Hôm nay, người Kitô giáo long trọng mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi nhân dịp này, dọn dẹp nhà cửa, lau chùi tủ thờ, chụp tấm ảnh này để lưu niệm:
Bức tranh này hồi năm nào tôi đã lượm được ngoài ven đường, hồi còn ở nhà phụ thân tôi. Ai đó đã vứt ra bãi rác bên lề đường.
Lm. George Henry Cloutier, OFM, người cha tinh thần của tôi trong những tháng tạm cư ở Nhật Bản.
Miếng vải tang đen, Ngũ Cô tôi may cho, tôi đã đeo để tang cho Bà Nội tôi khi Bà qua đời hồi năm '98.
Hình Ông Nội tôi, do Cửu Thúc tôi minh họa.
Thật ra tôi chưa dọn mình đón Chúa Phục Sinh cho xứng đáng. Sáng Thứ Sáu xem lại bài Via Dolorosa làm một lần nữa rơi lệ. Trưa đến, định đi xưng tội, nhưng vào nhà thờ, thấy thiên hạ sắp hàng dài triền miên, tôi đứng sắp hàng được nửa tiếng thì bỏ cuộc, về chạy lên nhà nhị đệ tôi, sinh họat hai ngài lễ với gia đình nó. Tụi nó "tổ chức" ăn...thịt nướng (độc địa!), nhằm lúc tôi đang kiêng thịt, nên đành nhịn thèm. Tội cho thằng em, phải chạy tìm mua mấy con cá về để nướng cho tôi ăn. Tối đến, lên Yahoo Messenger, gọi về mẫu thân tôi dưới Cần Thơ, cho bà nghe đám con cháu bên đây la hét kara-ôkê.
Hôm nay (Chúa Nhật) đi xem lễ 4 giờ chiều xong, chạy lên viếng phụ thân tôi và để đưa thư, tiện dịp được ăn ké một chầu thịt nướng (bít-tết, sườn non và đùi gà) thật hả hê.
36 Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện." 37 Rồi Người đưa ông Phê-rô và hai người con ông Dê-bê-đê đi theo. Người bắt đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với các ông: "Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy." 39 Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha."
Chén ấy không chỉ đơn giản ám chỉ cuộc tử nạn mà Ngài sắp phải chịu, mà là tội lỗi của thế gian. Nỗi đau to tát nhất của Chúa Giêsu là mặc dù Ngài đang đích thân tiến hành công cuộc cứu độ, vẫn sẽ có nhiều linh hồn bị mất mát bởi do sự lựa chọn của chính họ. Đó là chén đắng mà Ngài đã xin Chúa Cha cất đi, để khỏi phải bị mất đi biết bao nhiêu sinh linh mà Ngài hằng yêu dấu. (Sưu tầm: Palm Sunday 09)
Sắp đến ngày tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa. Tâm hồn tôi có gì đó bất an. Phải chăng tôi bất an vì cảm nhận cực hình Chúa phải gánh chịu cho tôi, hay là tôi bất an bởi tội lỗi của chính mình chưa được hòa giải?
Hôm nay trời mưa suốt cả ngày, lúc thì ti tách, lúc thì mưa như trút.
Không biết mấy bác lập lịch cho năm nay đã có tính nhầm ngày Thứ Sáu Tuần Thánh không đây.
Hãy tự hãm mình hơn, hãy quét dọn tâm linh: 1) cầu nguyện với Chúa Cha trong sự kín đáo, 2) đừng để người đời thấy mình ăn chay, 3) giữ bí mật những việc làm từ thiện.
"ăn chay" không những trong việc ăn uống, nhưng còn là kiêng cữ trong lời nói, và việc làm.
Những ai muốn theo chân Chúa Giêsu, không thể để mình bị lệ thuộc bởi những thứ phàm tục của thế gian.
Thiên Chúa là người nắm quyền hành tối cao.
Ta không cần phải chứng minh với bất kỳ ai, rằng Thiên Chúa yêu thương ta.
Việc hiển dung và chịu đóng đinh của Chúa Giêsu. Tại sao Chúa che giấu sự vinh quang của mình trên đồi Golgotha? Trên núi Tábor, hào quang như là Thiên Chúa Ngôi Hai (Son of God); trên đồi Golgotha, chết cực hình như một Con Người (Son of Man), như thể chia sẻ, gánh vác, như hiểu được nỗi thống khổ cùng cực nhất của con người. Sự hiển dung của Chúa dạy cho ta rằng hào quang cao cả của Chúa bao gồm cái chết, và ta không thể tránh né được cái chết, mà phải vượt qua nó. Bóng tối ghê gớm cũng có thể sáng ngời ngợi được.
