Thuần túy tiếng Việt chúng ta thường dịch "pornography" là "sách báo khiêu dâm", hay "dâm thư". Theo Wikipedia, chữ "pornography" bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp, kết hợp bởi hai từ "porne" (đĩ điếm), và "grapho" (ghi chép) thêm hậu tố là "-ia" (nơi của, thuộc về), tức là "nơi ghi chép về đĩ điếm"
Gợi đến vấn đề "tại sao những tài liệu khiêu dâm có hại cho trẻ em?" Theo mạng ProtectKids.com:
Vào khoảng thời kỳ hệ trọng nào đó của tuổi ấu thơ, bộ óc của trẻ em được "lập trình" cho sự định hướng tính dục. Vào thời kỳ này, tâm trí của em dường như đang phát triển một thứ "lắp đặt dây điện cố định" về những gì sẽ gợi cảm hoặc thu hút con người ấy. Nếu được tiếp xúc với những quan niệm lành mạnh và bình thường về tính dục vào những thời kỳ quan trọng này, trẻ em sẽ phát triển một định hướng lành mạnh. Ngược lại, nếu bị ảnh hưởng bởi tài liệu khiêu dâm vào thời kỳ này, những quan niệm thái quá về tính dục có thể sẽ in sâu vào tâm trí các em và trở thành một phần "bất di bất dịch" của định hướng tính dục của các em.
Trẻ em thường hay bắt chước những gì chúng thấy, đọc, hoặc nghe. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc với dâm thư có thể xúi giục trẻ "thực hành" các hành động ấy đối các em khác trẻ hơn, nhỏ hơn, và yếu đuối hơn chúng.
Đối với không chỉ các tài liệu khiêu dâm hạng "nhẹ", nhưng thậm chí các tài liệu rõ ràng là đồi trụy (tức là: bẩn thỉu, ghê gớm, bất thường), càng được tiếp xúc nhiều, trẻ em sẽ càng học được một điều rất nguy hiểm: quan hệ tính dục vô trách nhiệm là chuyện bình thường và đáng khát khao. Bởi
dâm thư khuyến khích sự thể hiện tính dục không trách nhiệm, nó có thể nguy hại đến sức khỏe của trẻ em.
Đa số phụ huynh có tinh thần trách nhiệm trong chúng ta muốn truyền dạy cho con em những giá trị cá nhân về sự quan hệ, về tính dục, sự thân mật, tình yêu, và hôn nhân. Rủi thay, những thông tin mãnh liệt từ dâm thư có thể đang "giáo dục" con em chúng ta về những đề tài hệ trọng ấy. Cũng như những bức quảng cáo 30 giây có khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ta về một nhãn hiệu nước giải khác phổ biến, sự tiếp xúc với dâm thư có thể định dạng cho thái độ, giá trị, và luôn cả cách cư xử của chúng ta.
Lời cuối tôi dành cho bài viết có phần tựa Photographs don't affect us? (Hình Ảnh không ảnh hưởng được chúng ta ư?), bác Karen Holgate viết:
Dâm thư có thể gây nghiện ngập. Điều đó không có nghĩa là người nào xem hình ảnh khiêu dâm cũng đều sẽ trở thành kẻ nghiện. Tuy nhiên, gần giống như rượu [hoặc thuốc lá], ta không thể lường trước được, cho đến khi tiếp xúc với chúng. Đối với những ai yếu lòng, nó như xăng châm vào lửa.
Tức là, nếu không điều lượng được thì tránh xa càng tốt, e lại đem vàng dỏm đi thử lửa.
Từ khía cạnh khác tiêu cực hơn, với lý luận thật hùng hồn, một số người đã và đang cho rằng Giáo Hội Công Giáo là tà đạo (điển hình là tác giả của Chiếc La Bàn Vàng, Philip Pullman). Dĩ nhiên với luận điệu như thế, họ phải tự cho mình là chánh đạo. Đen biến thành trắng.
Đôi khi đen là trắng, và trắng là đen; tà là chánh, và chánh là tà. Độc giả kiếm hiệp của Kim Dung hẳn là rất quen thuộc với tình cảnh như thế này.
