Entries tagged as trần chung ngọc
Tuesday, March 2. 2010
CDK Trên Spiritual Exercises blog có loạt bài hướng dẫn tập Linh Thao rất hay. Ở đây tôi ghi lại chút cảm nghĩ khi đọc bài này: III. Self-Control: The End of Creatures (Hãm mình: Mục tiêu của mọi tạo vật). Trích đoạn:
Yêu mến, say mê sự trần tục không có tội; có tội chăng là khi ta say mê chúng ngoài ý niệm về Ông Trời, khi chúng ta dừng lại ở sự hưởng thụ chúng, dừng lại trước khi tấm lòng ta được cảm hóa bởi Đấng đã tạo nên chúng.
[To love God’s creation isn’t sinful; it is sinful only to love them independent of God, stopping before our hearts can be turned toward the Creator.]
và:
Mọi vật đều là phương tiện cho ta tìm hiểu về Ông Trời. Sự tốt lành của chúng làm chứng cho Đấng đã tạo nên chúng. Chúng là phương tiện để cho ta yêu mến Ngài hơn...Ta được [Ông Trời] tạo nên để ngợi khen, sùng bái, và phụng sự [Ngài]. Mọi tạo vật đều phải được sắp đặt cho mục tiêu này, và chúng ta sẽ chẳng ham muốn điều gì khác ngoài những thứ có thể giúp ta đạt đến mục đích ấy.
[All things are a means to know God (Rom 1:20). Their goodness testifies to the goodness of the One who created them. They are a means to love Him more...We were made to praise, reverence, and serve God. All created things must be ordered to this end and we should prefer nothing except insofar as it helps us praise, reverence, and serve as we were created to do.]
Đọc đến đây, tôi nhớ lời bất bình của một người bạn "vô thần" của tôi đã thốt lên mấy năm trước: "Ông Trời ích kỷ thật nhỉ. Tôi đâu có đòi được tạo ra (I didn't ask to be here). Tại sao lại tạo nên tôi, lại bắt tôi phải thờ lạy, bắt tôi phải chịu khổ?"
C.S. Lewis, trong The Problem of Pain, đã lý giải:
"Phải chi tôi đừng được sanh ra thì tốt biết mấy"--tốt như thế nào? Tôi có thể hưởng lợi gì, nếu tôi không hiện hữu?
["It would be better for me not to exist" - in what sense "for me"? How should I, if I did not exist, profit by not existing?]
...
Nếu thế gian hiện hữu cốt không phải để ta yêu mến Ông Trời, nhưng để Ông Trời yêu mến ta, thì như vậy là để ngõ hầu cho ta được lợi. Nếu Đấng vốn không thiếu điều gì, tự chọn lựa để cần đến ta, đó là vì chính ta cần đến sự cần kíp đó."
[If the world exists not chiefly that we may love God but that God may love us, yet that very fact, on a deeper level, is so for our sakes. If He who is in Himself can lack nothing chooses to need us, it is because we need to be needed.]
Đâu có ai, khi ăn cơm hay uống nước, lại thốt lên rằng "tại sao lại bắt tôi phải ăn/uống?" Và, bác Lewis cũng từng nói: "Nếu ta không tập ăn thứ thức ăn duy nhất mà vũ trụ này làm ra, thì ta đành phải chịu đói vĩnh viễn thôi".
Khi tiến sĩ Trần Chung Ngọc, trong tác phẩm chống Kitô giáo mang tên "Giêsu là ai?", bàn về đoạn Kinh Thánh Matthew 15:21-28, đã chê bai rằng "tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị", thì chắc bác ta đã không nhận ra (hoặc không chấp nhận) quan điểm này của C.S. Lewis. Tôi nhìn thấy chính tôi trong người đàn bà xứ Canaan này, không phải vì tôi là người "phi Do Thái", nhưng là vì tôi là kẻ đầy khuyết điểm. Và tôi cầu mong rằng, khi giờ phút thử thách của tôi sẽ đến, tôi sẽ có đủ sự khiêm hạ để thưa với Chúa tôi rằng: "Vâng, lạy Ngài, tôi chấp nhận rằng thức ăn ngon của Ngài là để dành cho các con ngoan của Ngài. Nhưng lũ chó con như tôi cũng cần phải có ăn để được sống. Xin ban cho tôi những mảnh bánh vụn mà các con ngoan của Ngài đã bỏ thừa."
