Lịch [Tây phương] tính một năm có 365 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ của trái đất quanh mặt trời mất chính xác là 365 ngày và 6 giờ. Cho nên mỗi 4 năm, số giờ còn dư tích tụ lại được thêm 1 ngày (24 giờ). Vì thế, ngày dư ấy được cộng vào niên lịch để giữ phép tính ngày/năm cho phù hợp với vị trí của mặt trời.
Ngoại trừ những năm chia hết cho 100 mà lại không chia hết cho 400.
Vì thế các năm như 1996, 2000 và 2400 là năm nhuận nhưng các năm 1899, 1900, 2100 thì không phải (theo quy tắc 1 và 1 & 2 tương ứng).
Lý do nằm sau quy tắc này như sau:
Lịch Gregory được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân ở châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để đảm bảo ngày lễ Phục Sinh có thể điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn.
Một năm xuân phân (tính giữa hai tiết xuân phân kế tiếp nhau) là khoảng 365.242375 ngày.
Quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365.2425 ngày.
Sự sai khác rất nhỏ này (trên 0.0001 ngày) có nghĩa là sai số thời gian sẽ tích lũy đủ một ngày trong khoảng 8 năm. Nhưng trong thời gian của 8 năm thì độ dài của một năm xuân phân cũng sẽ thay đổi theo một lượng mà chúng ta không thể dự báo chính xác trước..Vì thế quy tắc tính năm nhuận của lịch Gregory là đủ thỏa mãn.
Tây Phương có thêm cái rắc rối này là nhờ công đức của Đức Giáo Hoàng Gregory XIII (1502-1585)--Lịch Tây phương còn được gọi là lịch Gregory (Gregorian calendar).
Cuối tuần qua ngồi ăn tối với mẫu thân tôi, chợt nghe bà kể về một ông nào trong đạo Công Giáo, vì "đọc được ở đâu đó thấy người ta nói Chúa Giêsu không phải là Thiên Chúa mà chỉ là một người thường có vợ, có con...". "Khám phá" ra điều ấy, ông này như vỡ mộng, bèn bỏ đạo.
Không biết chuyện ông kia bỏ đạo có thật hay không (biết rằng con người, nhất là người Việt, hay thích nghe những lời đồn nhảm). Nếu thật vậy thì quả là buồn cho những ai yếu lòng tin--lời Chúa thì chấc vấn đủ điều, trong khi miệng điêu ngoa của Sa-tăng thì vội cả tin mà không chịu tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề.
Về đề tài Mật Mã Da Vinci, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, hồi năm 2005, đã có bài viết mang tựa đề Ánh Sáng Phúc Âm. Những tưởng người trong đạo nên đọc và tìm hiểu, ngõ hầu có đủ thông tin để bênh vực đạo mình một cách sáng suốt, hơn là chỉ xua tay bảo rằng, "thằng cha Dan Brown viết toàn tầm bậy". Ở đây tôi xin trích dẫn một đoạn từ bài của bác Ngạn:
Điều quan trọng đáng nói ở đây là: nếu The Da Vinci Code chỉ là một tiểu thuyết thuần túy thì không ai bận tâm, bởi trong một xã hội mà tự do tư tưởng được tôn trọng tối đa như Hoa Kỳ, thì người viết tiểu thuyết có quyền tưởng tượng ra bất cứ nội dung gì, không ai có quyền bắt bẻ. Nhưng đàng này, tác giả Dan Brown cứ nhấn mạnh nhiều lần rằng: Những điều ông viết trong The Da Vinci Code đều là những sự kiện lịch sử, nghĩa là dựa trên những tài liệu có thật! Đó mới là mối bận tâm của những người nặng lòng với sự thật lịch sử cũng như với niềm tin Tôn Giáo. Những kẻ chuyên săn tìm đề tài lạ, vừa đọc The Da Vinci Code đã vội vàng lên tiếng hết lời ca ngợi. Chẳng hạn tờ Library Journal gọi đó là “a masterpiece should be mandatory reading”(một kiệt tác bắt buộc phải đọc) . Tuần báo Publisher’s Weekly thì gọi nó là “an exhaustively researched page-tuener about secret religious societiees, ancient cover up and savage vengeance” (một công trình khảo cứu kiệt lực về các tổ chức tôn giáo bí mật, về sự che đậy lâu đời và trả thù man rợ).’
