Sunday, December 13. 2009MetrosexualCDK Kết cuộc, tôi chọn mua cái khăn đen. Friday, December 11. 2009Quà Giáng SinhCDK Cu J: 1) RipStik ( 2) Vulcan EBF-25 ( Bé K: 1) Bộ trang điểm 2) Ví Barbie Bác Hai: 1) Đi xưng tội, dọn mình đón nhận Hiện Thân Của Ông Trời giáng trần chuộc tội cho nhân loại. Bàn ngoài lề: Trước khi tìm hiểu về tội tổ tông, tôi chỉ hiểu mơ hồ về cụm từ "chuộc tội cho nhân loại". Nay thì không còn mơ hồ gì nữa về cái "hiểu". Vấn đề của hiện tại là: làm (vâng lời). Wednesday, December 9. 2009Nhất tuyết, thu '09CDK Cuối cùng thì "lão đông tà" cũng lần mò được tới Toronto. Năm nay chắc lão "ngủ vùi trong chiến thắng" hay sao mà chừng này mới đến. Thiên hạ đã trông chờ lão đã gần cả tháng nay. Bắt đầu hồi khoảng nửa đêm--lúc tôi bắt đầu đi ngủ--với đợt mưa đông đá kèm với gió gấc mạnh (gusting wind). Không biết mưa chuyển thành tuyết hồi lúc nào. Sáng dậy thì thấy tuyết đọng trên mái nhà khoảng chừng 1 phân dày thôi. Không đáng để gọi là "bão tuyết". Vậy mà bật đài ra-di-ô, nghe bàn về trận tuyết này với mức độ gì ghê gớm lắm---phi trường huỷ bỏ các chuyến bay, nhà trường huỷ bỏ các chuyến xe buýt đưa đón học sinh. Hmm...thận trọng quá độ, hay là chứng "quên theo mùa" (seasonal amnesia)? Lát nữa ra đường sẽ có dịp "trải nghiệm" mức độ trầm trọng. 07:42 Trời bây giờ hừng sáng, kịp cho tôi nhận rõ hơn, qua khung cửa sổ của phòng làm việc, rằng cơn tuyết vẫn còn đang nhẹ rơi. Tôi hơi ...ơn ớn...khi nghĩ đến mùa tuyết năm nay, bởi hai chiếc xe (của mẹ tôi và tôi) đều đậu ngoài trời, mùa này sẽ phải dọn tuyết đến hụt hơi. 2009-12-10 12:11 "Thành quả" của đợt hôm qua + vừa qua đêm, và hiện đang rơi nhẹ: 2009-12-11 08:05 Chiều hôm qua khi ra về, bước ra sân thượng nơi bãi đậu xe, lần đầu tiên trong mùa, cảm giác được "cái lạnh buốt tay" của thời tiết -8°C (thêm độ gió là -13°C), thầm nghĩ: đúng là Lão Đông Tà đã đến rồi, mặc dù chính thức ngày 21 tháng 12 mới là ngày trình làng của lão. Tuesday, December 8. 2009BướngCDK GĐ nói: Tôi muốn làm sao có thể bán kèm X với mọi hợp đồng cho Y. (Dịch: tôi muốn Y phải hết sức "khiêu gợi") KS nói: Nhưng tôi chỉ muốn X giúp khách hàng có cái nhìn tốt hơn về Y. (Dịch: Nhưng Y chỉ là tạm thời, không nên tốn nhiều công sức cho nó quá.) Không biết hai người đã cãi nhau trong bao lâu, nhưng nghe sếp tôi kể đến đây, tôi buộc miệng: Nhưng mà hai người họ đều nói cùng một ý: X sẽ giúp Y tìm thêm nhiều khách hàng. Cắm đầu, cắm cổ mà cãi, không để ý rằng, với cách diễn đạt riêng của họ, đối phương đang đồng ý với mình. Lỗi lầm này tôi cũng thường vấp phải. Nhớ lại lời Thầy Sáu đã có lần giảng dạy: "Mau nghe, chậm nói, chậm giận ..." Defined tags for this entry: công việc, độc cô cầu đạo
Saturday, December 5. 2009Tại sao thế gian lắm tôn giáo?CDK Đọc tác phẩm Living Buddha, Living Christ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi được biết rằng theo quan niệm của Phật giáo, có đến 84,000 cửa giác ngộ (dharma doors). Ngài nói thêm: "Nếu bạn may mắn tìm được một cửa, một Phật tử không thể nói rằng cửa của mình là cái cửa duy nhất dẫn đến sự giác ngộ." (tr.39) Thiên Chúa giáo thì khác. Bởi quan niệm về tội tổ tông, nên đạo Thiên Chúa (bao gồm Công Giáo La Mã và nhiều hệ phái Kitô giáo khác) cho rằng chỉ có đạo của Chúa Giêsu là đạo