Tuesday, November 24. 2009
CDK Đọc tác phẩm "Giêsu là Ai?" của bác Trần Chung Ngọc quả là một cực hình--toàn là lời lẽ khinh miệt, chẳng có chút nào tinh thần đối thoại liên tôn từ một tín đồ Phật giáo. Đây là bài học cho tôi khi đối thoại với tín đồ Chứng Nhân Giê-hô-va.
Trởi lại đề, chương 1 của bác Ngọc thấy có chép:
theo Matthew 1:1-17 thì các thế hệ tiếp nối giòng họ Giê-su từ vua David như sau:
David, Solomon, Rehoboam, Abijah, Asa, Jehoshaphat, Jehoram, Uziah, Jotham, Ahaz, Hezekiah, Manasseh, Amon, Josiah, Jeconiah, Shealtiel, Zerubbabel, Abiud, Eliakim, Azor, Zadok, Akim, Eliud, Eleazar, Matthan, Jacob, Joseph, Jesus.(tất cả là 27 thế hệ.)
Nhưng theo Luke 3:23-28 thì các thế hệ tiếp nối từ vua David tới Giê-su như sau:
David, Nathan, Matthata, Menna, Melea, Eliakim, Jonam, Joseph, Judah, Simeon, Levi, Mathat, Jorim, Eliezer, Joshua,, Er, Elmadam, Cosam, Addi, Melki, Neri, Shealtiel, Zerubbabel, Rhesa, Joanan, Joda, Josech, Semein, Matthathias. Maath, Naggai, Esli, Nahum, Amos, Matthathias, Joses, Jannai, Melki, Leci, Mathat, Heli, Joseph, Jesus. (tất cả là 42 thế hệ.)
Chúng ta nên để ý rằng, trong 2 danh sách trên kể về dòng dõi của Giê-su, chỉ có ba tên giống nhau (chữ đậm), còn thì hoàn toàn khác biệt, và Matthew kê ra 27 thế hệ trong khi Luke kê ra 42 thế hệ. Nếu những tên thế hệ đều giống nhau thì chúng ta có thể cho rằng Matthew bỏ sót, liệt kê cách quãng những thế hệ tiếp nối từ David đến Giê-su. Nhưng rõ ràng là không phải vậy.
Đúng ra, "2 danh sách có ba tên giống nhau" mới thật là vấn đề, bởi hai quyển Thánh Kinh trên đây ghi chép hai dòng dõi khác nhau: Ma-thi-ơ ghi chép dòng dõi từ vua Solomon, con trai của vua Đa-vít , trong khi Lu-ca ghi dòng dõi của Nathan, một người con trai khác của vua Đa-vít.
Vậy tại sao, hai dòng dõi lại hội tụ lại nơi Thánh Giuse? Theo Tự Điển Bách Khoa Công Giáo, có một cách giải thích:
Estha cưới Mathan, con cháu của vua Đa- vít bởi Solomon, và trở thành mẹ [ghẻ] của Jacob; sau khi Mathan chết đi, bà ta lấy ông chồng thứ hai, Mathat, cũng là con cháu vua Đa-vít nhưng thuộc dòng dõi Nathan, và do đó trở thành mẹ [ghẻ] của Heli. Jacob và Heli do đó trở thành anh em trong giới luật. Heli cưới vợ, nhưng chết không có con; góa phụ của ông ta, theo luật của người Levi bấy giờ, trở thành vợ của Jacob, và hạ sanh Giuse. Giuse là con ruột của Jacob nhưng cũng là con của Heli theo pháp luật, và do đó kết hợp hai dòng dõi của nhà vua Đa-vít.
Trở lại vấn đề, nếu là hai dòng dõi khách nhau, vậy tại sao hai danh sách lại trùng hợp ở hai tên Zorobabel (Zerubbabel) và Salathiel (Shealtiel)? Bài viết của Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng giải thích, có thể là do trùng tên chứ không phải là cùng một nhân vật:
Nếu Salathiel và Zorobabel lúc bấy giờ đã làm rạng danh trong dòng họ Solomon, thì không mấy gì lạ lùng nếu dòng họ của Nathan lấy hai tên ấy để đặt cho hậu duệ của mình. Ở đây, người đọc cần lưu ý rằng, chúng ta chỉ đề nghị một lối giải thích khả dĩ cho vấn đề; khi có sự khả dĩ, thì đối phương của chúng ta không có lý gì để cáo buộc rằng gia phả của Matthew và của Luke mâu thuẫn nhau.