...
Mã Da Vinci của bác Brown lấy nhiều chi tiết từ những cuốn dị kinh như Phúc Âm Của Philípê, Phúc Âm của Maria (Mađalêna). Theo mạng Công Giáo Bách Khoa Toàn Thư, những cuốn kinh điển này có thể bị người ta mạo danh là ông Philípê và bà Maria Mađalêna để viết, vì đã được ra đời mấy trăm năm sau khi các nhân vật ấy đã qua đời. Hơn nữa, chúng chứa đựng những chi tiết mâu thuẩn với nhiều nguồn tài liệu khác về cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu, nên càng chứng tỏ mục đích của họ là phá hoại chứ không phải là nhân chứng. Vì thế Giáo Hội đã quyết định không liệt kê nó vào bộ sách Tân Ước; hoàn toàn không phải vì muốn che giấu sự thật, như lời đồn đại.
Mấy năm trước (~'99), khi quá rảnh rỗi, ngồi dưới tầng hầm nhà của phụ thân tôi, tôi đã tự mò, tấu được nguyên cả bài này. Nay thì đã trả lại cho mây gió hết rồi.
Lâu rồi, hôm nay lại trở lại tật khó ngủ.
Xuống lầu hâm ly sữa nóng, lên nghe lại bản độc tấu của nhạc sĩ Văn Vĩ. Lục Quyền Huyền Cầm là một trong hai nhạc cụ mà tôi thích nhất (nhạc cụ kia là cây Hạ Uy Cầm).
Có cha, con sẽ thông minh hơn
Những đứa trẻ có cha gắn bó với cuộc đời mình sẽ hạnh phúc hơn và thành công hơn so với những em thiếu vắng người bố.
Hèn gì. Hồi tôi còn nhỏ phụ thân tôi bận đi sĩ quan, rồi sau '75 bận đi tù cải tạo suốt 6 năm, tiếp theo bởi 3 năm tù vượt biên. Khi về thì tôi đã hơn 10 tuổi nốt. Chẳng trách sao ngày nay tôi đần độn quá đỗi.
Tôi tin Kinh Thánh dạy rằng, con người sanh ra là để trưởng thành trong linh hồn. Chúng ta đến đây để đem cái tia sáng của Thượng Đế ấy, đang hiện hữu trong mỗi người chúng ta, để nâng cao nó, làm sâu sắc nó, đánh bóng nó cho sáng ngời, và rồi sau cùng trả nó lại cho Đấng Tạo Hóa, tốt hơn--bằng cách nào đó--so với lúc mình lãnh nhận nó. Và đó, tóm lại, là lý do tại sao chúng ta tồn tại ở đây.
(I believe that the Bible teaches, that human beings were created to grow in soul. We're here to take that spark of the divine that is inside of us, to elevate it, to deepen it, to burnish it to a shine, and to return it to Our Maker, better in some way than we first received it. And that, in sum, is why we are here.)
"Tia sáng của Thượng Đế". Tia sáng của Thiên Chúa. Linh hồn. Lương Tâm. Tất cả tên gọi này không phải chỉ là một hay sao?
Tôi tìm câu giải thích này đã khá lâu. Muốn tiêp nối thêm định nghĩa này ti tí: "...và rồi sau cùng trả nó lại cho Đấng Tạo Hóa, tốt hơn, và đồng thời làm cho Khu Vườn Tạo Hóa thêm phì nhiêu hơn".
"Khu Vườn Tạo Hóa"? Ý nói con người, vạn vật, trái đất, thiên hà, vũ trụ, ...
Recent Comments