Trời quang đãng, trong lành, mây là đà, không chút dấu hiệu của sự ô nhiễm môi sinh. Tuyệt đẹp!
Mỗi lần gặp cảnh trời đẹp như vậy, tôi thường nghĩ như vầy: Tạ ơn Chúa, và tạ ơn phụ thân đã cho con cơ hội được sống ở nơi đất nước tự do này. Lần đầu tiên tôi gặp cảnh trời này là lúc tôi đặt chân lên đất nước Nhật trên bước đường tị nạn.
Thật ra nói "lần đầu tiên" thì có lẽ hơi quá đáng, vì lúc nhỏ khi làm mục đồng chăn dê ở quê nhà, tôi cũng đã gặp cảnh trời tương tự. Nhưng cảnh đó có kèm theo gió mát hiu hiu trên cánh đồng bát ngát bao la. Còn cảnh đây là cảnh trời yên tịnh, không chút gió. Ấn tượng có khác. Cảnh gió hiu hiu làm tôi hướng về quê hương. Cảnh trời yên tịnh khiến tôi khao khát đến quê trời, nơi mà tôi không dám chắc rằng mình sẽ được đến.
Trong buổi lễ an táng cho Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy, bài diễn văn của TNS Patrick Kennedy,con trai ông, làm tôi chú ý nhất:
Thêm một chứng nhân cho câu hỏi vì sao Chúa Cha cho phép sự đau khổ xãy ra trên thế gian: để loài người chiến thắng sự đau khổ như Chúa Con đã làm, với sự động viên của Chúa Thánh Thần, và từ đó trở nên thánh thiện giống như Chúa.
Trong tháng qua sức khỏe của tôi dường như có phần sa sút. Ho vẫn còn ho.
Hôm Thứ Sáu tuần rồi đi nhổ cái răng khôn cuối cùng. Lần này bị nó hành, muốn lên cơn sốt mấy hôm nay. Tối hôm kia tình cờ khám phá ra: chiêu Thất Thương Quyền của Kim Mao Sư Vương vẫn còn xài được. Chiêu này mấy năm trước tôi có lần xài thử, để kích thích cơ thể tự phục hồi mau hơn.
Sáng Thứ Bảy, nhận i-meo của mẫu thân--lại là những lời lẽ than oán, trách hờn. Tôi đã bắt đầu viết hồi âm, viết một tràng thật dài, cuối cùng thì xóa bỏ hết, cảm thấy lời nói trong lúc này sẽ là vô nghĩa. Ngôi Lời của Chúa đã xong việc. Giờ phải cậy nhờ tới Đức Thánh Linh. Tức là, những gì đã nói và muốn nói, hãy thể hiện bằng việc làm. Ai biểu tôi khơi khơi dùng thất thương quyền vốn chỉ để đánh mình, đem đi đả thương lòng tự ái của Mẹ làm gì. Từ trước tới nay tôi cứ ngỡ đây là một thử thách cho Mẹ tôi, nhưng thật ra nó là thử thách cho tôi, tức là: làm thế nào cho bà hiểu được tâm ý của tôi, và họa may tác động đến tâm ý của bà. Chỉ có thể thể hiện bằng việc làm thôi, bởi nói nhiều cũng bằng thừa, mà còn bị mắng là "hậu sinh không hiểu biết mà lại bày đặt phê phán" và hỗn xược "dạy đời" bà. Nhưng...làm bằng cách nào đây?
Tuần rồi, qua chương trình CBC Listeners' Choice Podcast, tôi được nghe lại cuộc phỏng vấn (phát sóng lần đầu ngày 2001-10-21) với nguyên Giám Mục John Shelby Spong của Giáo Hội Tân Giáo (giáo hội Anh ở Hoa Kỳ):
Gợi nhớ lần trước tôi nghe về John Shelby Spong trên CBC Tapestry 2007-05-29. Bỏ chút công ra tìm kiếm thì tôi gặp cuộc tranh luận này: Spong vs Craig (2005). Phần 1 có đoạn phát hình ở đây:
Đêm qua vừa mơ một giấc mơ rối óc. Tôi làm linh mục, dâng lễ lần đầu, lọng cọng chẳng biết phải làm gì. Cha Tập đứng bên cạnh, nhắc từng ly từng tí. Tôi bực dọc, liếc cha Tập như thể muốn nói, "Cha đừng nhắc nhiều quá, tôi biết tôi phải làm gì mà".