Lại thấy bác Trần Chung Ngọc chép:
Một vài nhà thần học Ki Tô đã đưa ra một cách giải thích có tính cách ngụy biện nhưng không được thông minh cho lắm. Đó là gia phả của Giê-su theo Luke là theo dòng họ mẹ, nghĩa là Maria, chứ không phải là dòng họ bố là Joseph. Nghiên cứu về cổ sử và truyền thống Do Thái, các học giả đã bác bỏ lý luận ngụy biện này. Thật vậy, cả Matthew và Luke đều ghi Giê-su thuộc dòng dõi cha là Joseph chứ không ghi Giê-su thuộc dòng họ mẹ là Maria.
Có lẽ là ở điểm này bác Ngọc nói đúng: Matthew và Luke đều ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse. Bởi trang Tự Điển Bách Khoa Công Giáo cũng có nói: theo truyền thống, các giáo phụ không có ai cho rằng gia phả theo Luke là thuộc dòng dõi của Đức Mẹ Maria ("It may be safely said that patristic tradition does not regard St. Luke's list as representing the genealogy of the Blessed Virgin.").
Vậy câu hỏi kế tiếp: Tại sao lại ghi chép dòng dõi của Thánh Giuse trong khi Giuse không phải là cha ruột của Chúa Giêsu?
Trong bộ Tổng Luận Thần Học, Phần 3, Nghi vấn 29, Mục 1, liên quan đến đề tài tại sao Chúa Giêsu lại chọn cho mình một người mẹ đồng trinh đã đính hôn, thấy Thánh Thomas Aquinas chép:
[Ấy] là điều hợp tình hợp lý vì 3 nguyên nhân: vì lợi ích riêng của Ngài, vì lợi ích cho Mẹ Ngài, và vì lợi ích cho chúng ta.
Trong lợi ích cho Chúa Giêsu, có 4 lý do. Thứ nhất: Kẻo lời đồn thị phi của những kẻ nghi ngờ, mà cho rằng Ngài là con hoang. Vì lẽ này, Thánh Ambrose đã nói về Luke 1:26-27: "Làm sao chúng ta có thể trách Herod hay dân Do Thái nếu họ có ý bách hại một kẻ đã được sanh ra bởi tội thông dâm?" Thứ hai, để theo tập tục, hầu cho gia phả của Ngài được vạch theo dòng dõi của [người cha dưới thế gian]. Do đó, Thánh Ambrose đã nói về Luke 3:23: "Đấng đã đến trong thế gian, theo tập tục của thế gian, cần phải được danh chánh, ngôn thuận. Với mục đích này, tục lệ đòi hỏi người đàn ông [trong hai vợ chồng] phải là người đứng ra làm thủ tục ghi danh, bởi đàn ông là đại diện cho gia đình trong nghị viện và tòa án. Tập tục trong Thánh Kinh cũng cho thấy dòng họ của người đàn ông luôn được dùng để liệt kê gia phả". Thứ ba, vì an toàn cho đứa bé sơ sinh, kẻo quỷ thần lại mưu đồ ám hại Ngài. Vì lẽ này, Thánh Ignatius đã nói rằng Đức Bà phải được đính hôn, "hầu cho phương cách hạ sanh của Ngài được che giấu khỏi tai mắt của quỷ thần". Thứ tư, hầu cho Ngài được che chở bởi cha nuôi là Thánh Giuse, người được gọi là "cha" của Ngài, bởi là người đã nuôi dưỡng Ngài dưới thế gian.
Việc ấy phù hợp cho Đức Mẹ Maria bởi 3 lý do. Thứ nhất, bởi thế Đức Bà mới được thoát khỏi sự trừng phạt của người thế gian, đó là "kẻo Bà bị ném đá cho đến chết, bởi người Do Thái, vì tội thông dâm", theo lời Thánh Jerome. Thứ hai, để bảo toàn cho danh tiết của Đức Bà; Thánh Ambrose nói về Luke 1:26-27: "Bà phải được đính hôn, ngõ hầu tránh khỏi sự tổn thương bởi tai tiếng là kẻ bị xúc phạm tiết hạnh, khi bào thai trong bụng Bà lớn dần". Thứ ba, như Thánh Jerome nói, để hầu cho Thánh Giuse có thể chăm sóc cho bà.
Việc ấy cũng gây lợi ích cho chúng ta bởi 5 lý do.
