Entries tagged as việt namRelated tags
anh ngữ bà nội canada cộng đồng chính trị chủ nghĩa cộng sản gia đình hồi tưởng hiệp định paris lịch sử lm. nguyễn mạnh hiếu luật pháp mai hoa dịch số mâu thuẫn ngô đình diệm ngôn ngữ người việt khắp nơi nhật bản phật giáo podcast tết tục ngữ thời tiết thiên chúa giáo toronto trung quốc vnch đất nước tôi - nguyễn bá cẩnTuesday, February 2. 2010Không nên quên, nhưng cũng không nên hận thùCDK Trong bài Không Cho Phép Mình Quên, bác Vũ kể tội Việt Cộng rất chính xác:
Tôi cũng có cha đi tù cải tạo. Cha tôi cũng đã từng bị Việt Cộng đánh đập--tuy ông cố tình che giấu, vết thương vẫn còn hằn trên khuôn mặt ông khi Bà Nội tôi và tôi đi "thăm nuôi". Bản thân tôi cũng đã một lần nếm mùi tù Cộng Sản khi vượt biên lần đầu tiên bị bắt. Tôi cũng là người Công Giáo, và từ quan điểm của một người Công Giáo, đọc những bài viết khác của tác giả như Lời Tạ Ơn, Nước Mỹ Và Vợ Tôi, Homeless Tại Mỹ thì tôi biết chí ít đạo hạnh tôi không bằng (rất có thể ở các lĩnh vực khác tôi cũng không bằng). Thế nhưng, đọc bài Không Cho Phép Mình Quên và Khi Tháng Tư Về, với những cụm từ như "Việt cộng có lẽ không phải [là] người Việt Nam", "hận thù cộng sản cao ngút trời xanh", "có lúc...phải hiền như con trừu, có khi phải khôn...như con rắn", và "làm sao có 'lành' với quỷ", nhận thấy trong sự đau thương mất mát, có tìm ẩn chút căm thù không nên có đối với một người Công Giáo. Đành rằng là không nên quên, bởi khi quên đi quá khứ, thì người ta có thể sẽ để cho quá khứ tái diễn. Ngày xưa, nạn địa chủ bóc lột, đánh đập người dân nghèo đã là một động cơ khởi sanh cái nạn cộng sản của ngày nay. Nay cộng sản lấy đất của người dân để dâng cho Trung Của, đem con gái của mẹ Việt Nam đem bán cho Đài Loan. Thì sao? Ta lại muốn diệt cái cộng sản man rợ ấy cho tận gốc rễ ư? Nhà Phật có câu "lấy oán trả oán, oán chập chùng; lấy ân trả oán, oán tiêu tan". Chính Chúa Giêsu cũng đã dạy rằng: Hãy thương yêu những ai thù ghét các con. Nếu là con cái Chúa thì phải hiểu rằng, Chúa cho phép sự ác diễn ra là có chủ ý: để cho chúng ta cơ hội chiến thắng sự ác bằng tình yêu, bằng lòng nhân đạo. Tôi thấu cảm với bác Vũ đã bị "tát tay" quá nhiều lần, nhưng Chúa dạy ta không những chỉ nhịn bảy lần, mà là bảy mươi bảy lần, bảy trăm bảy mươi bảy lần, bảy ngàn bảy trăm bảy mươi bảy lần, v.v.... Nỗi gian truân của một người con Thiên Chúa là làm sao phát huy tinh thần nhẫn nhịn này. Nếu được vậy thì quả thật là tà ma không thể nào thắng nổi. Bằng ngược lại, kẻo ta tự biến mình thành những gì ta hằng ghê tởm nhất, mắc lừa chước Quỷ Thần mà chụp cho anh em mình cái lốt quỷ dữ, hầu cho ta được thanh thản tâm hồn khi ta thẳng tay trừng phạt họ. Họ cũng như tất cả nhân loại đều là con cái Chúa. "Chống Cộng Sản" không đồng nghĩa với "căm thù Cộng Sản". Yếu mềm không đồng nghĩa với nhu nhược, mà ngược lại lắm lúc nó chính là sức mạnh phi thường. Mặt khác, chủ quan một chút mà nói, lưu ý đến những sự áp bức gần đây của chính quyền VN đối với giáo hội Công Giáo Việt Nam, và dựa vào sự kiện lịch sử của triều đại La Mã, Ba Lan, Liên Xô, linh tính cho thấy dường như thể chế Cộng Sản VN đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Bởi tôi tin tưởng rằng khi người ta càng bức oan mình bao nhiêu, thì họ tự tay kết liễu vận mạng mình bấy nhiêu. Nếu có thể được như vậy, thì dừng để con cháu đời sau của những người Cộng Sản sẽ thù ghét mình như mình đã từng thù ghét cha ông họ. Monday, January 25. 