Ngài là Đấng duy nhất có thể cho tôi nước uống này, để tôi không còn khao khát nữa.
(John 9) Chúa Giêsu chữa một người mù bẩm sinh bị xua đuổi ra khỏi đền thờ. Chúa Giêsu đứng ngoài đền thờ để tâm sự với người tật nguyền bẩm sinh ấy. Câu chuyện này dường như nêu lên tia hy vọng cho những ai bị xã hội/giáo hội bỏ rơi.
Thiên Chúa ở đâu trong những lúc con người phải đối diện với bi kịch của cuộc đời? Chúa ở ngay bên cạnh ta, cùng đau đớn, rơi lệ vì ta.
"The scourge of AIDS cannot be resolved with the distribution of condoms: on the contrary, the risk is that of amplifying the problem."
...
The Church's view, confirmed by experience on the ground, is that condoms alone do not stop sexual promiscuity, the true cause of the rampant spread of the disease, and even encourage it sometimes by bringing a false sense of security.
...
Our Holy Church continues to proclaim that the moral law is exceedingly clear: it is never licit to eliminate the life of an innocent person to save another life
Về vụ ngừa thai và cuộc sống trinh khiết, có bài giảng này của LM Jeffrey thấy hơi hay, nhưng không hiểu bao nhiêu bạn trẻ làm theo được--nếu là tôi thì tôi làm không được. Làm sao giải thích được cho tuổi trẻ tò mò, đầy ham muốn khám phá, rằng họ hãy còn cả một cuộc đời để tìm hiểu về tính dục, trong khi có những thứ họ chỉ có thể làm khi hãy còn niên thiếu, ngây thơ.
Về vụ phá thai của Carmen, qua bài viết của TGM Rino Fisichella, thay vì sự rạn nứt của Giáo Hội từ bên trong theo như dư luận nhận xét, tôi nhìn thấy hai mặt của Thiên Chúa. Một mặt công chính vô cùng: phạm luật thì phải chịu hậu quả; tôi dám thọt tay vào ổ điện thì tất nhiên phải bị điện giật. Mặt khác bao dung vô cùng: mặc dù tôi phạm tội, nhưng Chúa vẫn cho cơ hội để tôi được sống bên Chúa, nếu tôi thật sự mong muốn điều đó.
Hôm qua là Thứ Tư Lễ Tro (Ash Wednesday), chính thức bắt đầu Mùa Chay (Lent). Lại một mùa chay; tôi lại thêm nhiều tội.
Hôm qua nghe được một ý hay hay trên đài CBC Radio One về việc kiêng ăn: mỗi Thứ Sáu nhịn một bữa trưa, lấy số tiền ăn trưa ấy đem làm từ thiện. Kiêng thịt đối với tôi luôn là một ... thử thách. Người quen tôi thì biết tôi rất hảo ... thịt. Để xem năm nay có làm nổi hay không.
Nhưng ít ra, việc này có thể làm: nhịn uống cà phê mỗi ngày trong vòng 40 ngày tới. Chờ đến Chúa Nhật Phục Sinh sẽ đem $100 đi làm từ thiện.
Hôm Chúa Nhật lên nhà mẫu thân để ăn giỗ Ông Ngoại tôi, có tụi nhà nhị đệ tôi từ Guelph lên. Lại nghe nói mấy bà dì, ông cậu bên VN năm nay không ai làm giỗ cho ông, bảo rằng lúc sống ông đã từ bỏ họ thì giờ khỏi cúng giỗ. Tôi thì dùng những dịp này để tìm hiểu thêm về ông từ nơi mẹ tôi, bởi thú thật tôi hầu như chẳng có chút ấn tượng gì cả đối với ông--ngay cả họ tên cũng không biết và mặt mũi ra thế nào cũng không nhớ. Nghe đâu ông qua Mỹ do diện HO (lúc xưa từng là trung úy cảnh sát trong QLVNCH), và từ trần hồi 2005.
