hai máy: máy ở nhà bị hư Firefox, nhưng máy công ty vẫn còn dùng được (2). Nếu người đọc linh cảm rằng tôi vốn là thằng ba xạo, thì sẽ đưa ra kết luận (1), còn nếu linh cảm rằng tôi ít khi nói xạo, thì có thể sẽ đi đến kết luận (2).
Tương tự, nếu người ta cho rằng "ông Trời là đấng trọn tốt, trọn lành, và công bằng vô cùng", thì sẽ đi đến tác động này; còn nếu cho rằng "ông Trời không có mắt", thì sẽ dẫn đến những tác động khác.
Hmmm...Viết xong bài này, tôi đang "linh cảm" rằng...tôi sai ở điểm nào đó.
Tuần rồi, qua chương trình CBC Listeners' Choice Podcast, tôi được nghe lại cuộc phỏng vấn (phát sóng lần đầu ngày 2001-10-21) với nguyên Giám Mục John Shelby Spong của Giáo Hội Tân Giáo (giáo hội Anh ở Hoa Kỳ):
Gợi nhớ lần trước tôi nghe về John Shelby Spong trên CBC Tapestry 2007-05-29. Bỏ chút công ra tìm kiếm thì tôi gặp cuộc tranh luận này: Spong vs Craig (2005). Phần 1 có đoạn phát hình ở đây:
“Suddenly the sunshine came in the bus and the voice said, 'Quick. Hurry up. Kill him and then you'll be safe,”' Mr. Li told one of his psychiatrists. “It was so quick, such an angry voice, and I had to do what it said. I was told that if I didn't listen to the voice, I would die immediately.”
(Trích tờ Globe and Mail)
Đó là biện lý của bị cáo Vince Li, 40t, trong phiên tòa cho một vụ giết người rùng rợn xãy ra trên một chuyến xe đò Greyhound hồi mùa hè năm ngoái. Hôm nay, phiên tòa ra phán quyết: Li không mắc trách nhiệm tội hình sự (not criminally responsible). Mens rea, một trong hai yếu tố buộc tội hình sự, không được thành lập bởi Li mắc bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia).
Mong manh thay, đường tơ ranh giới giữa sùng đạo, và cuồng tín.
Đối với những ai tôn thờ Thượng Đế, ngay cả những người trong tâm trạng bình thường, đừng nói là người mắc bệnh tâm thần, đôi khi không khỏi lầm tưởng rằng Thượng Đế đang sai khiến mình làm việc gì. Rối rắm thay, khi nhớ đoạn Sáng Thế Ký (chương 22), kể rằng Thiên Chúa đã từng bảo Abraham giết con một của mình để thử lòng tin của ông. Phải, con người cũng như phần mềm ứng dụng máy vi tính, luôn phải chịu thử thách. Có thử thách mới có hoàn thiện. Nhưng:
Thiên Chúa Thật không hề buộc con người làm điều ác (James 1:13)
Thiên Chúa có điều răn: chớ giết người (Exodus 20:13)
Với Thiên Chúa không thể có sự mâu thuẫn
Nhưng than ôi, một khi tâm trí bị bại liệt, thì làm sao còn suy xét được cho cặn kẽ? Xã hội phải có một phần chịu trách nhiệm.
Nói cho cùng, tôi vẫn chưa am hiểu lắm vì sao Chúa đã thử Abraham đến độ ấy.
Phong trào khuyến mãi của hội Community Christian Church, nhái theo mấy mẫu quảng cáo "PC vs. Mac" của công ty Apple.
Theo phân biệt trên đây, tôi hiện là 100% người theo đạo Chúa, và 0.01% theo Chúa. Về phần 0.01%, tôi đang cố gắng nỗ lực, và hy vọng đến lúc phải lìa cỏi trần này thì sẽ đạt, không hẳn là 100%, nhưng vừa đủ để đẹp lòng vị Chúa Tể Càn Khôn.
Tôi hiểu được động cơ của mấy mẫu quảng cáo trên--nhiều người theo đạo chú trọng bề ngoài của việc tín ngưỡng hơn là nội tâm--nhưng phân biệt như thế này hơi bị ... ngớ ngẩn, bởi theo định nghĩa, người theo đạo Chúa ắt phải là người theo Chúa. Cần chăng phải tạo thêm một danh từ mới để chia rẽ dân Chúa?
"Người có mắt ắt thấy cảnh đau thương của đời sống.
Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn?
Tại sao ít khi Ngài nâng tay lên để ban phước lành?
Tại sao tạo vật mà do chính Ngài tạo ra
Lại phải bị đọa đầy trong cảnh khổ?