2010Đọc bài "Bàn về đa đảng", ngẫm về chủ nghĩa cộng sảnCDK Tôi cũng ước mong Hiến Pháp nước CHXHCHVN công nhận sự đa nguyên, nhưng đọc bài Bàn về đa đảng của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, tôi thấy không hy vọng lắm. Bác Vũ viết: Trong Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ... có ghi: “Đảng phái chính trị: Không”. Điều này có nghĩa: ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác ... "Đảng phái chính trị: Không" cũng có thể có nghĩa là sự chọn lựa giữa "không đảng" hoặc "Đảng Cộng Sản" chứ không nhất thiết có nghĩa là "ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác". Bác Vũ giải thích về Điều 4: Vậy là rõ, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng cũng rõ là không phải đảng phái chính trị duy nhất bởi không có câu, từ nào quả quyết như vậy! Như vậy tôi hiểu là Hiếp Pháp hiện hành của nước Việt Nam cho phép đa đảng đối lập có quyền tồn tại, tồn tại để góp sức cho ĐCS chứ không có quyền thay thế ĐCS trong vai trò lãnh đạo. Cho nên, nếu không hủy bỏ (hoặc thay đổi) Điều 4 thì mấy bác đảng viên của các đảng đối lập vẫn có thể được nhà nước ban tặng cho cái mũ "âm mưu lật đổ chính quyền" dài dài. Tôi thắc mắc, tại sao người ta lại nằng nặc đòi có "dân chủ" (democracy) trong một chế độ lấy "xã hội chủ nghĩa" (socialism) làm nền móng nhỉ? Chẳng phải hai đường lối này đối chọi lẫn nhau, không thể cùng tồn tại được sao? Hỏi bác Gu-Gồ rằng "dân chủ và xã hội chủ có mâu thuẫn với nhau không?", thì được câu trả lời là "không", và được giới thiệu đến cái gọi là "xã hội dân chủ" (socialist democracy), và "dân chủ xã hội chủ nghĩa" (decmocratic socialism). Việt Nam đang theo đuổi "dân chủ xã hội nhất nguyên". Trong Chương 2 của "Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản", thấy Karl Marx viết: ""...bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ." Tức là, "dân chủ" chỉ là một công cụ bước đầu để thi hành chính sách "xã hội chủ nghĩa", và rồi dần dần đưa xã hội đến mục tiêu tối thượng là "cộng sản chủ nghĩa". Phải chăng như vậy có nghĩa là một khi đã đạt đến "cộng sản" rồi thì "dân chủ" tự nhiên phải biến mất? Thảo nào sau khi đã cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, người Cộng Sản đã đặt tên nước là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (giai đoạn thứ nhất), nhưng sau đó lại đổi lại là "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" (giai đoạn 2). Cái gọi là "chuyên chính vô sản" dường như là một sự tự mâu thuẫn. "Tuyên Ngôn Cộng Sản", chương 2: ...nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp. Trên thực tế trong bối cảnh Việt Nam, khi giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị, nó đã tự biến mình thành giai cấp tư sản mới (những người lợi dụng địa vị chính quyền để làm giàu cho bản thân), và giai cấp tư sản cũ giờ đã trở thành giai cấp vô sản. Tạm ngưng tìm hiểu về thuyết cộng sản ở đây để tôi liên tưởng đến các dòng tu của giáo hội Công giáo như dòng Đa Minh và dòng Tên, trong đó các bậc tu sĩ buộc phải khấn hứa sống cuộc sống khó nghèo (vow of poverty). Linh mục nhận lương khoảng $16,000-$22,000/năm (nguồn: Yahoo! Answers). Nếu họ có giảng dạy ở các trường Đại Học hoặc viết sách bán, mọi nguồn thu nhập của họ đều được đưa thẳng vào tài khoản của nhà dòng (nguồn: catholicexchange.com). Đây chẳng phải là một qui chế cộng sản thì là gì? Friday, January 22. 