Angels & Demons (Thiên Thần và Quỷ Sứ) là tập trước (prequel) của Mật Mã Da Vinci. Trong tập truyện giả tưởng này, giáo sư Robert Langdon giúp cứu nguy giáo hội La Mã khỏi đợt trả thù của mật hội Illuminati (Những Kẻ Giác Ngộ).
Bây giờ thì tôi tin hơn bao giờ hết, những cuộc "công kích" của những người chống đối giáo hội Công Giáo, thật sự giúp ích cho người công giáo tìm hiểu nhiều hơn về đạo mình, và từ đó khiến họ vững lòng tin hơn, thay vì khiến họ bỏ đạo.
Nhắc đến nhóm Illuminati, chợt nhớ tới bộ phim truyền hình 24, Tập 7, đang được chiếu mỗi tối Thứ Hai, vẫn chưa ngã ngũ, thấy vừa mới xuất hiện một nhóm 12, rất bí ẩn. Không biết nhóm này có liên quan gì đến hội Illuminati không ta.
Nếu là 3 năm trước, chắc có thể tôi sẽ đi sắp hàng để chờ vào xem ngày đầu. Nhớ hồi năm 1994 lúc còn đi học, tôi đã cùng 3 thằng bạn lái xe từ Waterloo về Toronto để xem cho được hồi (episode) cuối cùng của ST:TNG (All Good Things...), được chiếu trong SkyDome. Tôi nhớ hôm đó hình như là tối Thứ Năm trong tuần, bởi xem xong, chúng tôi còn phải lái xe về Waterloo để hôm sau phải lên lớp. Vị thuyền trưởng tôi thích nhất không phải là James Tiberius Kirk, mà là Jean-Luc Picard. Picard có vẽ biết tự kiềm chế hơn Kirk, mặc dầu thời còn trẻ Picard cũng đã "quậy" không kém gì Kirk.
Hồi xưa tôi theo dõi Star Trek không thiếu tập nào. Nhưng đó là hồi xưa. Bây giờ thì già rồi. Không còn hứng thú bon chen như lúc xưa nữa. Chờ nó ra đĩa cũng được. Chừng đó chắc sẽ phải đầu tư cho một cái máy hát đĩa Blu-Ray thôi. Hoặc là lên nhà thằng em tôi coi ké cũng không chừng, nhưng tôi nghĩ chắc nó không hứng thú với Star Trek.
Terminator: The Sarah Connor Chronicles.
Tuần nay bận xem không được, đành xem trên mạng đỡ ghiền vậy. Chắc sẽ đợi tới hết mùa, mua luôn bộ DVD coi cho chất lượng hơn.
Xem tập 106 (mùa 1, tập 06) ở đây: phần 1/6, 2, 3, 4, 5, 6.
"Mặc dù con đã được nuôi dưỡng bởi nhân loại, nhưng con không phải là một trong họ....Họ có khả năng làm một loài người vĩ đại, Kal-el, nếu họ mong muốn điều đó. Họ chỉ thiếu ánh sáng để soi chiếu đường đi. Vì bởi lẽ này trên hết--khả năng hoàn thiện của họ--ta đã phái con đến với họ, con duy nhất của ta."
"Cô viết [trong bài báo] rằng thế giới không cần một Superman, nhưng mổi ngày, tôi nghe người ta van cầu có một Đấng Cứu Độ."
Còn nhiều biểu tượng khác:
Bị đâm bên cạnh sườn bằng cây thủy tinh tẩm Kryptonite (gợi ý Chúa Giêsu bị lính La Mã dùm giáo đâm nơi cạnh sườn)
một người nữ y tá vào chăm bệnh, thấy phòng bệnh trống không. (gợi ý sự Phục Sinh của Chúa Giêsu)
Nhưng....
Dường như có chút gì đó...không ổn, khi ví Superman như Chúa Giêsu. Tôi đồng ý với rất nhiều điểm trong bài viết này trên mạng BBC:
Ta không khỏi thắc mắc, phải chăng có chút gì đó phạm thượng trong phim này. Nếu Superman rỏ ràng là biểu tượng cho Chúa Giêsu, tại sao ông ta lại còn lăng nhăng tư tình nam nữ trần tục, thậm chí còn dang díu với một phụ nữ đang có người yêu?