Thứ nhất, do vậy mà Thánh Giuse có thể làm chứng cho chúng ta về sự hạ sanh của Chúa Giêsu bởi một người nữ đồng trinh. Thánh Ambrose nói: "Chồng bà là một chứng nhân đáng tin cậy về sự trong sạch của bà, vì bởi lẽ ra ông phải oán trách bà do sự ô nhục ấy, và trả thù vì bà làm tổn thanh danh ông, nếu thật sự ông không chấp nhận mầu nhiệm."
Thứ hai, bởi thế lời lẽ của Đức Bà trở nên đáng tin cậy hơn khi bà khẳng định sự trong sạch của mình. Thánh Ambrose nói: "Niềm tin nơi lời nói của Đức Bà Maria được thêm sức mạnh, động cơ của lừa dối được dẹp tan. Nếu bà không được đính hôn khi mang thai, bà sẽ bị buộc phải che giấu bằng lời dối. Khi đã được đính hôn, bà không còn lý do để nói dối, trong khi sự mang thai là một tặng thưởng của hôn nhân và nó chúc phúc cho sự kết hợp vợ chồng. Hai lý do trên đây, góp phần tạo sức mạnh cho đức tin của chúng ta.
Thứ ba, ngõ hầu cho mọi sự bào chữa có thể được loại bỏ đối với những trinh nữ khác, cho dù muốn thận trọng, lại rơi vào sự ô nhục. Thánh Ambrose nói: "Thật là điều không thích hợp nếu các trinh nữ để mình bị vấp phải tai tiếng xấu, và rồi lại viện cớ rằng chính Đức Mẹ Chúa Trời đã từng bị áp bức bởi ô danh".
Thứ tư, bởi vì sự kiện này mà Giáo Hội công giáo lấy làm gương, đó là một nữ đồng trinh, nhưng lại được đính hôn với người đàn ông (Chúa Kitô), như Thánh Augustine nói (trong tác phẩm De sancta virginitate, quyển xii).
Thứ năm, bởi Đức Mẹ Chúa Trời được đính hôn và lại là nữ đồng trinh, cả hai lối sống trinh tiết và kết hôn được tôn vinh qua con người Bà, ngược với những kẻ dị giáo nào đã từng gièm pha lối này hay lối nọ.
Thursday, September 10. 2009
CDK Mấy tháng trước, ngoài ý muốn của tôi, tôi bị "liên lụy" vào mấy cái mailing list nho nhỏ của các cựu sĩ quan hải quân VNCH mà phụ thân tôi là thành viên. Từ nhỏ trở thành lớn. Từ đó tới nay, tự nhiên dính vô mấy "cha" viết toàn chuyện gì đâu: chống cộng có, chống người quốc gia có, chống tôn giáo có. Họ lại CC luôn địa chỉ email của các hội đoàn, các tòa soạn bên VN. Có nghĩa là: có thể các cơ quan chính quyền và, đáng ngại hơn là, các công ty quảng cáo bên VN đã nắm được địa chỉ email của tôi. Đau cái đầu!
Gần đây, thấy có ai đó gửi bài chống Công Giáo của "giáo sư tiến sĩ" Trần Chung Ngọc. Bác này tôi từng được "biết" qua.
Có lẽ đối với giới học giả bên VN, GS Ngọc chống tôn giáo ở tầm cỡ như Richard Dawkins bên Anh Quốc hoặc Sam Harris bên Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã cho qua, vì thấy ngôn từ của Trần Chung Ngọc rất lỗ mãn, có vẽ như GS Ngọc cố ý sỉ nhục hơn là bàn luận với người Công Giáo. Dawkins chống tôn giáo nhưng ít ra ông đã dùng lập luận của những nhà thần học như Thánh Thomas Aquinas để phản biện. Đằng này, GS Ngọc chỉ lý luận một chiều, chỉ dùng lý luận của những người chống Công Giáo để hỗ trở cho luận điểm của mình.
Khi đọc các tác phẩm chống Công Giáo, ấn tượng đầu tiên của tôi là: ừ, lập luận khá hùng hồn, khá thuyết phục. Nhưng rồi tôi đem những lập luận ấy để đối chứng với giáo lý của đạo tôi, và hầu như ở mọi trường hợp, đều đi đến kết luận (tôi không nói quá lời): chân lý Kitô giáo thật tuyệt vời! Thậm chí, tôi không khỏi có cảm giác, tuy những người chống công giáo cho rằng tín đồ Công Giáo đã bị giáo hội lường gạt bởi do họ thất học, thiếu dân trí (một cách "lịch sự" để chữi người Công Giáo là ngu đần), nhưng tôi thấy chỉ có ai thất học mới tin những gì những người như bác Trần Chung Ngọc viết mà không đi kiểm chứng với các nguồn tài liệu khác.
