CDK Có lẽ là khi viết về chủ nghĩa cộng sản, tôi sẽ (nếu là chưa) được tường chắn lửa của VN cho vào "sổ đen", nhưng không hề gì. Tôi dùng trang blog này như để tìm hiểu và bồi bổ kiến thức cho chính mình.
Tôi cũng ước mong Hiến Pháp nước CHXHCHVN công nhận sự đa nguyên, nhưng đọc bài
Bàn về đa đảng của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, tôi thấy không hy vọng lắm. Bác Vũ viết:
Trong Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ... có ghi: “Đảng phái chính trị: Không”. Điều này có nghĩa: ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác ...
"Đảng phái chính trị: Không" cũng có thể có nghĩa là sự chọn lựa giữa "không đảng" hoặc "Đảng Cộng Sản" chứ không nhất thiết có nghĩa là "ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác".
Bác Vũ giải thích về Điều 4:
Vậy là rõ, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng cũng rõ là không phải đảng phái chính trị duy nhất bởi không có câu, từ nào quả quyết như vậy!
...
Vả lại, điều không kém phần quan trọng là chế độ “đa đảng” bao hàm trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hoàn toàn “khớp” với ba Hiến pháp tiền bối - 1946, 1959, 1980 - của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và hậu sinh Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Như vậy tôi hiểu là Hiếp Pháp hiện hành của nước Việt Nam cho phép đa đảng đối lập có quyền tồn tại, tồn tại để góp sức cho ĐCS chứ không có quyền thay thế ĐCS trong vai trò lãnh đạo. Cho nên, nếu không hủy bỏ (hoặc thay đổi) Điều 4 thì mấy bác đảng viên của các đảng đối lập vẫn có thể được nhà nước ban tặng cho cái mũ "âm mưu lật đổ chính quyền" dài dài.
Tôi thắc mắc, tại sao người ta lại nằng nặc đòi có "dân chủ" (democracy) trong một chế độ lấy "xã hội chủ nghĩa" (socialism) làm nền móng nhỉ? Chẳng phải hai đường lối này đối chọi lẫn nhau, không thể cùng tồn tại được sao? Hỏi bác Gu-Gồ rằng "dân chủ và xã hội chủ có mâu thuẫn với nhau không?", thì được câu trả lời là "không", và được giới thiệu đến cái gọi là "xã hội dân chủ" (
socialist democracy), và "
dân chủ xã hội chủ nghĩa" (
decmocratic socialism). Việt Nam đang theo đuổi "dân chủ xã hội nhất nguyên".
Trong Chương 2 của "Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản", thấy Karl Marx viết: ""...bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ." Tức là, "dân chủ" chỉ là một công cụ bước đầu để thi hành chính sách "xã hội chủ nghĩa", và rồi dần dần đưa xã hội đến mục tiêu tối thượng là "
cộng sản chủ nghĩa". Phải chăng như vậy có nghĩa là một khi đã đạt đến "cộng sản" rồi thì "dân chủ" tự nhiên phải biến mất? Thảo nào sau khi đã cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, người Cộng Sản đã đặt tên nước là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (giai đoạn thứ nhất), nhưng sau đó lại đổi lại là "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" (giai đoạn 2).
Cái gọi là "chuyên chính vô sản" dường như là một sự tự mâu thuẫn. "Tuyên Ngôn Cộng Sản", chương 2:
...nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp.
(If the proletariat during its contest with the bourgeoisie is compelled, by the force of circumstances, to organise itself as a class, if, by means of a revolution, it makes itself the ruling class, and, as such, sweeps away by force the old conditions of production, then it will, along with these conditions, have swept away the conditions for the existence of class antagonisms and of classes generally, and will thereby have abolished its own supremacy as a class. )
Trên thực tế trong bối cảnh Việt Nam, khi giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị, nó đã tự biến mình thành giai cấp tư sản mới (những người lợi dụng địa vị chính quyền để làm giàu cho bản thân), và giai cấp tư sản cũ giờ đã trở thành giai cấp vô sản.
Tạm ngưng tìm hiểu về thuyết cộng sản ở đây để tôi liên tưởng đến các dòng tu của giáo hội Công giáo như dòng Đa Minh và dòng Tên, trong đó các bậc tu sĩ buộc phải khấn hứa sống cuộc sống khó nghèo (vow of poverty). Linh mục nhận lương khoảng $16,000-$22,000/năm (nguồn:
Yahoo! Answers). Nếu họ có giảng dạy ở các trường Đại Học hoặc viết sách bán, mọi nguồn thu nhập của họ đều được đưa thẳng vào tài khoản của nhà dòng (nguồn:
catholicexchange.com). Đây chẳng phải là một qui chế cộng sản thì là gì?
Recent Comments