CDK Guy Kawasaki, tác giả của quyển
The Art of the Start,
phỏng vấn Scott Berkun, tác giả của
The Myths of Innovation, về sự phát minh (innovation).
#1
Hỏi: Phải mất bao nhiêu thời gian trong thế giới hiện thực--so với thế giới của ngành báo chí hồi tố (retroactive journalism)--để có thể đi đến giây phút mạc khải (epiphany moment)?
Đáp: Giây phút mạc khải chỉ là một điểm đầu của tảng đá sáng tạo, và mọi sự mạc khải đều bắt nền từ sự làm việc.
Nếu bạn lấy bất kỳ một điểm kỳ diệu nào, trong lịch sử loài người, về sự khám phá, và lần ngược thời gian, bạn sẽ thấy có nhiều sự quan sát, những nghi vấn, hoặc những mẩu kịch nho nhỏ đã phải xãy ra để cho giây phút mạc khải ấy có thể thành hiện thực.
Tất cả những nhà sáng tạo vĩ đại đã từng biết điều ấy--và thường thì họ đặt nhẹ những vây phút diều-rí-cà (Eureka) ấy hơn người ta hằng tưởng. Nhưng, chúng ta ai lại chẵng thích những câu chuyện ngoạn mục--Bác Niêu-Tông bị quả táo rớt trên đầu mà khám phá ra lực hấp dẫn của Trái Đất, hoặc một người cầm sô-cô-la tình cờ tông vào người cầm bơ đậu phộng nơi hành lang--những mẫu chuyện ấy gây nên sự thú vị hơn khi người ta nghĩ đến nó. Một cuốn phim với tựa đề "hãy xem Einstein chòng mắt vào tấm bảng đen trong vòng 90 phút" dĩ nhiên sẽ không gợi cảm hứng gì mấy cho người xem.
#2
Hỏi: Có phải sự tiến triển về phát minh xãy ra theo một đường ngay thẳng? Ví dụ: từ tran-si-to đến con chíp, đến máy vi tính cá nhân, đến
MySpace?
Đáp: Phần đông, loài người chúng ta muốn lịch sử phải giải thích rằng chúng ta đi đến đây bằng cách nào, hơn là muốn nó phải dạy họ cách biến đổi tương lai. Và để phục vụ cho mục đích ấy, lịch sử đại chúng thường được kể bằng những giọng điệu oai hùng, và có lý luận rõ rệt: họ chế ra cái tran-si-to, dẫn đến con chíp, tạo khả năng chế máy vi tính, v.v...Nhưng, dĩ nhiên, nếu bạn hỏi bác William Shockey (tran-si-to) hoặc bác Steve Wozniak (PC), rằng những sáng kiến và sự thành công của họ đã hiển nhiên như thế nào, thì bạn sẽ nghe những mẫu chuyện khá khác biệt về sự rối loạn, ngờ vực, và những cảm giác rằng mọi xác xuất đều đang chống lại họ.
Nếu ta tin rằng, mọi sự việc đều không chắc ăn tí nào đối với những nhà phát minh hiện tại, thì ta phải nhớ rằng sự việc cũng đã không kém sự may rủi cho những người trong quá khứ. Đó cũng là một mục đích lớn cho quyển sách của tôi [Scott Berkum]: dùng những câu chuyện phi thường trong lịch sử phát minh ấy như công cụ dành cho những ai hiện đang đeo đuổi sự phát minh mới.
#3
Hỏi: Các nhà phát minh là do bẩm sinh hay luyện thành?
Đáp: Cả hai. Lấy trường hợp Mô-saát. Vâng, bác ta đã có một tiềm năng sáng tạo tuyệt vời về âm nhạc, nhưng, bác ta cũng đã sinh trưởng ở một quốc gia mà lúc bấy giờ đang là tâm điểm của thế giới âm nhạc, có người cha là giáo viên âm nhạc, và đã bị buộc phải thực tập hàng giờ mỗi ngày ngay cả trước khi bác ta được vào mẫu giáo. Tôi đã nghiên cứu về tiểu sử của nhiều bậc thiên tài, và tôi luôn luôn tìm thấy từ họ, có nhiều yếu tố khác nhau--trong và ngoài vòng tự chủ của bản thân--đã dẫn đến sự thành đạt của họ.
#4
Hỏi: Thử thách lớn nhất có thể đối diện với một nhà phát minh là gì?
Đáp: Nó tùy theo mỗi nhà phát minh, nhưng có một thử thách thường đè bẹp rất nhiều người, là thái độ nhàm chán của thế giới đối với sáng kiến của họ. Tìm được người ủng hộ--dù cho là ủng hộ tinh thần, vật chất, hay chấc xám--cho ý tưởng của mình, là một vấn đề khó, và còn tùy thuộc vào những kỹ năng không ăn nhậu gì với trí tuệ siêu quần hoặc khả năng sáng tạo. Đó là điều dễ làm tê liệt nhiều thiên tài bất toại: họ phải mất khá nhiều thời gian--nhiều hơn khoảng thời gian dành cho việc sáng tạo--để thuyết phục người khác về ý tưởng của họ, và họ không có đủ kỹ năng và tính nhẫn nại cho việc đó.
#6
Hỏi: Tại sao các nhà phát minh hay gặp phải nhiều sự chống đối hoặc sự tiêu cực?
Đáp: Đó là bản tính con người--chúng ta bảo vệ chính mình đối với sự đổi mới. Chúng ta thích nghĩ rằng mình là một người cấp tiến, nhưng mọi cơn sóng sáng tạo trong lịch sử đã phát triển chậm hơn ta được biết: máy điện tín, máy điện thoại, máy vi tính, và mạng In-tờ-nét, đều đã phải trải qua hằng thập niên để phát triển từ những tư tưởng đến những công cụ được người dân thường dùng đến. Nhân loại chúng ta thường cảm thấy bị đe dọa đối với sự đổi mới, và phải tốn một thời gian rất lâu để thuyết phục người ta thay đổi lối cư xử của họ, cũng như thuyết phục họ xa lìa với đồng tiền của họ.
Đọc phần còn lại
ở đây...
Recent Comments