Sau lễ, Cha Bá hỏi, "từ ngày nhậm chức tới nay chưa hề dâng lễ lần nào sao?" Tôi thưa rằng chưa. Cha bảo, "Cha rất tiếc đã không có ở đây để chỉ dẫn cho mầy."
Điểm "rối óc" là ở chỗ: lúc ấy tôi đã có vợ con.
Nhớ năm nào hồi còn ở bên Nhật, cha Hồng Kim Linh có lần hỏi tôi, "Có muốn đi tu không? Cha giới thiệu cho". Tôi chỉ cười bù trừ, dường như chừng 12 tuổi ấy cũng đã tự ý thức được rằng, cỡ như tôi "quỉ khóc, thần sầu", chăn mình còn chưa xong đừng nói chăn chiên, đi tu chỉ có thể làm bại hoại cái thiên chức làm môn đệ Chúa mà thôi.
36 Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện." 37 Rồi Người đưa ông Phê-rô và hai người con ông Dê-bê-đê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy." 39 Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."
Chén ấy không chỉ đơn giản ám chỉ cuộc tử nạn mà Ngài sắp phải chịu, mà là tội lỗi của thế gian. Nỗi đau to tát nhất của Chúa Giêsu là mặc dù Ngài đang đích thân tiến hành công cuộc cứu độ, vẫn sẽ có nhiều linh hồn bị mất mát bởi do sự lựa chọn của chính họ. Đó là chén đắng mà Ngài đã xin Chúa Cha cất đi, để khỏi phải bị mất đi biết bao nhiêu sinh linh mà Ngài hằng yêu dấu. (Sưu tầm: Palm Sunday 09)
Sắp đến ngày tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa. Tâm hồn tôi có gì đó bất an. Phải chăng tôi bất an vì cảm nhận cực hình Chúa phải gánh chịu cho tôi, hay là tôi bất an bởi tội lỗi của chính mình chưa được hòa giải?
Ở đời hiếm có sự hoàn hảo. Ta phải tập sống cho thật tốt với những sự không hoàn hảo (của chính mình và của những người chung quanh mình), và từ đó khiến cho nó trở nên hoàn hảo hơn.
Ý niệm trên đây, chắc nhất định là tôi đã học được từ đâu đó, chứ không phải do tự tôi nghĩ ra.
Trời hãy còn sớm. Đi ngủ tiếp đây.
(Refrain)
Transfigure us, O Lord,
transfigure us, O Lord.
Break the chains that bind us;
speak your healing word,
and where you lead we'll follow.
Transfigure us, O Lord.
1. Down from heights of glory
into the depths below,
the love of God self-emptied,
the love of God to show.
You light the path before us,
the way that we must go.
2. Light for those in darkness,
the hungry have their fill,
glad tidings for the humble,
the healing of all ills;
in these we glimpse your glory,
God's promises fulfilled.
3. Pardon for the sinner,
a shepherd for the sheep,
a drink of living water
for all who thirst and seek,
and feasting at your table,
the lowly and the least.
4. To the holy city,
Jerusalem, you go;
your face set toward the ending,
the cross to be your throne.
Shall we journey with you
and share your paschal road?
Hình như tôi vừa mơ hồ nhận ra, tập luyện quyền cước có thể chế ngự được hỏa dục. Thảo nào mấy vị hòa thượng Thiêu Lâm từng dày công khổ luyện như thế.
Phong trào khuyến mãi của hội Community Christian Church, nhái theo mấy mẫu quảng cáo "PC vs. Mac" của công ty Apple.
Theo phân biệt trên đây, tôi hiện là 100% người theo đạo Chúa, và 0.01% theo Chúa. Về phần 0.01%, tôi đang cố gắng nỗ lực, và hy vọng đến lúc phải lìa cỏi trần này thì sẽ đạt, không hẳn là 100%, nhưng vừa đủ để đẹp lòng vị Chúa Tể Càn Khôn.
Tôi hiểu được động cơ của mấy mẫu quảng cáo trên--nhiều người theo đạo chú trọng bề ngoài của việc tín ngưỡng hơn là nội tâm--nhưng phân biệt như thế này hơi bị ... ngớ ngẩn, bởi theo định nghĩa, người theo đạo Chúa ắt phải là người theo Chúa. Cần chăng phải tạo thêm một danh từ mới để chia rẽ dân Chúa?
Hôm 17-09-2007, tôi bắt đầu bài viết với tựa đề như trên, nhưng cho tới nay chưa viết câu nội dung nào cả.