Tại sao Ngài không ban hạnh phúc cho tất cả?
Tại sao đời sống lại dẩy đầy
Giả dối, lừa đảo, mê muội?
Tại sao gian tham lại thắng
Còn chân thật và công lý lại thất bại nặng nề?
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng. [5]"
Trong Túc Sanh Truyện Maha Bodhi Jakata, Đại Bồ Đề, Bồ Tát phê bình giáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau:
"Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài. [6]"
Ngạc nhiên khi thấy người ta dùng sự ác để chứng minh phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa toàn năng, tôi liền nghĩ: nếu Đức Phật Thích Ca hạ sanh sau khi Chúa Giêsu giáng trần thì chắc Ngài sẽ có hướng suy nghĩ khác. Nhưng rồi, tôi bắt gặp bài phòng vấn này với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hậu duệ của Phật Thích Ca:
The Buddha was silent on the question of God. What about you?
Why did the Buddha not say anything about God? Because he talked about the law of causality. Once you accept the law of cause and effect, the implication is that there is no 'creator'. If the Buddha accepted the concept of a creator, he would not have been silent; everything would have been God!
Who caused the law of causality?
About that, the Buddha would say 'the mind', never God or dharmakaya or even the Buddha himself.
How did the mind come about?
The source of mind is nature. The word that been used for existence is 'interdependent arising'. Talking of God, who created God? There is no point arguing. Dharmakeerti and Shantideva debate the existence of God and reach the conclusion that if we believe in a benevolent creator, how do we explain suffering? I remember a funny incident. In Tibetan drama, criticism is allowed and even the Buddha is not spared. There was this man acting on-stage and he was saying that he did not believe in God. If God made us, he said, instead of putting both the eyes in the front, one should be at the back! We would have been more efficient that way. Jokes apart, the idea is not to disrespect any religion but to analyze the nature of reality.
Không hiểu! Tại sao nếu chúng ta công nhận Luật Nhân Quả thì sẽ dẫn đến hệ luận rằng: không thể tồn tại một Đấng Tạo Hóa? Như vậy Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không thể dung hòa được sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự tồn tại của khổ nạn và sự ác, mặc dù Ngài đã biết qua ít nhiều (do là kẻ hậu thế) về ý nghĩa sự khổ nạn và cứu chuộc của Chúa Giêsu, mà--theo hiểu biết mơ hồ của chính tôi--tôi thấy dường như là một câu trả lời trực tiếp đối với nghi vấn của Đức Phật Thích Ca đặt ra khoảng 500 năm trước đó. Tôi cần tìm hiểu thêm.
Darwin và thuyết Tiến Hóa đã thường xuyên bị chống đối từ phía các “Độc Thần” Giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. Hung hăng nhất là vài hệ phái bảo thủ Tin Lành.
...
Sự chống đối phần lớn là từ những tín đồ Tin Lành cuồng tín, đầu óc thiếu chất oxy nên trở thành oxymoron...
Tôi tự thấy mình là một người không đến nỗi hạn hẹp. Tôi luôn muốn tìm hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh và muốn chấp nhận các quan điểm đối lập. Nhưng đọc thấy lời lập luận lố bịch này--không cần biết tác giả là ai--làm tôi chẳng còn hứng thú đọc thêm phần còn lại.
Sẵn dịp này, bàn luôn về từ ngữ oxymoron. Trái với nhiều người lầm tưởng, từ này không có nghĩa là "một thằng ngu vì thiếu khí oxy". Đây là một dạng tu từ (figure of speech), cần được hiểu theo nghĩa bóng, tích hợp giữa hai ngôn từ thuộc gốc Hy Lạp: 'oxy' nghĩa là nhạy bén; 'moros' nghĩa là đần độn. oxymoron dụng ý ám chỉ hai điều/vật gì đó là mâu thuẫn với nhau.
Ví dụ, theo wisegeek:
phân nửa lớn hơn (the bigger half) - câu "my half of the orange is bigger than your half" là một 'oxymoron', vì nếu đã là 'một nửa' (half) thì không có chuyện nửa này lớn hơn nửa kia.
Xấu tuyệt vời (pretty ugly) - hai từ này phản nghĩa nhau, nên khi được dùng chung, sự kết hợp ấy trở thành một 'oxymoron'. Tuy vậy, cụm từ này khá thông dụng trong những đối thoại hằng ngày, như câu "that man is pretty ugly".
Thêm nữa: "Cô Độc Khách is an oxymoron". Câu này tạm dùng được , vì có khách thì phải có chủ, mà nếu đã có chủ-khách thì làm sao mà "cô độc" (1 người) cho được.
Recent Comments