Sáng Thứ Hai cả đám tụ lại tại nhà tôi ăn thịt nướng Hàn Quốc. Món này ăn trong nhà là thất bại, bởi nướng được một hồi thì khói mịt mù, bé K dụi mắt, chạy, la inh ỏi. Bèn chế biến: lấy thịt ướp gia vị Hàn, đem nướng khèo theo kiểu Việt. Hết khói.
Sáng nay đọc kinh cầu nguyện cho ông ngoại (kinh Đức Chúa Thánh Thần, kế đó kinh Ăn Năn Tội, tiếp theo là Năm Hai Sự Thương). Tôi cũng lười chán--có mấy dịp này mới chịu đọc kinh.
Hôm 17-09-2007, tôi bắt đầu bài viết với tựa đề như trên, nhưng cho tới nay chưa viết câu nội dung nào cả.
Hôm nay bắt gặp bài viết trên Roman Catholic Blog về việc Tổng Giám Mục Bathersby của Brisbane phế chức quản nhiệm nhà thờ Thánh Maria (South Brisbane, Úc Châu) của linh mục Peter Kennedy. Trích đoạn:
"Can you possibly think any individual can believe that Jesus was born of the Virgin Mary," [Father Peter Kennedy] said.
...
"In the medieval times you might have understood that, but do you expect modern people today to believe that somehow she was impregnated with the Holy Spirit?"
...
"It's not we who are in schism with the Catholic Church, The Catholic Church is not in sync with its own people."
I can think of no major moral issue in the world today where the denial of the objectivity of Truth is not at the root of modern evil.
Tôi thích câu cuối của tác giả bài blog: "Tôi không nghĩ ra được một vấn đề đạo đức nào của thế giới ngày nay, mà trong đó sự phủ nhận, về chân lý khách quan, không phải là nguồn gốc của sự ác hiện đại."
Không thể tránh viết vài câu về hiện tượng "sốt Obama" (Obamania) liên quan đến lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ hôm qua. Từ sáng tới tối, hễ mở đài phát thanh lên là nghe thiên hạ bàn tán về Obama. Tôi chỉ xem cuộc tuyên thệ và diễn văn của ông trên YouTube, tránh CNN, MSNBC, và theo dõi các bình luận. Không có cảm tưởng lẫn nhận xét gì. Để chờ cơn sốt hạ dần đã...xem ông ta sẽ làm được những gì. Trong bản tin đăng lời chúc phúc của ĐTC Biển Đức XVI, tôi lưu ý đến đoạn này: cần có sự chú tâm đến những kẻ đói nghèo, những người bị xã hội ruồng bỏ, và ... "những ai không có được tiếng nói cho chính mình" (Benedict said attention must be paid to the poor, the outcast, the hungry and "those who have no voice.").
Hành động đầu tư tiền, của, dịch vụ, thời gian và/hoặc công sức để hổ trợ một lợi ích cho xã hội, với mục đích cụ thể, mà không vì lợi ích tài chánh hoặc vật chấc riêng cho người đầu tư.
(the act of donating money, goods, services, time and/or effort to support a socially beneficial cause, with a defined objective and with no financial or material reward to the donor.)
Tôi đã dịch sửa từ "tặng biếu" (to donate) thành "đầu tư" (to invest) cho có hương vị kinh doanh ti tí, và hợp ý với bác Lu cát khi viết:
cần xem xét dưới mức độ ... đầu tư ...và tầm nhìn cực xa của Bill
Từ Điển WordNet của Đại Học Princeton định nghĩa từ philanthropy đơn giản là:
Sự tự nguyện đẩy mạnh công cuộc cải thiện đời sống cho nhân loại.
(voluntary promotion of human welfare.)
Vậy philanthropy, charity (lòng thương người), và humanitarianism (nhân đạo) khác nhau chỗ nào? Mạng Tự điển từ nguyên www.etymonline.comghi:
gốc từ tiếng Hy Lạp, philanthropia, nghĩa là "lòng nhân đạo, lòng từ thiện"; từ philanthropos (tính từ), nghĩa là "thương người"...
(1608, from L.L. philanthropia, from Gk. philanthropia "humanity, benevolence," from philanthropos (adj.) "loving mankind," from phil- "loving" + anthropos "mankind" (see anthropo-). Originally in L.L. form; modern spelling attested from 1623. Philanthropist is first recorded 1730.)