2010Đài truyền hình CBC phỏng vấn tân giám mục Nguyễn Mạnh HiếuCDK
Defined tags for this entry: canada, lm. nguyễn mạnh hiếu, người việt khắp nơi, nhật bản, thiên chúa giáo, toronto, việt nam
Thursday, January 21. 2010Tản mạn về tội "âm mưu lật đổ chính quyền"CDK Điều 79. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 4 của Hiến Pháp nước CHXHCNVN: Điều 4 Có lẽ đúng như lời chứng của LS Lê Công Định trước phiên tòa: Luật pháp và hiến pháp của Việt Nam đã quy định và bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam....Cho nên, những lời kêu gọi đa nguyên đa đảng mặc nhiên là muốn thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay. Và những tổ chức nào chủ trương đa nguyên, đa đảng thì đương nhiên là vi phạm Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự. So sánh với Luật Hình Sự ở Canada, "lật đổ chính quyền" được ghép vào phạm vi của tội phản quốc (Bộ Luật Hình Sự Canada, Phần II, Điều 46)": Phản Quốc Điều cần lưu ý rằng việc "lật đổ chính quyền" phải có liên quan tới vũ lực mới phạm pháp. Hồi tháng 12 năm ngoái, ba đảng Tự Do, Tân Dân Chủ, và Khối Québecois định hợp lực nhau lật đổ chính quyền của Thủ Tướng Stephen Harper--một việc làm hoàn toàn hợp pháp ở Canada. Mục tiêu thất bại khi chủ tịch đảng Tự Do quyết định ủng hộ chính sách của Thủ Tướng vào giờ chót. Trở lại vụ Lê Công Định, lời chứng của LS Định trước tòa án không khỏi gây thất vọng và khó hiểu, nếu không muốn nói Lê Công Định hóa ra từ trước tới nay chỉ là một con cờ của chính quyền Việt Nam để răn đe những kẻ khác. Hiển nhiên, với tư cách một luật sư, bác Định đã thừa hiểu về Điều 79 khi dấn thân vào Đảng Dân Chủ. Nhưng, như Nguyễn Tiến Trung đã có lần nêu lên: Lập đảng hội đâu có phạm pháp. Và lập đảng hội để kêu gọi dân chủ và một xã hội đa nguyên, đâu hẳn là một âm mưu lật đổ chính quyền. Nếu có thì chẳng qua đó là quyết định của nhân dân qua việc bầu cử, chứ đâu phải trực tiếp do đảng phái ấy cưỡng ép chính quyền, bởi trong thể chế đa đảng, người ta lại có thể bầu chọn cho đảng Cộng Sản được cầm quyền kia mà. Sự việc thật sự to tát hơn một cá nhân Lê Công Định hay một Nguyễn Tiến Trung nhiều. Đành rằng mọi hoạt động chính trị đều phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp. Nhưng nếu mọi hoạt động nhằm khuyến khích tu bổ luật pháp đều bị cho là phạm pháp thì còn nghĩa lý gì nhỉ? Bác là người đang nắm độc quyền điều hành. Tôi mới chỉ van nài với bác vì lợi ích cho nhân viên và cho cả tập đoàn để đối diện với ngoại bang, hãy cho phép người khác có được cơ hội điều hành. Thế là bác tống giam tôi với tội quấy phá hành chính. Tôi có nên nản lòng không? Nếu tôi thật sư tha thiết với dân tộc tôi, nếu tôi thật tin tưởng ở sự hữu ích cho nhân dân bởi một thể chế đa nguyên đối lập (adversarial process), nếu tôi không hề có ý gây "nợ máu" của đồng bào tôi, và nếu tôi có thừa lòng kiên nhẫn, thì tại sao tôi phải nản lòng? Ngược lại, nếu bác khăng khăng ôm cái Hiến Pháp của bác và cho đấy là bất di, bất dịch, thì có thể bác sẽ bị trào lưu tiến hóa của nhân loại bỏ lại sau lưng. Câu hỏi sau chót: âm mưu lật đổ chính quyền thật chỉ vỏn vẹn có bốn mạng vậy sao? Wednesday, January 20. 