duy nhất để đưa đến "chánh quả". Dĩ nhiên quan niệm này, cho dù nếu là đúng, có chút tai hại. Người cho mình là chánh đạo sẽ tìm cách tiêu diệt những cái mà họ cho là tà đạo. Trong chương "Đối Thoại Thật (Real Communication)", Thầy Hạnh viết: "Nếu chúng ta quan niệm rằng mình nắm giữ độc quyền về chân lý, mà ta vẫn tổ chức cuộc đối thoại, thì đó là điều không trung thực. Chúng ta phải tin rằng đối thoại sẽ giúp ta thay đổi bản thân, và hiểu sâu, trông rộng hơn" (tr.9) (nguyên văn: "If we think we monopolize the truth and we still organize a dialogue, it is not authentic. We have to believe that by engaging in dialogue with the other person, we have the possibility of making a change within ourselves") Đoạn trên làm tôi hơi thất vọng. Dường như Thầy Hạnh vẫn chưa hiểu đạo Thiên Chúa lắm. Đồng ý là đối thoại giúp ta thay đổi bản thân, nhưng một trong những sự thay đổi đó là sự thông cảm. Dù cho chúng ta "quan niệm rằng mình nắm độc quyền chân lý", đối thoại vẫn có ích vì nó giúp ta thông cảm (và chịu đựng) được đối phương. Chúa Giêsu đã nói "hãy thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. (Matthew 5:44)". Từ đó, tôi nghĩ, tà được cho phép tồn tại là để thử lòng người chánh đạo. Người có ý khiêu khích, đặt câu hỏi: Phải chăng theo quan niệm đạo Thiên Chúa của anh, anh tin rằng Phật Thích Ca hiện giờ đang ở dưới hỏa ngục? Dĩ nhiên câu trả lời là: không. Quả thật là đạo Thiên Chúa quan niệm rằng nếu anh không tin (ở đây tôi dùng từ "tin" với ý nghĩa "tin + làm") theo Chúa Giêsu (Ông Trời Con), thì anh sẽ vào hỏa ngục, nhưng giáo lý Công Giáo cố tình không nói rằng dưới hỏa ngục hoặc luyện ngục hiện đang có những ai, bởi chúng tôi quan niệm rằng lòng khoan dung của Thiên Chúa vô bờ bến, con người không hiểu hết được. Dĩ nhiên, trong cái nhìn hạn hẹp của con người, "tà" và "chánh" chỉ là quan niệm tương đối--người ta có thể lầm "chánh" thành "tà", và tà có thể đội lốt "chánh" để làm việc đồi bại hầu bôi nhọa chánh nghĩa, v.v...Có lẽ vì lý này mà đạo Phật quan niệm "thà tin không có Thượng Đế, còn hơn là tin có", vì họ sợ suy tưởng về một đấng Toàn Năng có thể làm hư hỏng tâm trí con người chăng--nói theo kiểu kiếm hiệp là bị "tẩu hỏa nhập ma". Tôi đã nghĩ đến điều này khi tôi xem bác Karen Armstrong nói chuyện về tác phẩm mới nhất của bác ta--The Case for God ("Bào chữa cho Đấng Tạo Hóa"). Nguyên là một nữ tu sĩ của giáo hội Công Giáo, nhưng tôi không nhìn thấy chút khái niệm nào từ bác ta về đạo Thiên Chúa, và ngược lại, dường như bác ta đã hấp thụ rất nhiều giáo lý Phật giáo. Tôi vốn khâm phục Phật giáo ở chỗ: với quan niệm không có Thượng Đế, họ đã hiểu được nhiều chân lý. Cho nên, nhờ bác Karen Armstrong và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi hiểu rằng khi tín đồ Phật giáo nói "tôi không tin có Thượng Đế", thì câu nói đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Dường như ở đây, câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có thể áp dụng được: "Đừng tin những gì [họ] nói, mà hãy nhìn những gì [họ] làm [được]". Wednesday, December 2. 2009Jann Arden - Make It Christmas DayCDK
Có những bài hát làm chạm thấu đến tâm cang của người nghe. Sáng nay tôi đang lái xe trên đường đi làm, nghe bài này trên đài ra-di-ô, đến câu "get down on your knees and pray", tự nhiên rơi nước mắt lúc nào không hay. Lời nhạc, từ lyricstime.com:
Defined tags for this entry: giáng sinh, nhạc
Monday, November 30. 2009Suy nghĩ vu vơCDK Những lúc này, tôi liền có cảm giác muốn ngưng ngay sự cố gắng. Trong đám "bộ hạ" đã từng hân hạnh được tôi "chỉ huy", không biết có đứa nào đã từng có cảm giác này không nhỉ. Defined tags for this entry: công việc
Sunday, November 29. 2009Viết cho ngày Chúa Nhật 29/11/2009CDK Chiều/Tối nay đi ăn nhà hàng với gđ nhị đệ để mừng sinh nhật phụ thân tôi. Xong tiệc, ông cho tụi tôi mỗi đứa một chai rượu lạnh (ông mua sẵn đâu cả một thùng). Phần tôi, do là bợm rượu, nên ông cho hai chai. Tôi đang ngồi vừa viết bài này, vừa nhâm nhi ly thứ hai. Tôi có ý định dùng rượu để diệt vi trùng cảm. Hồi chiều đi chợ, gặp mấy chị em của chị 5, 9, và 10 (người mẹ quá cố của mấy chị này là Cô Hai của tôi, gọi Bà Nội tôi là dì ruột). Ở bên VN hai gia đình rất thân với nhau. Nhưng từ khi xãy ra vụ tôi về VN dự đám tang Bà Nội tôi, gửi nhà bên này cho mấy vị này, khi trở lại tôi khám phá mình bị mất tiền. Từ đó tôi cố ý tránh né, không muốn giáp mặt với mấy vị này nữa. Mãi tới hôm nay gặp mặt giữa chợ (không phải là lần đầu), tôi mới đứng lại "hàn quyên" chút lâu. Tôi ngạc nhiên khi 9 giới thiệu con bé gái lớn của chị, nay được 15t. Lần rồi tôi tới nhà chơi thì nó chỉ có 3-4t gì đó chứ mấy. Thời gian trôi qua mau thật. Saturday, November 28. 2009Mãi là kẻ mang tộiCDK Câu hỏi 1: Nếu gặp tha nhân đang khổ đau cùng cực, dù họ có van nài mình hay không, tôi có nên giúp họ kết liễu cuộc đời không? Trả lời, với cảm giác bất lực cùng cực: Khổ thân tôi, tôi không có quyền làm việc đó, tha nhân ạ. Câu hỏi 2: Nếu không tuân theo mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy, tôi có còn là người công giáo không? Đáp: thưa, có, nhưng là một người công giáo đang mang tội. Bởi một khi đã được rửa tội vào đạo, không ai có thể tước bỏ bí tích ấy ra khỏi thân tôi. Câu hỏi 3: Nếu biết mình đang mang tội, tại sao không hối cãi và không tái phạm nữa? Đáp: [lặng người]. Có lẽ cái cảm giác mình mãi là kẻ mang tội, mãi là kẻ đói khát, sẽ giúp tôi bớt kiêu ngạo trong đời. Câu hỏi 4: Vậy, tội tôi là gì mà ghê gớm thế? Thưa: đó là tội lười dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Câu hỏi 5: Tội này nặng hay nhẹ? Đáp: Theo GLCG Phần III, Đoạn II, Chương I, Mục III, (bản tiếng Anh từ mạng Vatican:GLCG#2181): 2181 Thánh lễ Chúa Nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống người tín hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày lễ buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn (x. CIC,1245). Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng. Hèn gì gần đây tôi có cảm giác linh hồn tôi đang chết dần, chết mòn. Câu hỏi sau chót: Nếu vì thương tha nhân mà tôi chịu mất linh hồn, thì tôi có được linh hồn mình lại hay không? Câu này tôi không có thẩm quyền để trả lời. Nhưng tôi đoán chắc là: không. Friday, November 27. 2009Hệ quả của thuyết vô thần?CDK Xem đoạn video này, thấy có tiếng vang nào của sự quan sát ở trên không nhỉ. Khi người ta cho mình chẳng khác nào côn trùng, họ có thể hành xử giống như côn trùng. Bài viết dành cho dịp khác về đối cực của đề tài: Hệ quả của "chân lý tuyệt đối". Thursday, November 26. 