Hôm nay bắt gặp bài viết trên Roman Catholic Blog về việc Tổng Giám Mục Bathersby của Brisbane phế chức quản nhiệm nhà thờ Thánh Maria (South Brisbane, Úc Châu) của linh mục Peter Kennedy. Trích đoạn:
"Can you possibly think any individual can believe that Jesus was born of the Virgin Mary," [Father Peter Kennedy] said.
...
"In the medieval times you might have understood that, but do you expect modern people today to believe that somehow she was impregnated with the Holy Spirit?"
...
"It's not we who are in schism with the Catholic Church, The Catholic Church is not in sync with its own people."
I can think of no major moral issue in the world today where the denial of the objectivity of Truth is not at the root of modern evil.
Tôi thích câu cuối của tác giả bài blog: "Tôi không nghĩ ra được một vấn đề đạo đức nào của thế giới ngày nay, mà trong đó sự phủ nhận, về chân lý khách quan, không phải là nguồn gốc của sự ác hiện đại."
Sáng nay thức giấc quá sớm (5 giờ mấy), nên vừa đọc xong mấy bản tin, viết xong vài lời cảm tưởng thì tôi quay lại ngủ. Liền gặp liên tiếp hai giấc mơ: 1) trở lại chỗ đậu xe bên ven đường, thấy xe bị phá cửa kính trước; 2) về tới nhà thấy cửa chính bị hớ hênh, dường như có kẻ đã xâm nhập, nhưng không mất đồ, và lạ là, tôi làm cách nào cũng không thể khóa chặt cánh cửa ấy lại.
Giấc mơ "nhà hở cửa" này hay lập đi lập lại hơi bị nhiều trong đời tôi. Dường như ngay cả khi có cái tập nhật ký (blog) này, Độc Cô Quái Khách vẫn chưa đủ phương tiện để trút cạn tâm sự.
Một sinh linh, đang cố dung hòa giữa thế giới hữu hình và vô hình.
Một người tin, đang sống giữa nhiều người không tin.
Một tội nhân đang mong tìm lại ơn cứu độ.
Theo tin (nghe trên đài CBC Radio One tối hôm qua trên đường về), Hiệp hội Tự Do Tư Tưởng ở Toronto dự định nhập khẩu chiến dịch khuyến mãi thuyết vô thần, từ Anh quốc vào Canada, với khẩu hiệu quảng cáo: "Rất có thể Thượng Đế không tồn tại. Đừng lo lắng nữa và hãy hưởng thụ cuộc đời của bạn (There is probably no God. Now stop worrying and enjoy your life)".
Ý tưởng thoáng lên, khi nghe qua khẩu hiệu trên: buông thả bất kể (reckless abandonment).
Sáng hôm qua tôi bị tố tuyết.
Anh chàng kia đi bộ băng băng trên lối xe hơi chạy--chắc cậu ta nghĩ đường đi bộ bị ngập tuyết cho nên cậu ta có quyền đi trên đường xe ôtô. Thấy tôi đang trườn tới, anh ta vẫn không tránh đường. Tôi tưởng tôi đã quá tử tế khi đã thận trọng tiến tới càng chậm hơn, cố ý tránh làm bắn tóe nước bùn vào cậu ta. Nào ngờ, vừa chạy ngang thì đã được thưởng cho một quả bom tuyết mà cậu ta đã thủ sẵn trong tay tự bao giờ.
Thú thật, phản ứng đầu tiên của tôi là muốn đậu xe lại, và ngay lập tức chạy ra lượm một quả tuyết, vố trả vào mặt cậu ta một phát cho hả giận. Phản ứng tiếp sau đó là: thôi, cho qua.
Nhân đây gợi lên một chút nhận xét. Có một số người, không phải chỉ cậy trông vào sự tốt bụng của người xa lạ, mà họ còn đòi hỏi sự tốt bụng ấy. Lối suy nghĩ ấy dẫn giải như thế này:
Anh nên đối xử tốt với tôi.
Nếu anh không xử tốt với tôi thì anh có lỗi.
Nếu anh gây lỗi với tôi thì tôi có quyền trừng phạt anh để rửa nhục và đòi lại công lý.
Lập lại bước 1 cho người "bị trừng phạt".
Thấy cũng có lý nhỉ. Trừ phi, còn có cách giải quyết khác: thôi thì tôi đành chịu cái nhục bởi chưa tử tế đúng mức, để chấm dứt cái vòng lẩn quẩn của oán thù.
Dường như đó là cái gương cư xử mà Chúa Giêsu đã để lại (gợi ý: tội tổ tông), và chắc cũng là ngụ ý của câu dạy "Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu các con" (Ga 15:12).
Recent Comments