2010Nghĩ về Đồng ChiêmCDK Đọc bài Góp ý về Giám mục đồng hành với đoàn chiên của mình bởi tác giả Công Luận, chỉ trích sự im lặng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi tìm đọc lại bài Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Lên Tiếng Hay Không Lên Tiếng, và thấy hình như bác Công Luận hơi quá lời khi cho rằng cả Hội Đồng Giám Mục "sai trái và lạc lõng". Nếu muốn nói là HĐGMVN không lên tiếng thì việc không lên tiếng ấy cũng có cái lý: Liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương, hơn ai hết, vị giám mục sở tại vừa là người có trách nhiệm chăm sóc một phần Dân Thiên Chúa tại đây (x. GM số 11) vừa là người nắm rõ tình hình và bối cảnh của vấn đề, chính ngài là người đưa ra quyết định cụ thể để giải quyết. Đây không phải là "lập luận lạc lõng", mà là dựa theo Điều 455.1 của Bộ Giáo Luật ("Hội Ðồng Giám Mục chỉ có thể ra những sắc luật chung chung trong những trường hợp mà luật phổ quát đã quy định"), và là một lối hành sự cẩn trọng. Động cơ nào đã khiến nhân viên chính quyền đả thương các giáo dân? Giáo dân mình có khiêu khích người ta không? Lại có đoạn viết: Đức Thánh Cha Benedictô XVI khi nghe là dân Haiti bị động đất đã gửi thư chia buồn và kêu gọi trợ giúp ngay chứ đâu cần phải phân biệt và chờ vị giám mục sở tại là người nắm rõ tình hình và giải quyết! Đó mới là người Cha có tinh thần thương yêu và đường hướng mục vụ đích thật. Không hiểu sao tác giả lại nêu lên điểm này. Nếu nhìn vấn đề từ khía cạnh xác suất có thể phán đoán sai lầm do chưa nắm đủ nội tình, so sánh sự kiện Haiti với Đồng Chiêm là một so sánh khấp khễnh. Vai trò của một "người Cha tinh thần" ở đây là Đức Cha Ngô Quang Kiệt (TGM giáo phận Hà Nội), chứ không phải là Hội Đồng Giám Mục. Ngay cả ở Hoa Kỳ và Canada, cũng chưa thấy HĐGM lên tiếng về những sự kiện riêng biệt nào, ví dụ như những vụ nạn lạm dụng tính dục trẻ em bởi hàng giáo sĩ, mà phải nhận chỉ thị của Tòa Thánh. Nói như thế để cho thấy rằng, hành động của HĐGMVN không phải là ngoại lệ mà thực ra là thi hành Bộ Giáo Luật rất chuẩn. Mặt khác, Cha Kiệt đã có mặt tại hiện trường để đích tay săn sóc cho các nạn nhân. Mà Cha Kiệt là Tổng Thư Ký đương nhiệm của HĐGMVN. Vậy sao có thể nói là "không lên tiếng"? Lại có tin đồn rằng có sự chia rẽ giữa Cha Kiệt và HĐGMVN, và rằng bài "Lên Tiếng Hay Không Lên Tiếng" là bằng chứng của sự chia rẽ đó, cho rằng đây như là cái "tát tay" (lời của một vị "blogger Đỏ") vào mặt Cha Kiệt từ HĐGMVN. Tôi cố đọc đi dọc lại mà chẳng tìm thấy cái dấu tát tay nào trong bài viết đó cả. Ngược lại, tôi thấy dường như HĐGMVN muốn tát tay vào mặt chính quyền Việt Nam: Chẳng nhẽ một đất nước tự hào mình dân chủ gấp trăm lần các đất nước khác, mà ngay cả những quyền căn bản nhất của con người cũng không được tôn trọng sao?...Một xã hội với bốn ngàn năm văn hoá sẽ không