Nếu một đường thẳng có đoạn rất ngắn bị uống éo, thì có còn là đường thẳng nữa không?
Nếu cái áo trắng tinh có hoen một vệch đen, thì có còn gọi là trắng tinh nữa không.
Ví Superman như Chúa Giêsu chỉ làm hạ phẩm chất, và đã hiểu sai lệch vai trò và ngôi vị của Ngài trong vũ trụ và trong lịch sử loài người. Vai trò của ông là Đấng Cứu Thế. Ngôi vị của ông là Ông Trời Con, là tuyệt đối hoàn mỹ, quyền năng vô hạn, thánh thiện vô cùng.
Cuốn phim đã ra video cho thuê mấy tuần nay. Tôi tò mò, xem thử, coi có nhận diện được cảnh quen thuộc nào không.
Cốt truyện của cuốn phim đại khái như sau. Mật thám Pete Garrison (được thủ vai bởi diễn viên Michael Douglas) là nhân viên trong cơ quan Mật Vụ Mỹ với trách nhiệm làm hộ vệ cho Đệ Nhất Phu Nhân.
Garrison học được từ một người cung cấp thông tin, Walter Xavier, rằng có nội gian trong hàng ngũ Mật Vụ, liên quan đến âm mưu ám sát Tổng Thống Mỹ. Garrison báo cáo cho cấp trên, bắt liên lạc lại với Xavier lần thứ hai, và được hẹn ra Sherway Gardens để trao đổi thông tin bằng 1 triệu đô la. Cuộc gặp mặt bị đổ bể và một trận nỗ súng xãy ra tại khu ăn uống trên lầu hai của siêu thị.
Garrison sau đó bị tình nghi là nội gian. Bị đuổi bắt bởi đồng nghiệp mình và bởi hai nhân viên FBI David Breckinridge (Kiefer Sutherland) và Jill Marin (Eva Longoria), Garrison quyết định tự mình điều tra âm mưu ám sát tổng thống, biết được tên nội gian liên kết với kẻ ác, mưu sát tổng thống Mỹ tại Hội Nghị Thượng Đĩnh G8 sắp tới, tổ chức tại Toronto, Canada.
Garrison sang Toronto, nhờ Cảnh Sát Hoàng Gia Canada hỗ trợ điều tra, khám phá ra được tên nội ứng, và cùng với Breckinridge và Marin, phá vỡ âm mưu ám sát tổng thống tại Tòa Thị Chính. (Tòa Thị Chính Toronto)
Tối hôm qua vừa về kịp để xem phần 2 của phim truyện The Path To 9/11 (Đường Đến 9/11), nhân kỷ niệm 5 năm ngày xãy ra biến cố. Phim giả thuyết, chỉ dựa một phần trên sự kiện dẫn đến biến cố 9/11, và dựa theo bản tường trình của Hồi Đồng 9/11 (9/11 Commission).
Năm năm trước, 11-09-2001, tôi còn nhớ rõ mình ở đâu và đang làm gì. Lúc đó còn chưa đến 9 giờ sáng. Tôi vào làm việc sớm hơn thường lệ. Trong công ty chỉ có tôi và hai anh bạn đồng nghiệp. Thời tiết mùa thu lúc bấy giờ thật tươi mát. Một buổi sáng thật yên lặng, trời quang đản tuyệt đẹp.
Anh bạn đồng nghiệp ngồi đối diện chợt thốt lên: có chiếc phi cơ đã đâm vào tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Center) tại Nữu Ước, mạng CNN đang có phát hình chi tiết. Hai đứa tôi vội lướt vào mạng CNN ngay, và xem được đoạn phim ngắn chiếu cảnh chiếc phi cơ đang lờn vờn gần tòa cao ốc và từ từ đâm thẳng vào. Tôi xem đoạn phim mà nửa tin nửa ngờ . Sự cố quá đột ngột. Sự bàng hoàng chưa dứt thì có tin một chiếc nữa lại đâm vào. Nhìn trên đoạn video lờ mờ, bọn tôi nhìn chiếc phi cơ vòng qua khuất phía sau tòa lầu phía bắc, phút chốc lại xuất hiên và đâm thẳng vào tòa phía nam. Bọn tôi xem được mấy phút thì không truy cập được nữa--mạng CNN đã bị nghẹt vì quá nhiều người truy cập cùng một lúc.