Gần như chúng đồng nghĩa với nhau. Dường như, khi một người giàu có làm từ thiện thì nó là philanthropy; khi một cơ quan hay cá nhân nào làm từ thiện thì nó là "act of charity"; và khi cơ quan nào đó làm từ thiện và muốn tránh liên hệ tới tôn giáo thì họ gọi nó là "humanitarian work".
Ghi chú: Trong giáo lý Kitô giáo, charity là đức mến trong ba đức tin-cậy-mến: thương người như thể thương thân.
Sáng hôm qua tôi bị tố tuyết.
Anh chàng kia đi bộ băng băng trên lối xe hơi chạy--chắc cậu ta nghĩ đường đi bộ bị ngập tuyết cho nên cậu ta có quyền đi trên đường xe ôtô. Thấy tôi đang trườn tới, anh ta vẫn không tránh đường. Tôi tưởng tôi đã quá tử tế khi đã thận trọng tiến tới càng chậm hơn, cố ý tránh làm bắn tóe nước bùn vào cậu ta. Nào ngờ, vừa chạy ngang thì đã được thưởng cho một quả bom tuyết mà cậu ta đã thủ sẵn trong tay tự bao giờ.
Thú thật, phản ứng đầu tiên của tôi là muốn đậu xe lại, và ngay lập tức chạy ra lượm một quả tuyết, vố trả vào mặt cậu ta một phát cho hả giận. Phản ứng tiếp sau đó là: thôi, cho qua.
Nhân đây gợi lên một chút nhận xét. Có một số người, không phải chỉ cậy trông vào sự tốt bụng của người xa lạ, mà họ còn đòi hỏi sự tốt bụng ấy. Lối suy nghĩ ấy dẫn giải như thế này:
Anh nên đối xử tốt với tôi.
Nếu anh không xử tốt với tôi thì anh có lỗi.
Nếu anh gây lỗi với tôi thì tôi có quyền trừng phạt anh để rửa nhục và đòi lại công lý.
Lập lại bước 1 cho người "bị trừng phạt".
Thấy cũng có lý nhỉ. Trừ phi, còn có cách giải quyết khác: thôi thì tôi đành chịu cái nhục bởi chưa tử tế đúng mức, để chấm dứt cái vòng lẩn quẩn của oán thù.
Dường như đó là cái gương cư xử mà Chúa Giêsu đã để lại (gợi ý: tội tổ tông), và chắc cũng là ngụ ý của câu dạy "Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu các con" (Ga 15:12).
Tối hôm qua ngồi trong xe chờ chuyến bay của phụ thân tôi đáp (máy bay bị đình trễ, hơn nửa đêm mới đáp, đưa ông về tới nhà thì đã gần 2 giờ sáng), buồn buồn mở băng tầng AM của radio nghe mấy chương trình hội thoại của đài CBS, nghe bàn về đức tin Công Giáo trong vấn đề kết hôn với người ngoại đạo. Nghe một bà--người công giáo--dõng dạc tố cáo một cô giáo của một trường công giáo là đã phạm "tội trọng" vì đã kết hôn với người ngoại đạo mà không thông qua bí tích hôn phối, tức là không được chấp nhận bởi Giáo Hội, và do đó hôn phối không có hiệu lực.
Hmm...Nghe những người sùng đạo hay vội vã kết tội như thế này, làm tôi không khỏi e dè. Tôi thiển nghĩ, Chúa Thánh Thần thật sự khoan dung nhiều hơn những người này hằng tưởng.
1637 Trong trường hợp hôn phối khác đạo, bên công giáo có trách nhiệm đặc biệt: "Chồng ngoại đạo được thánh hoá nhờ vợ và vợ ngoại đạo được thánh hoá nhờ chồng có đạo" (1Cr 7,14). Thật là một niềm vui lớn cho bên công giáo và cho Hội Thánh nếu "việc thánh hoá này" đưa người không công giáo tự nguyện đón nhận đức tin Ki-tô giáo (x. 1Cr 7,16). Chính tình yêu hôn nhân chân thành, việc khiêm tốn và kiên nhẫn thực thi những nhân đức gia đình và siêng năng cầu nguyện có thể chuẩn bị cho người không có đạo được ơn làm con Chúa.
Nhân đọc bài Veni Creator Spiritus, thông điệp của ĐTC Biển Đức XVI, suy niệm vài điều về Chúa Thánh Thần (Thần Khí, Đức Thánh Linh, ...)