Cho mỗi một người như Dawkins, Hitchens, Harris, thì có ít nhất 3 người như McGrath, Somerville, Wilson, Crean, Ward, DaSouza, Craig, Atran, Keller, Reza. Đây chỉ là nêu lên những học giả của thời nay. Còn thời xưa có vô số kể. Đây là một số tôi đã đọc/biết qua: Ambrose, Anselm, Athanasius, Augustine, Aquinas, Ignatius, C.S. Lewis. Có thể nói là những cao nhân thời xưa này đã ảnh hưởng một phần nào về tư tưởng của tôi. Càng đọc những tác phẩm của các vị này, tôi không khỏi thoáng lên ý nghĩ: tới một thời điểm nào đó, câu nói "không biết không có hại" sẽ không còn giá trị lợi dụng nữa. "Không biết" ở đây sẽ không còn là không biết vì không có phương tiện để biết, mà là do cố tình không biết, thì đó thật là một điều thật tai hại. Và, hơn nữa, người ta sẽ không thể nói "tôi không có tội bởi tôi đã bị những người như bác Trần Chung Ngọc lường gạt", bởi con người có tự do ý chí của riêng mình, cho nên suy cho cùng, bản thân phải chịu trách nhiệm cho những gì chính mình làm.
Từ câu cuối của đoạn trên, gợi ý cho đề tài "siêu tầm" kế tiếp của tôi về đạo công giáo mà bác Trần Chung Ngọc cho là "huyền thoại của thời bán khai": Tội Tổ Tông (original sin).
Monday, June 30. 2008
CDK Không biết duyên cớ sao, xui khiến tôi toàn là chạm tới những tay từ phản tôn giáo đến phản Công Giáo. Lúc trước đã lướt ngang bài viết của bác Trần Chung Ngọc, đã cho qua. Nay thì lại tình cờ đụng tới bác Charlie Nguyễn (Dominic Nguyễn Chấn)--đọc bài này để biết thân thế của ông.
Chắc là không thể bỏ qua được nữa. Thử lãng phí chút thời gian đọc xem vị cựu tín đồ Công Giáo này viết gì trong tác phẩm Công Giáo - huyền thoại và tội ác.
Friday, August 17. 2007
CDK Tình cờ tìm thấy bài viết này trên mạng Giao Điểm:
Darwin và thuyết Tiến Hóa đã thường xuyên bị chống đối từ phía các “Độc Thần” Giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. Hung hăng nhất là vài hệ phái bảo thủ Tin Lành.
...
Sự chống đối phần lớn là từ những tín đồ Tin Lành cuồng tín, đầu óc thiếu chất oxy nên trở thành oxymoron...
Tôi tự thấy mình là một người không đến nỗi hạn hẹp. Tôi luôn muốn tìm hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh và muốn chấp nhận các quan điểm đối lập. Nhưng đọc thấy lời lập luận lố bịch này--không cần biết tác giả là ai--làm tôi chẳng còn hứng thú đọc thêm phần còn lại.
Sẵn dịp này, bàn luôn về từ ngữ oxymoron. Trái với nhiều người lầm tưởng, từ này không có nghĩa là "một thằng ngu vì thiếu khí oxy". Đây là một dạng tu từ (figure of speech), cần được hiểu theo nghĩa bóng, tích hợp giữa hai ngôn từ thuộc gốc Hy Lạp: 'oxy' nghĩa là nhạy bén; 'moros' nghĩa là đần độn. oxymoron dụng ý ám chỉ hai điều/vật gì đó là mâu thuẫn với nhau.
Ví dụ, theo wisegeek:
- phân nửa lớn hơn (the bigger half) - câu "my half of the orange is bigger than your half" là một 'oxymoron', vì nếu đã là 'một nửa' (half) thì không có chuyện nửa này lớn hơn nửa kia.
- Xấu tuyệt vời (pretty ugly) - hai từ này phản nghĩa nhau, nên khi được dùng chung, sự kết hợp ấy trở thành một 'oxymoron'. Tuy vậy, cụm từ này khá thông dụng trong những đối thoại hằng ngày, như câu "that man is pretty ugly".
- Thêm nữa: "Cô Độc Khách is an oxymoron". Câu này tạm dùng được , vì có khách thì phải có chủ, mà nếu đã có chủ-khách thì làm sao mà "cô độc" (1 người) cho được.
|
Recent Comments