chấp nhận dung túng cho cách giải quyết các vấn đề xã hội bằng sức mạnh của cơ bắp." Dĩ nhiên lời viết đã được uốn nắn rất kỹ trong khuôn khổ "xã hội chủ nghĩa", cho nên có lẽ hơi chói tai đối với những người "chống Cộng". Tuy rằng các Cha hẳn có nỗi khổ tâm riêng, nhưng các ngài vẫn nhấn mạnh: "có thể khẳng định HĐGMVN đã lên tiếng và sẽ còn lên tiếng". Có lẽ ai đó nói đúng: trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang có sự chia rẽ. Nhưng, là tín đồ của Chúa, ta phải tin vào lời hứa của Chúa, rằng Ngài không bỏ rơi hiền thê của Ngài, và tin rằng sức mạnh của Ngài sẽ cảm hóa những người có tâm địa bất chính. Trên đây là đôi lời của một kẻ nghèo đức tin, để tỏ lòng hiệp thông với các thiên thần giàu ơn phúc Chúa tại Đồng Chiêm. Các bác hẳn thừa hiểu nhiều hơn tôi rằng: Họ có thể đập nát thánh giá trên Núi Thờ, nhưng cây thánh giá đó chỉ là biểu tượng bề ngoài, và nếu các bác vững lòng tin, họ sẽ không bao giờ đập được thánh giá in sâu đậm trên mỗi người của các bác. Defined tags for this entry: thiên chúa giáo, việt nam
Tuesday, January 19. 2010Ngạo mạnCDK kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là 'hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại.' Ouch! Hồi năm 1077, Lý Thường Kiệt đã dám thốt lên câu "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm...Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" đối với Đại Tống, một trong những triều đại cường thịnh nhất thế giới thời Trung Cổ (nguồn Wikipedia: "The economy of the Song Dynasty was one of the most prosperous and advanced economies in the medieval world."). Để rồi gần 1000 năm sau, con cháu ta người thì niềm nở hoan nghênh, kẻ thì thinh lặng, khi con cháu họ răn đe rằng: "thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết". Wednesday, January 6. 2010Thần Kim Quy tái hiệnCDK TTO - 11g hôm nay 1-1, "cụ" rùa hồ Gươm đã nổi gần đền Ngọc Sơn. Ban đầu, "cụ" nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn sau bơi dần sang phía cửa hàng Thủy Tạ (phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội). Hàng ngàn người dân hiếu kỳ đã đổ xô ra bờ hồ khu vực đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc để ngắm "cụ" rùa. Rồi lại nữa: (Dân trí) - Sáng nay, 3/1/2010, một lần nữa cụ Rùa hồ Gươm lại nổi lên, thu hút sự chú ý của hàng trăm người đang đi chơi phố hoa. Sự việc này diễn ra vào khoảng 11h15. Cụ Rùa nhiều lần nổi lên ở khu vực giữa hồ. Những người vô tình nhìn thấy cụ đã hô lớn, kéo theo sự chú ý của nhiều người khác. Không biết có phải là sự sắp đặt của ai đó hay không đây, kiểu như Nguyễn Trãi đã từng dùng mật ong viết chữ trên lá đa. Tương truyền, hễ thần Kim Quy xuất hiện thì đất nước sắp có diễn biến trọng đai. Lịch sử có ghi chép ít nhất là 2 lần: thời An Dương Vương (257-207TCN); thời Lê Thái Tổ (1385-1433). Tôi thèm vở quyển Mai Hoa Dịch Số ra toán thử một quẻ, nhưng cuối cùng quyết định nó là một việc làm vô bổ, nên đã thôi. Không can hệ gì tới chuyện rùa Hồ Hoàn Kiếm: Thời VNCH, phụ thân tôi đã từng công tác trên chiếc tuần duyên hạm HQ-605 (Kim Quy) với chức vụ hạm phó. (Ảnh từ hqcuulong.org) HQ-605, sau '75, có tham chiến trận Trường Sa (1988) với Trung Cộng và đã bị đánh chìm. Monday, December 14. 