2009Lương tâmCDK Bạn hãy nêu lên một điều gì hoặc một việc làm gì một người có tín ngưỡng có thể làm lên, mà một người vô tín ngưỡng không thể làm. Đây là một trong vô số câu trả lời (biết qua bài viết của Lm. Tim Moyle): November 24, 2009 Tin này thật hay hư vậy Trời? Bản tin ngày 26-11-2009 của Catholic News Agency cho thấy: ETCH đã quyết định tiếp tục chăm sóc cho bé Gabriel. Người ta rùng mình khi tưởng tượng đến kết quả sẽ ra sao, nếu không có sự can thiệp của hội ADF. Đọc bài của bác Matt Gurney trên National Post cho thấy, do ngân sách thiếu hụt nên các bệnh viện ở Hoa Kỳ rất thường gặp những trường hợp tương tự--quyết định ngưng điều trị vì họ thấy không còn hy vọng cứu chữa. Đọc bài chia sẻ kinh nghiệm khác liên quan đến sự kiện, thấy bằng chứng của nỗ lực, dù cho sự việc có vô vọng đến thế nào. Trong những trường hợp này, tôi không khỏi nảy lên ý nghĩ: khi người ta loại bỏ Đấng Tạo Hóa ra khỏi công thức của sự sống, bao nhiêu hệ quả thật ghê gớm có thể xãy ra. Tại sao người ta lại hao tổn tiềm lực để điều trị cho một người "đã chết" trong khi còn bao nhiều người "đang sống" khác cần dùng đến tiềm lực ấy? Nếu bỏ mặc đứa bé cho mấy bác vô tín ngưỡng, với quan niệm "sinh tồn của kẻ mạnh" (survival of the fittest), thì chắc đứa bé này đã toi mạng. Nếu tôi phiền lòng khi đọc về những người nhân danh Kitô giáo mà làm bậy, thì lúc này, tôi vui lây khi được làm tín đồ của Chúa Kitô. Defined tags for this entry: tôn giáo
Tuesday, November 24. 2009Gia phả của Chúa Giêsu ở trần gianCDK Trởi lại đề, chương 1 của bác Ngọc thấy có chép:
Đúng ra, "2 danh sách có ba tên giống nhau" mới thật là vấn đề, bởi hai quyển Thánh Kinh trên đây ghi chép hai dòng dõi khác nhau: Ma-thi-ơ ghi chép dòng dõi từ vua Solomon, con trai của vua Đa-vít , trong khi Lu-ca ghi dòng dõi của Nathan, một người con trai khác của vua Đa-vít. Vậy tại sao, hai dòng dõi lại hội tụ lại nơi Thánh Giuse? Theo Tự Điển Bách Khoa Công Giáo, có một cách giải thích:
Trở lại vấn đề, nếu là hai dòng dõi khách nhau, vậy tại sao hai danh sách lại trùng hợp ở hai tên Zorobabel (Zerubbabel) và Salathiel (Shealtiel)? Bài viết của Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng giải thích, có thể là do trùng tên chứ không phải là cùng một nhân vật: Nếu Salathiel và Zorobabel lúc bấy giờ đã làm rạng danh trong dòng họ Solomon, thì không mấy gì lạ lùng nếu dòng họ của Nathan lấy hai tên ấy để đặt cho hậu duệ của mình. Ở đây, người đọc cần lưu ý rằng, chúng ta chỉ đề nghị một lối giải thích khả dĩ cho vấn đề; khi có sự khả dĩ, thì đối phương của chúng ta không có lý gì để cáo buộc rằng gia phả của Matthew và của Luke mâu thuẫn nhau. Lại thấy bác Trần Chung Ngọc chép:
Có lẽ là ở điểm này bác Ngọc nói đúng: Matthew và Luke đều ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse. Bởi trang Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng có nói: theo truyền thống, các giáo phụ không có ai cho rằng gia phả theo Luke là thuộc dòng dõi của Đức Mẹ Maria ("It may be safely said that patristic tradition does not regard St. Luke's list as representing the genealogy of the Blessed Virgin."). Vậy câu hỏi kế tiếp: Tại sao lại ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse trong khi Giuse không phải là cha ruột của Chúa Giêsu? Trong bộ Tổng Luận Thần Học, Phần 3, Nghi vấn 29, Mục 1, liên quan đến đề tài tại sao Chúa Giêsu lại chọn cho mình một người mẹ đồng trinh đã đính hôn, thấy Thánh Thomas Aquinas chép:
Monday, November 23. 2009Sinh hoạt Chúa Nhật 22/09/2009CDK Defined tags for this entry: gia đình
Thursday, November 19. 2009Chủng ngừa H1N1CDK Rút kinh nghiệm từ thông tin của đợt trước--xếp hàng chờ đến 4-5 tiếng đồng hồ--nên tôi đợi đến gần giờ đóng cửa (21h00) mới "trình diện" tại địa điểm trên đường Cowan (trung tâm cộng đồng Masaryk-Cowan, gần đường Queen), vào làm thủ tục, rồi chích ngay, khỏi phải đợi. Trước khi ra về, họ ban cho một tấm giấy chứng nhận: "Ngày 19 tháng 11 năm 2009, Đây chứng nhận, tên-họ đã tiêm chủng thuốc ngừa H1N1, do công ty GlaxoSmithKline chế biến". Kèm theo đó là một mẫu hướng dẫn và số điện thoại tham vấn nếu có tình trạng phản ứng gì. Chưa thấy có phản ứng. Để chờ ngủ qua đêm, sáng mai sẽ xem sao. Tuesday, November 17. 2009Đôi dòng gởi nhắn với khách đồng đạo và khác đạoCDK
Dzời ạ! Mấy bác kỳ vọng chi nơi tôi, trong khi trong đức tin, chính tôi là kẻ đói nghèo còn cần phải đi ăn xin nơi mấy bác mới đúng. Ngay cả ở những gì tôi viết, các bác cũng cần phải kiểm chứng với giới thẩm quyền của giáo hội, bởi chỉ các vị ấy mới có quyền thừa tác từ Chúa Giêsu để truyền bá đức tin. Tôi viết với mục đích chia sẻ những quá trình "tầm đạo" của bản thân, hơn là "giảng đạo". Nếu có chỗ nào không đúng thì xin các bác không ngại chỉ điểm dùm cho. Bởi tôi thấy lời của GS Randy Pausch trong Bài Giảng Cuối Cùng rất chí lý: "Khi anh [nói/làm] sai mà không ai màng nói gì cả, thì có thể là họ đã bỏ anh." Defined tags for this entry: thiên chúa giáo, độc cô cầu đạo
« previous page
(Page 4 of 44, totaling 647 entries)
» next page
|
CalendarMost Active EntriesArchivesTwitter UpdatesCategoriesShow tagged entries đốt cầu
độc cô cầu đạo đi công tác ẩm thực anh ngữ bà nội bão bảo quản xe ôtô blog công nghệ công việc cảm cúm cổ nhạc cộng đồng canada chính trị chủ nghĩa cộng sản charlie nguyễn--huyền thoại và tội ác cung tự phục hổ quyền dị ứng dịch thuật dự án XXX dawkins gò công giáng sinh giáo lý gia đình giao thông guelph hài hước hồi tưởng hội hè halloween hoa kỳ K khoa học kinh doanh kinh nguyện kinh tế lưu ý lập trình lịch sử lời nói không mất tiền mua lectio divina linux lm. nguyễn mạnh hiếu luật pháp máy tính mâu thuẫn mùa chay mai hoa dịch số mua sách trên mạng ngôn ngữ người việt khắp nơi nhà cửa nhân chứng giê-hô-va nhạc nhật bản những Điều tự thú của thánh Âu tinh những giấc mộng lập đi lập lại ontario phật giáo phoenix-az podcast quản bá thời gian quản trị mạng sức khỏe startrek summa theologica tâm lý tâm linh tình yêu tôn giáo tầng hầm tận thế tết tổ tiên tội tổ tông thánh ca thánh kinh thời tiết thiên chúa ba ngôi thiên chúa giáo toronto trần chung ngọc trung quốc tuyết võ học văn nghệ việt nam vietnamese vnch waterloo wifi xăng dầu xưng tội xe đạp y học youtube y tế Syndicate This BlogBookmarksTop Exitsen.wikipedia.org (683)
vi.wikipedia.org (178) www.cbc.ca (64) www.newadvent.org (58) www.youtube.com (43) www.citynews.ca (38) bible.cc (37) www.ccel.org (35) www.thestar.com (34) giaoly.org (31) Blog Administration |
Recent Comments