Xem đoạn cuối của cuốn phim Đường Đến 9/11: Quang cảnh đường phố trước tòa WTC; bên trên có tiếng động ầm ầm báo hiệu cho sự sắp sập hoàn toàn của một đại trung tâm thương mại cao 105 tầng; dưới mặt đất, một vị linh mục tuyên úy đang lăng xăng điều động những người chạy nạn, miệng đọc đoạn kinh cầu "...Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này, và trong giờ lâm tử, Amen"...Tự nhiên tôi có cảm giác thổn thức, lồng phỗi nất lên từng cơn, như một người đang thiếu dưỡng khí, cổ họng nghẹn đắng, dòng lệ tuông trào vô tư. Tôi chẵng biết vì sao tôi khóc và khóc cho ai--họ đều không tên không tuổi đối với tôi--chỉ cảm giác được sự mất mát to tát của bao nhiêu sinh linh, trong khoảnh khắc ấy, hình dung những giây phút cuối cùng của họ như thế nào, gợi lên nỗi sầu bao la, mặc dù chỉ trong giây lát, để rồi sau đó tôi cũng phải trở lại với cuộc sống của riêng tôi. Nhưng trong nhất thời, thật tán đồng với lời Cha Tuyên Úy: Xin Đức Mẹ cầu bầu cho chúng con trong giờ lâm tử, Amen.
Sau khi hai tòa WTC sập rụi, mấy bác Ao-Cai-đa lên tivi loan bố, lý lẽ đại khái như sau: "Hỡi những người Mỹ! Đây là sự trả đũa của chúng tôi đối với chính sách của nhà cầm quyền của các bác tại Trung Đông. Chính quyền của các bác là kẻ đã gây nên kết cuộc này. Có trách thì hãy trách nhà cầm quyền của các bác...."
Nghe qua lý lẽ trên, tôi liên tưởng đến tình cảnh tương tự: một anh vũ phu, sau một trận đánh đập vợ mình thậm tệ, buông lời rằng, "tại sao, tại sao cô lại khiến tôi phải phương hại đến cô? Cô không biết rằng những gì cô làm đã buộc tôi phải đánh đập cô sao?"....Có ai khác nhận thấy có chút vấn đề trong lối suy nghĩ này không?
Vài năm qua, dư luận đã xôn xao bàn tán về một cuốn sách có tên The DaVinci Code (Mật Mã của DaVinci), của tác giả Dan Brown. Hôm thứ sáu vừa qua, ngày 19 tây tháng 5 năm 2006, cuốn phim cùng tên, dựa trên cuốn sách trên, đã ra mắt khán giả. Dư luận lại xáo trộn lên. Những câu nghi vấn gồm:
Phải chăng Chúa Giê Su thật sự không phải là Ông Trời Con? Và Giáo Hội chỉ vinh danh ông và giấu diếm thân phận và truyền nhân của ông để giữ vững địa vị của những người cầm đầu trong suốt 2000 năm qua?
Nếu đã tin Chúa Giê Su là Con Trời thì không thể tin rằng Ngài có vợ con, vì chuyện vợ chồng, con cái là những điều phàm tục, và Trời là một đấng vô thượng, vô biên, vô cùng, vô tận, toàn năng, toàn quyền, là chúa tễ Càn Khôn. Trời vừa là Dương và vừa là Âm, vừa là Nam và vừa là Nữ. Vừa là Mẹ và vừa là Cha, vừa là chồng và vừa là vợ. Trời bao gồm tất cả mọi vật trong vũ trụ này, và còn hơn thế nữa. Vậy thử hỏi Ông Trời cần có vợ để làm gì? Thật là một lối suy nghĩ vớ vẩn trần tục.