2009Ngôn ngữ và truyền thốngCDK Chút cảm tưởng, từ một người đứng ngoài lề cộng đồng, nhân dịp xem đoạn video phóng sự trên của TV Thời Báo. Tôi thấy con em người Việt chúng ta được sinh ra và lớn lên tại Canada (Toronto) rất tha thiết với truyền thống Việt Nam, nhưng lại không biết nói tiếng Việt cho dù hiện tại thành phố Toronto có khá nhiều trường Việt ngữ so với khoảng thời gian mà tôi mới đến đây hơn 20 năm về trước. Tôi thấy hiện tượng trẻ em không biết nói tiếng Việt đây không phải trường hợp dị biệt nhưng là chuyện thường gặp--mấy đứa cháu tôi (đứa lớn nay đã 8 tuổi) cũng không biết nói tiếng Việt, ngoài mấy chữ "Ông Nội", "Bà Nội", "Bác Hai". Điều đó cho thấy, việc duy trì ngôn ngữ của cha ông cho thế hệ sau là một việc làm hết sức khó khăn cho người Việt tha hương. Đọc bài viết "Thấy người sang…" trên blog Hiệu Minh hôm nọ, nhận thấy rằng đây không phải là khó khăn của cộng đồng người Việt tại Toronto (Canada) thôi, mà còn ở Hoa Kỳ (chí ít, ở New York nơi tác giả đang cư ngụ), thậm chí đối với những người Việt sang đây sau này (tức là không thuộc vào thế hệ tị nạn Cộng Sản). Điều này cho thấy cộng đồng người Việt nói chung, trong nhu cầu đời sống, không coi trọng việc truyền thụ ngôn ngữ cha ông cho lắm, nhưng rồi lại quay ra ta thán rằng tại sao con cháu ta lơ là với cội nguồn. Thay vì tổ chức các lớp học thêm ngoài giờ học thường, thì, tôi nghĩ, phối hợp chúng vào giáo trình ngoại ngữ của bộ giáo dục thành phố có lẽ sẽ có hiệu quả hơn. Hai mươi năm về trước, khi tôi học Trung Học, Bộ Giáo Dục Toronto (Toronto Board of Education) đã có giáo trình học Hoa ngữ (Chinese language) có tính điểm (tức là, được tính như một tín chỉ ngoại ngữ trong điều kiện tốt nghiệp trung học). Không thấy có giáo trình tương tự nào cho Việt ngữ. Điều này dễ hiểu vì cộng đồng người Việt lúc bấy giờ hãy còn non. Hiện nay, tìm nhanh trên mạng của TDSB cho thấy có 27 trường dạy Việt ngữ ở cấp bậc tiểu học. Bộ Giáo Dục Công Giáo có 3 trường: James Culnan, Jane Frances, và Barbara. Bậc trung học tại các trường công lập (public secondary schools) thì nghe nói mấy năm trước có lớp tín chỉ Việt ngữ vào buổi tối, nhưng năm nay thì không có, có lẽ do thiếu giảng viên. Giải pháp? Nhập chất xám sang từ Việt Nam (nếu cộng đồng VN ở đây không quá tự hào về mình). Gợi ý: Quí vị nào bên VN có nhả ý sang Canada hành nghề giáo viên Việt ngữ thì có lẽ bây giờ hãy còn là thời cơ tốt. Friday, September 18. 2009sự im lặng của nhà hiền triếtCDK
Câu cuối nghe tương tự như câu: All that is necessary for evil to triumph is for good men to do nothing. Câu này được quy nguồn cho nhà làm phim gốc Ukraine (Xô Viết xưa), Sergei Bondarchuk, trong sản thẩm của ông, dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng War & Peace của Lev Tolstoy. (nguồn: WikiQuote.org) Monday, August 3. 2009Bệnh dịch A-B-CCDK
Tôi nhìn C nằm khóc sướt mướt, mà lòng đau như cắt, nhưng không nói được lời nào để an ủi bạn tôi. An ủi được gì khi chính tôi là căn nguyên của niềm đau ấy. Tôi biết C bị chấn thương khó có thể hàn gắn. Tôi trách A đã buông lời vô tâm. Tôi trách C đã không đủ tự tin để chế ngự lời thị phi. Nhưng trên hết, tôi trách tôi đã không làm được tường đồng, vách sắt, để ngăn cản những lời thị phi ấy khỏi đến tai C. Defined tags for this entry: việt nam
