Không đùa (Biết qua @timbray): Theo cuộc thăm dò của Westin Hotels, khi được hỏi "muốn chọn XXX hay Zzz", đa số người Canada chọn XXX. Từ đó chỉ có thể kết luận: người Canada đang thiếu chất XXX một cách trầm trọng.
Đọc mấy lời bình thấy cực tếu. Ví dụ:
When you live in Canadia, as I do, and you have six months of darkness and terrible cold, plus all the igloo-living and seal-liver you can handle, of course you want to have great sex as soon as you hit clean sheets, fluffy towels and a real bathtub. Plus, have you ever had sex with frozen condoms? So, nothing at all peculiar that us Canuckers, when placed in a hotel room, would go for the horizontal rhumba over the Zzzzs.
Phản ảnh ấn tượng sai lệch của thế giới (hay chỉ là của người Mỹ?), rằng người Canada sống 6 tháng thiếu ánh nắng mặt trời, và ở trong lều tuyết như người thổ dân Eskimo.
Hôm kia 05/08/2009, vừa nghe về tác giả Corinne Maier trên chương trình Q. Cô này chủ trương: không có con sẽ giúp ích hơn cho nhân loại.
Mấy bác phân tích gia về tâm lý này rõ là kỳ quặc.
Tôi thấy câu tóm tắt của bác David Eddie, về sự ảnh hưởng của con cái đ/v bậc làm cha mẹ, thật là tuyệt:
Kids disassemble your personality, like a mechanic disassemble your car, but then they leave all the pieces on the floor, and you have to put yourself back together again. But then what you do, is that you leave out all the extraneous bits and all those frills and furbelows, and you create a very practical A-to-B device like a Jeep or a Dune Buggy, you know, and leave all the other parts on the floor.
Tức là: con cái giúp ta trở thành một con người hoàn thiện hơn.
Tôi nghĩ nhiều bậc cha mẹ không biết "put [themselves] together again", và họ trút hết mọi lỗi lầm trên đầu con cái của họ.
Thêm điểm nữa của bác Eddie mà tôi thấy cũng rất có lý: nhiều người--có thể Corinne Maier là một trong số đó--khi dấn thân vào đường làm cha mẹ, đã hy sinh cho con cái quá khả năng của họ, và sau đó đi đến hậu quả như cô Maier đã kết luận.
Đêm Thứ Sáu tôi lại nằm mộng quên đi thi: thi mãn khoá (tốt nghiệp đại học), môn toán thống kê hay là toán tích phân (calculus) gì đó--bây giờ không còn nhớ rõ--thi lúc 9h00 sáng nhưng tới khoảng 14h00 chiều mới nhớ là hôm nay thi.
Tiềm thức đang muốn báo cho tôi điều gì nhỉ. Gần đây công việc trong công ty có phần căng thẳng. Dự án WHBOE đi đến lúc gay go, thiếu nhân lực, nhân viên bộ hạ làm không vừa ý, bản thân mình làm việc quá sức ...
Không có thời gian để sưu tầm cặn kẽ. Ghi lại đây để sau này có đủ dữ kiện sẽ kiểm chứng.
“Suddenly the sunshine came in the bus and the voice said, 'Quick. Hurry up. Kill him and then you'll be safe,”' Mr. Li told one of his psychiatrists. “It was so quick, such an angry voice, and I had to do what it said. I was told that if I didn't listen to the voice, I would die immediately.”
(Trích tờ Globe and Mail)
Đó là biện lý của bị cáo Vince Li, 40t, trong phiên tòa cho một vụ giết người rùng rợn xãy ra trên một chuyến xe đò Greyhound hồi mùa hè năm ngoái. Hôm nay, phiên tòa ra phán quyết: Li không mắc trách nhiệm tội hình sự (not criminally responsible). Mens rea, một trong hai yếu tố buộc tội hình sự, không được thành lập bởi Li mắc bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia).
Mong manh thay, đường tơ ranh giới giữa sùng đạo, và cuồng tín.