Lại nói đến sự giấu diếm của Giáo Hội để lừa gạt giáo dân, hầu để giữ vững địa vị của những người lãnh đạo. Cũng nên nhắc lại trong mấy chục năm đầu của lịch sữ giáo hội, từ các vị tông đồ của ông Giê Su, và vô số giáo dân, vì cái "giữ vững địa vị" ấy mà đều đã bị xữ tử, bị chặt đầu, bị ném vào vận động trường cho sư tử phanh thây. Vinh dự ấy đáng giữ lắm đấy chứ, để 2000 năm sau, một người ngoại đạo cáo buộc cho cái tội tham quyền và lừa gạt giáo dân.
Tưởng cũng không cần phải mổ xẻ chi thêm nhiều về cốt truyện, vì đã có nhiều học giả đã đưa ra dẫn chứng hùng hồn (xem đây và đây), chỉ đến sự mâu thuẩn của những giả thuyết trong quyển truyện này so với những sự kiện lịch sữ: đây chẵng qua chỉ là một công trình của trí tưởng tượng, một sản phẩm thuộc loại giả tưởng (fiction), một tác phẩm văn học khá hay, một tiểu thuyết trinh thám với những câu đố khá thú vị cho ai thích giải đáp những bài toán hóc búa. Ngoài ra, chúng không có giá trị thực tiễn nào hơn cả. Dư luận đã quá đề cao tầm quan trọng của ông Dan Brown.
Suốt 2000 năm qua, Giáo Hội đã phải đương đầu với vô số những đợt khủng hoảng của đức tin, từ vụ dị lý của Arius vào thế kỷ thứ tư (~321-335 AD). Arius là một mục tử của giáo hội, nhưng ông ta không chấp nhận Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, chống đối và gây loạn, khiến giáo hội phải mở Công Đồng Nai-Xia để tái xác nhận đức tin của giáo hội, và từ đó Kinh Tin Kính của đạo Thiên Chúa được ra đời.
Thế kỷ thứ 5, giáo hội chứng kiến loạn Nết-To-ri-ếch (Nestorius), đả kích sự công nhận của giáo hội về sự hợp nhất của hai bản tính, người và Thiên Chúa, của Chúa Giê Su, và không đồng ý gọi Đức Bà Maria là Mẹ Thiên Chúa, mà chỉ là Mẹ của Chúa Giê Su! Công đồng Ê-phê-xu mở ra năm 431, xem xét dữ kiện, cầu nguyện xin Ơn Trên chỉ dẫn, và khẳng định Chúa Giê Su vừa mang bản tính người vừa mang bản tính Thiên Chúa--tức, ông ta lúc làm người đã hoàn toàn nhận thức mình là Thiên Chúa.
Và còn nhiều công đồng tiếp sau đó, đối diện với nhiều cuộc nội loạn tương tự, nhẹ có, nặng có, nhưng thủy chung, sau mổi cuộc hội nghị như thế, giáo hội đều tỏ ra sáng suốt hơn, kiên định hơn trong đức tin. Dĩ nhiên không thể bỏ sót một số sự cố đáng buồn của số người lạc bước, nhưng đó chỉ là một thiểu số. Trong 2000 năm của giáo hội đã đem lại cho con người những bậc thánh nhân và những tác phẩm để đời như Thánh Âu Tinh (Augustine), Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Âu Tinh dường như đã viết ra nhiều soạn phẩm nhất. Hồi còn học môn thần học về Lịch Sữ Giáo Hội Ki-tô Giáo ở Đại Học, tôi có viết luận án cuối khóa về ông, vào thư viện vác chồng chồng các quyển sách của ông ta viết, đem về trải khắp phòng trọ đọc tới trắng con mắt, đọc riết mệt quá lăn ra giường ôm đống sách ngủ luôn.
Đây không phải là lần đầu và hẳn cũng không phải là lần cuối mà giáo hội Thiên Chúa bị đã kích. Nhưng trong giáo hội có biết bao nhiêu bật thánh nhân bênh vực cho đức tin. Trong suốt 2000 năm qua, tín đồ họ không bao giờ có được lòng tin mạnh mẻ như ngay hôm nay. Chẳng lạ gì đã trãi qua bao nhiêu cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn nhiều mà con cái họ, tín đồ của họ ngày càng đông đảo thêm. Xá gì một Dan Brown đưa ra mấy giả thuyết giựt gân không phù hợp với lịch sữ như thế. Huống chi bác ta đã hoàn toàn trong phạm vi quyền lợi của mình khi thi hành quyền tự do ngôn luận, thì không nên nquyền rủa bác ta. Cổ nhân có câu "ngọc bất trác bất thành khí", và "vàng thật không sợ lữa".