Thần Khí là uy lực tác tạo (và liên tục tái tạo) nên trời đất, vạn vật sinh linh, cho chúng sự tinh vi và trật tự trong cơ cấu và cả tinh thần. Thần Khí hiện hữu trong thiên nhiên.
Chúa Cứu Thế là Thần Khí
Thần Khí là hơi thở của Chúa Cứu Thế
Thần Khí là linh hồn của thân thể của Chúa Cứu Thế
Thần Khí (Chúa Thánh Thần) và Chúa Cứu Thế không thể tách rời nhau
Giáo Hội là thân thể của Chúa Cứu Thế
Niềm vui là hoa quả của Chúa Thánh Thần (Ga 5:22)
Tự dưng nãy sinh ý nghĩ: Thể xác, lời nói, cùng trí tuệ lẫn tâm hồn; ba thứ này của con người không phải là biểu hiện cực tiểu của Thiên Chúa Ba Ngôi hay sao?
290 (326) "Lúc khởi đầu Thiên Chúa tạo dựng trời và đất": những lời đầu tiên này của Kinh thánh khẳng định ba điều : Thiên Chúa vĩnh cửu đã đặt một khởi điểm cho tất cả những gì hiện hữu bên ngoài Người; duy chỉ mình Người là Ðấng Sáng Tạo (động từ "sáng tạo"- tiếng hipri là bara - luôn có chủ từ là Thiên Chúa) ; toàn thể những gì hiện hữu (được diễn tả bằng công thức "trời và đất") đều tùy thuộc vào Ðấng đã cho chúng hiện hữu.
291 (241 331 703) "Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời là Thiên Chúa... Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành và không có Người thì chẳng có gì được tạo thành" (Ga 1, 1-3). Tân Ước mặc khải rằng : Thiên Chúa đã tạo dựng tất cả nhờ Ngôi Lời vĩnh cửu là Con yêu quí của Người. Chính trong Người mà "mọi sự trên trời và dưới đất được tạo dựng... , mọi sự được dựng nên nhờ Người và cho Người. Người có trước mọi sự và mọi sự tồn tại trong Người" (Cl 1, 16-17). Ðức tin của Hội Thánh cũng xác quyết như vậy về hoạt động sáng tạo của Chúa Thánh Thần. Người là "Ðấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính Ni-xê-a Con-tan-ti-nô-po-li), là "Thần trí tác tạo"("Veni, Creator Spiritus"), là nguồn mạch của mọi thiện hảo (Phụng vụ Byzantine, kinh chiều lễ Hiện Xuống)
292 (699 257) Sự thống nhất không thể tách rời giữa hành động sáng tạo của Chúa Con và Chúa Thánh Thần với hành động sáng tạo của Chúa Cha đã được thoáng thấy trong Cựu Ước (x. Tv 33, 6; 104, 30; St 1, 2-3), và được mặc khải trong Tân Ước, nay được qui luật đức tin của Hội Thánh xác định rõ ràng : "chỉ có một Thiên Chúa duy nhất... : Người là Cha, là Thiên Chúa, là Ðấng Sáng Tạo, là Tác Giả, là Ðấng an bài mọi sự. Người tự mình tác tạo mọi sự nghĩa là nhờ Lời và Đức Khôn Ngoan của Người" (T. I-rê-nê , chống lạc giáo, 2, 30. 9), "nhờ Chúa Con và Chúa Thánh Thần" như "những bàn tay của Người" (Ibid, 4, 20, 1.). Sáng tạo là công trình chung của Ba Ngôi Chí Thánh.
Hôm tối Thứ Bảy rồi tôi đi thăm anh bạn, vợ anh mới sanh thêm một quí tử vừa được hai tuần. Biết anh là người ngoan đạo, tôi hỏi anh rửa tội cho bé chưa? Anh bảo chưa. Chị vợ anh sẵn tiện, ngõ ý hỏi tôi làm cha đỡ đầu cho bé. Tôi mạnh dạn bảo "không thành vấn đề". Chị bèn nói, cũng có mấy người bạn của anh muốn làm cha đỡ đầu cho bé, nhưng chị muốn tìm người có đạo đức. Tôi đành cười cười, "nếu cần người có đạo đức thì em không thích hợp rồi chị à".
Câu trên tôi nói thật lòng, chứ không phải châm biếm.
Recent Comments