Đối với những ai tôn thờ Thượng Đế, ngay cả những người trong tâm trạng bình thường, đừng nói là người mắc bệnh tâm thần, đôi khi không khỏi lầm tưởng rằng Thượng Đế đang sai khiến mình làm việc gì. Rối rắm thay, khi nhớ đoạn Sáng Thế Ký (chương 22), kể rằng Thiên Chúa đã từng bảo Abraham giết con một của mình để thử lòng tin của ông. Phải, con người cũng như phần mềm ứng dụng máy vi tính, luôn phải chịu thử thách. Có thử thách mới có hoàn thiện. Nhưng:
Thiên Chúa Thật không hề buộc con người làm điều ác (James 1:13)
Thiên Chúa có điều răn: chớ giết người (Exodus 20:13)
Với Thiên Chúa không thể có sự mâu thuẫn
Nhưng than ôi, một khi tâm trí bị bại liệt, thì làm sao còn suy xét được cho cặn kẽ? Xã hội phải có một phần chịu trách nhiệm.
Nói cho cùng, tôi vẫn chưa am hiểu lắm vì sao Chúa đã thử Abraham đến độ ấy.
Hai tuần trước (hôm 22 tháng 1) tình cờ nghe chương trình Q của đài CBC bàn về vấn đề tình yêu ngẫu nhiên (serendipity), hôm nay mới tìm ra đoạn podcast của họ. Đề tài phỏng vấn: The realism of romantic comedy (bản Việt ngữ trên VnExpress.net: Phim tình cảm làm hại tình yêu). Toàn chương trình podcast nằm ở đây. Dưới đây tôi trích đoạn phần phỏng vấn bác Bjarne Holmes, người nghiên cứu:
Phản ảnh những quan niệm lệch lạc về tình yêu:
thiên duyên tiền định, và
"Nếu anh ấy thật sự là người đồng cảm (soul mate) với tôi, thì anh ấy phải hiểu tôi đang nghĩ gì!"
Tóm tắt ý:
về thiên duyên tiền định, thà tin không còn hơn tin có.
trên thực tế, "đồng cảm" là một trạng thái do nhiều năm dày công khổ luyện mới đạt thành, chứ không phải do tự nhiên mà có.
Sáng nay thức giấc quá sớm (5 giờ mấy), nên vừa đọc xong mấy bản tin, viết xong vài lời cảm tưởng thì tôi quay lại ngủ. Liền gặp liên tiếp hai giấc mơ: 1) trở lại chỗ đậu xe bên ven đường, thấy xe bị phá cửa kính trước; 2) về tới nhà thấy cửa chính bị hớ hênh, dường như có kẻ đã xâm nhập, nhưng không mất đồ, và lạ là, tôi làm cách nào cũng không thể khóa chặt cánh cửa ấy lại.
Giấc mơ "nhà hở cửa" này hay lập đi lập lại hơi bị nhiều trong đời tôi. Dường như ngay cả khi có cái tập nhật ký (blog) này, Độc Cô Quái Khách vẫn chưa đủ phương tiện để trút cạn tâm sự.
Một sinh linh, đang cố dung hòa giữa thế giới hữu hình và vô hình.
Một người tin, đang sống giữa nhiều người không tin.
Một tội nhân đang mong tìm lại ơn cứu độ.
Có lẽ bình thường thì tôi giống như mọi người dân Toronto khác, cũng thuộc loại "chết nhát" khi nói về cái lạnh mùa đông. Lạnh có tí xíu là mặc ba bốn lớp, đội nón, quấn khăn bít mặt mũi.
Hôm qua mặc đồ văn phòng chạy ra bãi đâu xe, gồng mình (từ ngữ chuyên môn người ta gọi là "vận công") phơi thân 3 phút trong trời lạnh -18°C để lấy thẻ an ninh--thường thì tôi bỏ thẻ ngoài xe bởi chỉ cần thiết khi vào bãi đậu, nhưng sáng hôm nay đám người an ninh của bin-đinh họ mới gắng hệ thống thẻ quét điện tử dùng để vào cửa văn phòng. Gặp anh bạn đồng nghiệp đang đề máy xe, làm nóng, chuẩn bị ra về. Thấy tôi vận áo sơ mi dài tay đi ngoài trời, anh hỏi "Bộ anh không thấy lạnh sao?". Tôi trả lời, miệng run lập cập: "trời mùa thu vầy mà lạnh cái nỗi gì!"
Lạnh thì có lạnh thật. Nhưng dường như, phơi người trong cái lạnh--dĩ nhiên là trong khoảng thì thời cực ngắn, 2-3 phút gì đó--có tác dụng trị liệu nào đó, làm thể xác lẫn tinh thần phấn chấn lên, gây cảm giác máu nóng chạy rần rần trong người, cảm giác mình đang sống.
Cũng rất có thể đây chỉ là tác động tâm lý, và thật sự đầu óc tôi có vấn đề.
Recent Comments