Dĩ nhiên, một trong những mục đích của bác Brown đã được đạt đến: quyển sách của ông là một trong những tác phẩm bán chạy nhất thế giới, với 60.5 triệu bản đã được ấn hành, và bộ phim mới ra mắt lần đầu cuối tuần qua đã thu vào $77 $224 triệu Mỹ kim cho nhà sản xuất. Chúc mừng cho bác ấy.
Ô Bi Quan: Hoàng Đế là một người ác đấy, A Na Kình ạ! A Na Kình: Nhưng theo quan điểm của tôi, phái Giê Đai mới là ác! Ô Bi Quan: Vậy thì chú thật là hết phương cứu chữa rồi!
... Ô Bi Quan: Hết rồi A Na Kình à! Tôi đang đứng ở địa thế cao hơn chú. A Na Kình: Anh thật đã coi thường công lực của tôi quá! Ô Bi Quan: Chú đừng nên thử!
... Ô Bi Quan: Tôi coi chú như là người em ruột! Chú đã là Đấng Đã Được Chọn. Lẽ ra chú phải tiêu diệt phái Xít chứ nào lại phục tùng theo họ!
Đây là những câu đối thoại cuối cùng giữa Đại Hiệp Sĩ phái Giê Đai, Ô-Bi-Quan Ki-Nô-Bi, và đồ đệ củ của ông là A-Na-Kình Cai-Quắc-Cờ, trong trận giao chiến gây cấn nhất của phim truyện Star Wars Episode III: Revenge of The Sith.
Bạn nào đã xem qua bộ phim này thì hẳn đã biết kết cuộc như thế nào: A Na Kình sau đó đã trở thành một đại cường hào ác bá với biệt danh mới là Chúa Vây-Đờ, tung hoành khắp thiên hà cùng với tân chủ nhân của anh ta là Hoàng Đế Bao-Ba-Tin.
A Na Kình là một thiên tài, nhưng lại thiếu đức độ, mặc dầu anh đã được các chân nhân của phái Giê-Đai dạy dỗ. Thủy chung, anh ta là một người tốt, nhưng lập trường không kiên định, nên đã để tâm tư bị giày xéo giữa thiện và ác. Những giọt nước mắt cuối cùng lăn trên má anh, trước khi thi hành một việc đại khai sát giới, đã nói lên điều đó. Anh ta nghĩ rằng với việc làm ấy anh sẽ cứu được người yêu của anh, bất chấp rằng nó sẽ biến anh thành một con người mà anh đã từng ghê tởm, và chính con người này sẽ giết chết người mà anh đang cố muốn giải cứu.
Giống như A Na Kình, đôi lúc tôi cũng có cảm giác ngờ vực chính mình, ngờ vực cả thế giới chung quanh mình. Giữa thiện và ác, đôi khi sự phân biệt đã bị mờ đi. Đây là mục tiêu vĩ đại nhất của Sa Tăng. Đầu óc xảo quyệt và miệng lưỡi điêu ngoa của nó đã khiến ta gạt luôn cả chính bản thân ta. Đâu là đúng, đâu là sai? Nó tạo ra sự rối loạn trong lòng ta, cho đến khi ta không còn phân biệt đúng sai là đâu nữa. Trong phút chốc yếu đuối ta bắt đầu lý sự dùng những lời lẽ điêu ngoa của nó, và biện minh một cách thật hùng hồn cho những việc làm phi lý, đỗ lỗi cho người khác, và tự cho mình là đúng.
A Na Kình may mắn có được một hiếu tử sau này sẽ cứu ông ta ra khỏi chốn tà đạo. Còn tôi, tôi có may mắn được con tôi giải cứu ra khỏi cái vô vị của cuộc đời này không?
Recent Comments