ThanhHai Vài năm qua, dư luận đã xôn xao bàn tán về một cuốn sách có tên
The DaVinci Code (
Mật Mã của DaVinci), của tác giả
Dan Brown. Hôm thứ sáu vừa qua, ngày 19 tây tháng 5 năm 2006,
cuốn phim cùng tên, dựa trên cuốn sách trên, đã ra mắt khán giả. Dư luận lại xáo trộn lên. Những câu nghi vấn gồm:
- Phải chăng Chúa Giê Su đã có vợ con?
- Phải chăng Chúa Giê Su thật sự không phải là Ông Trời Con? Và Giáo Hội chỉ vinh danh ông và giấu diếm thân phận và truyền nhân của ông để giữ vững địa vị của những người cầm đầu trong suốt 2000 năm qua?
Nếu đã tin Chúa Giê Su là Con Trời thì không thể tin rằng Ngài có vợ con, vì chuyện vợ chồng, con cái là những điều phàm tục, và Trời là một đấng vô thượng, vô biên, vô cùng, vô tận, toàn năng, toàn quyền, là chúa tễ Càn Khôn. Trời vừa là Dương và vừa là Âm, vừa là Nam và vừa là Nữ. Vừa là Mẹ và vừa là Cha, vừa là chồng và vừa là vợ. Trời bao gồm tất cả mọi vật trong vũ trụ này, và còn hơn thế nữa. Vậy thử hỏi Ông Trời cần có vợ để làm gì?
Thật là một lối suy nghĩ vớ vẩn trần tục.
Lại nói đến sự giấu diếm của Giáo Hội để lừa gạt giáo dân, hầu để giữ vững địa vị của những người lãnh đạo. Cũng nên nhắc lại trong mấy chục năm đầu của lịch sữ giáo hội, từ các vị tông đồ của ông Giê Su, và vô số giáo dân, vì cái "giữ vững địa vị" ấy mà đều đã bị xữ tử, bị chặt đầu, bị ném vào vận động trường cho sư tử phanh thây. Vinh dự ấy đáng giữ lắm đấy chứ, để 2000 năm sau, một người ngoại đạo cáo buộc cho cái tội tham quyền và lừa gạt giáo dân.
Tưởng cũng không cần phải mổ xẻ chi thêm nhiều về cốt truyện, vì đã có nhiều học giả đã đưa ra dẫn chứng hùng hồn (xem
đây và
đây), chỉ đến sự mâu thuẩn của những giả thuyết trong quyển truyện này so với những sự kiện lịch sữ: đây chẵng qua chỉ là một công trình của trí tưởng tượng, một sản phẩm thuộc loại giả tưởng (fiction), một tác phẩm văn học khá hay, một tiểu thuyết trinh thám với những câu đố khá thú vị cho ai thích giải đáp những bài toán hóc búa. Ngoài ra, chúng không có giá trị thực tiễn nào hơn cả. Dư luận đã quá đề cao tầm quan trọng của ông Dan Brown.
Suốt 2000 năm qua, Giáo Hội đã phải đương đầu với vô số những đợt khủng hoảng của đức tin, từ vụ dị lý của
Arius vào thế kỷ thứ tư (~321-335 AD). Arius là một mục tử của giáo hội, nhưng ông ta không chấp nhận
Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, chống đối và gây loạn, khiến giáo hội phải mở
Công Đồng Nai-Xia để tái xác nhận đức tin của giáo hội, và từ đó Kinh Tin Kính của đạo Thiên Chúa được ra đời.
Thế kỷ thứ 5, giáo hội chứng kiến loạn
Nết-To-ri-ếch (Nestorius), đả kích sự công nhận của giáo hội về sự hợp nhất của hai bản tính, người và Thiên Chúa, của Chúa Giê Su, và không đồng ý gọi Đức Bà Maria là Mẹ Thiên Chúa, mà chỉ là Mẹ của Chúa Giê Su!
Công đồng
Ê-phê-xu mở ra năm 431, xem xét dữ kiện, cầu nguyện xin Ơn Trên chỉ dẫn, và khẳng định Chúa Giê Su vừa mang bản tính người vừa mang bản tính Thiên Chúa--tức, ông ta lúc làm người đã hoàn toàn nhận thức mình là Thiên Chúa.
Và còn nhiều
công đồng tiếp sau đó, đối diện với nhiều cuộc nội loạn tương tự, nhẹ có, nặng có, nhưng thủy chung, sau mổi cuộc hội nghị như thế, giáo hội đều tỏ ra sáng suốt hơn, kiên định hơn trong đức tin. Dĩ nhiên không thể bỏ sót một số sự cố đáng buồn của số người lạc bước, nhưng đó chỉ là một thiểu số. Trong 2000 năm của giáo hội đã đem lại cho con người những bậc thánh nhân và những tác phẩm để đời như
Thánh Âu Tinh (Augustine), Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Âu Tinh dường như đã viết ra nhiều soạn phẩm nhất. Hồi còn học môn thần học về Lịch Sữ Giáo Hội Ki-tô Giáo ở Đại Học, tôi có viết luận án cuối khóa về ông, vào thư viện vác chồng chồng các quyển sách của ông ta viết, đem về trải khắp phòng trọ đọc tới trắng con mắt, đọc riết mệt quá lăn ra giường ôm đống sách ngủ luôn.
Đây không phải là lần đầu và hẳn cũng không phải là lần cuối mà giáo hội Thiên Chúa bị đã kích. Nhưng trong giáo hội có biết bao nhiêu bật thánh nhân bênh vực cho đức tin. Trong suốt 2000 năm qua, tín đồ họ không bao giờ có được lòng tin mạnh mẻ như ngay hôm nay. Chẳng lạ gì đã trãi qua bao nhiêu cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn nhiều mà con cái họ, tín đồ của họ ngày càng đông đảo thêm. Xá gì một Dan Brown đưa ra mấy giả thuyết giựt gân không phù hợp với lịch sữ như thế. Huống chi bác ta đã hoàn toàn trong phạm vi quyền lợi của mình khi thi hành quyền tự do ngôn luận, thì không nên nquyền rủa bác ta. Cổ nhân có câu "ngọc bất trác bất thành khí", và "vàng thật không sợ lữa".
Dĩ nhiên, một trong những mục đích của bác Brown đã được đạt đến: quyển sách của ông là một trong những tác phẩm bán chạy nhất thế giới, với 60.5 triệu bản đã được ấn hành, và bộ phim mới ra mắt lần đầu cuối tuần qua đã thu vào
$77 $224 triệu Mỹ kim cho nhà sản xuất. Chúc mừng cho bác ấy.
Recent Comments