Saturday, July 25. 2009Đọc hồi ký Đất Nước Tôi - chương sáuCDK Một chế độ Cộng hòa biểu tượng cho chính nghĩa quy tụ hàng triệu thanh niên miền Nam xả thân cho đất nước bị một thiểu số tướng lãnh dày xéo. Thiểu số tướng lãnh bất tài và tham quyền cố vị này thanh trừng lẫn nhau, nay đảo chánh, mai chỉnh lý, dùng quân đội của nhân dân để thỏa mãn tham vọng ích kỷ của mình, đưa đất nước vào một chuỗi dài bốn năm tao loạn, mãi đến năm 1967 mới tái lập chế độ Cộng hòa. Đứng đầu thiểu số tướng lãnh này là Dương văn Minh, bên cạnh là tướng Trần văn Đôn và Tôn Thất Đính. Ông Minh đã bị Mỹ lợi dụng để triệt hạ TT Diệm vì ông Diệm phản đối Mỹ đổ quân vào VN, và đã bị Việt Cộng lợi dụng, xúi dục phá bỏ Ấp Chiến Lược, vốn là chướng ngại rất lớn đối với họ. Ông Diệm và Ông Nhu có lỗi lầm của họ, nhưng dường như thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa (1954-1963) là lúc hưng thịnh nhất của thể chế VNCH. Sau biến cố 1963, dường như tất cả đều theo đà trượt dốc. Người ta sống trong tự do dân chủ mà chưa hiểu nhiều về "dân chủ". Ở đầu chương bảy, thấy bác Cẩn viết rất hay: Tự do dân chủ là một chuỗi dài học tập, tự chế của toàn dân, tôn trọng nền móng pháp trị để tự do của mình không xúc phạm tự do của kẻ khác, để cho ai nấy đều được hưởng tự do. Dân chủ là một trạng thái tinh thần đòi hỏi những cố gắng của các thế hệ không ngừng bồi đắp lòng tự trọng và tôn trọng người khác, dần dà thành thói quen của nếp sống, để rồi với thời gian kết thành truyền thống dân chủ chi phối đời sống quốc qua. Wednesday, July 15. 2009Đọc hồi ký Đất Nước Tôi - chương bốnCDK Chưa đọc hết quyển sách nên chưa biết bác Cẩn sau này có nhận thấy mối nguy hại trong chiêu bài này không? Việt Cộng họ có thể tương kế tựu kế, giả đò tuân phục để trà trộn vào hàng ngũ của mình làm nội gian. Thực tế cho thấy, đấy là điều họ đã làm và đã rất thành công. Phát biểu của Tiến Sĩ Stephen Morris trong hội nghị mang tên Hiệp Định Paris: 25 Năm Sau (The Paris Agreement on Vietnam: Twenty-Five Years Later) [pdf] đã nói lên điều này: ...we suffered an enormous failure of intelligence in Vietnam. That we never had the level of penetration of the other side and knowledge of the other side that they had of us. As you know, the North Vietnamese had penetrated the highest levels of the South Vietnamese government and military. There was nothing comparable to that. Thursday, June 25. 2009Vài dòng suy tư quanh vụ của Luật Sư Lê Công ĐịnhCDK Mới hôm nay, tìm thấy bài Quyết Không Khiếp Nhược của LS Định viết hồi 2007. Vậy theo tinh thần "quyết không khiếp nhược" của bác Định, cộng với sự kiện bác ta đã "nhận tội" chưa đầy 1 tuần sau khi bị bắt, tôi thấy mọi việc xãy ra đều nằm trong phạm vi dự trù của LS Định. Và nhờ sự kiện này tôi được dịp biết thêm vài điều:
Từ mấy điều trên đó, thoáng ra chút thắc mắc dưới đây:
Một người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, mà vẫn bị bắt bớ. Từ đó cho thấy, trong chế độ Cộng Sản, muốn làm một người yêu nước thì thật khó. Thảo nào trong đám người Việt tha hương trạc lứa tôi, phần đông đều đã hòa đồng, hòa nhập vào đất nước họ đang sống, chẳng còn mệt óc chi với nhữnng diễn biến trong xã hội Việt Nam, lại còn không trong mong trở về quê của cha ông. Còn tôi, tôi dỡ khóc, dỡ cười; sau 23 năm, hòa đồng vào xứ này thì vẫn chưa hẳn (tôi vẫn không thích những trò chơi thể thao của họ) còn muốn hướng về quê cha đất tổ thì nó đã bỏ tôi đi xa và lâu rồi (tôi cũng không thích đá banh). Đối với phụ thân tôi thì khác. Tôi cảm giác dường như ông đỗ lỗi cho xã hội văn minh phương Tây này đã biến con cháu ông trở thành những kẻ quên nguồn quên cội, quên lãng đi tập quán dân tộc, đi trật đường rầy, vô phương lèo lái, và không muốn thêm con cháu phải lìa xa xứ sở. Tuesday, June 9. 2009Thất học và ngu xuẩnCDK Tuesday, May 12. 2009Cộng đồng Ta Miêu biểu tình trên xa lộ GardinerCDK Đọc qua ý kiến của độc giả, nhận thấy với việc làm phạm pháp này, thay vì giúp ích, hình như nhóm biểu tình này đã làm tổn hại đến chính nghĩa của họ. Thử tưởng tượng nếu cộng đồng người Việt ở đây tổ chức một cuộc mạo hiểm tương tự để đòi chính phủ Canada can thiệp, đòi Hà Nội trả tự do cho những tù nhân lương tâm như Linh Mục Nguyễn văn Lý và Hòa Thượng Thích Quảng Độ, thử hỏi người Canada sẽ có cái nhìn như thế nào về cộng đồng người Việt nhỉ. Chỉ trên trực giác thôi, có cái gì đó không hợp tình hợp lý cho lắm (nếu không muốn nói là ích kỷ), khi ta bắt buộc người khác phải chịu phiền phức để thỏa mãn nhu cầu của chính ta, dù cho trong thâm tâm ta, tầm vóc của sự phiền phức ấy thật nhỏ nhoi so với nan đề ta đang trải nghiệm. Nếu họ có chịu phiền, thì phải là do tự ý của họ, không phải do họ bị bắt buộc. Mặt khác, đôi khi chúng ta lại cảm thấy bị bắt buộc phải làm việc gì đó, không phải do ai khác, mà do chính lương tâm ta buộc ta.
(Page 1 of 2, totaling 22 entries)
» next page
|
Calendar
Most Active EntriesArchivesTwitter UpdatesCategoriesShow tagged entries đốt cầu
độc cô cầu đạo đi công tác ẩm thực anh ngữ bà nội bão bảo quản xe ôtô blog công nghệ công việc cảm cúm cổ nhạc cộng đồng canada chính trị charlie nguyễn--huyền thoại và tội ác chuyện lạ cung tự phục hổ quyền dị ứng dịch thuật dawkins gò công giáng sinh giáo lý gia đình giao thông guelph hài hước hồi tưởng hội hè halloween hoa kỳ K khoa học kinh doanh kinh nguyện kinh tế lưu ý lập trình lịch sử lời nói không mất tiền mua lectio divina linux lm. nguyễn mạnh hiếu loài người luật pháp máy tính mâu thuẫn mùa chay mai hoa dịch số mua sách trên mạng ngôn ngữ người việt khắp nơi nhà cửa nhân chứng giê-hô-va nhạc nhật bản những Điều tự thú của thánh Âu tinh những giấc mộng lập đi lập lại ontario phật giáo phoenix-az podcast quản trị mạng sức khỏe startrek summa theologica tâm lý tâm linh tình yêu tôn giáo tầng hầm tận thế tết tổ tiên tội tổ tông tử vi thánh ca thánh kinh thời tiết thiên chúa ba ngôi thiên chúa giáo thiên tai toronto trần chung ngọc trung quốc tuyết võ học văn nghệ việt nam vietnamese vnch waterloo xăng dầu xưng tội xe đạp y học youtube y tế Syndicate This BlogBookmarksTop Exitsen.wikipedia.org (574)
vi.wikipedia.org (151) www.cbc.ca (59) www.newadvent.org (53) bible.cc (37) www.ccel.org (33) www.youtube.com (32) giaoly.org (29) www.citynews.ca (28) www.thestar.com (27) Blog Administration |
Recent Comments