To be right in everything, we ought always to hold that the white which I see, is black, if the Hierarchical Church so decides it, believing that between Christ our Lord, the Bridegroom, and the Church, His Bride, there is the same Spirit which governs and directs us for the salvation of our souls. Because by the same Spirit and our Lord Who gave the ten Commandments, our holy Mother the Church is directed and governed.
(Hầu cho được đứng đắn ở mọi điều, chúng ta phải luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo Hội quyết định như vậy, với niềm tin rằng giữa Chúa Cứu Thế, là chàng rễ, và Giáo Hội, là hiền thê của Ngài, có cùng một Đấng Thánh Linh đang ngự trị và dìu dắt chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Vì bởi, cũng một Thánh Linh ấy và Thiên Chúa ấy, đã cho chúng ta Mười Điều Răn, và đang chỉ đạo và ngự trị trên Giáo Hội.)
Giữa sự hỗn độn càn khôn như thế đấy, cảm nhận lòng tin, sự trung thành kiên định và tuyệt đối của thánh nhân mà không khỏi khâm phục.
(khoảng) 3 tây tháng 6, 1997:
Nghe tin Nội tôi (78) do đi đứng bị trợt té mà nằm liệt, tôi từ Canada bay về VN thăm. Ba tôi đã bay khẩn về hơn một tuần trước đó, còn tôi lo phải thu xếp công việc nên mới về sau. Hơn một tuần lễ, Ba tôi hầu cận bên cạnh bà trong bệnh viện, nhưng xem chừng lành ít dữ nhiều, nên bác sĩ đề nghị nên cho bà về nhà. Sau hơn 10 năm, tôi gặp lại bà trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Tôi ôm bà khóc một phen. Bà nhận ra tôi. Liền đó, bà quyết định trao chiếc vòng cẩm thạch lại cho tôi--chiếc vòng mà suốt quản đời, đã không hề rời xa cườm tay bà kể từ khi 19 tuổi. Tôi van bà hãy để lại cho Ngũ Cô (con gái duy nhất trong gđ), nhưng Bà một mực không chịu. Chiếc vòng được tuốt ra khỏi tay. Vài hôm sau Nội tôi qua đời.
Từ đó chiếc vòng đã trở thành biểu tượng cho Nội tôi. Nói theo kiểu "kiếm hiệp" thì là: thấy vòng như thấy người.
Duyệt nhanh lại vài mảnh thư từ củ.... Tháng 10, 2002:
...
Ta muốn nói về vòng cẩm thạch, di vật của Bà Nội. Bởi Nội thương lo cho con, muốn con sớm thành gia thất nên vào những ngày giờ cuối của cuộc đời, Nội không thấy còn gì khác ngoài vòng cẩm thạch trên tay muốn để lại cho con làm lễ vật khi cưới vợ...Ngụ ý khi con trọn bề gia thất thì Nội mới yên tâm. Con phải biết hiểu ngụ ý của Nội là muốn thấy con thành vợ thành chồng, chứ chưa hẳn là muốn trao vòng cẩm thạch một đời gìn giữ của Nội cho một người ngoại tộc.
...
...
...
Vì những lý do trên, Ta quyết định giữ vòng cẩm thạch cùng những di vật của Nội còn tại VN như những di vật gia phả. Chỉ có ai thuộc cùng huyết thống của Bà Nội mới được gìn giữ quản lý mà thôi!
Hmm....Thì ra chiếc vòng từ VN đã xuất ngoại, để rồi nhập nội từ bao giờ. Nhiều lúc tôi phân vân, muốn chôn vùi và quên đi những lời đáng lẽ không nên thốt ra, cử chỉ đáng lẽ không nên làm. Tôi biết cần phải cho nó qua, nhưng dường như tinh thần chưa đạt đước đến bước đó, bởi lòng vẫn còn đau. Chắc là nay mai thôi, và hôm nay là một sự bắt đầu. Phần lớn đều là lỗi tại tôi. Cách cư xử cứng đơ của mình hiếm có ai hiểu được.
Hôm nay là mùng 1 tháng 5. Bà tôi mất, tính đến nay đã tròn 10 năm.
Nội tôi là người không có đạo (ngoài việc thờ cúng ông bà). Nhưng, nhớ lúc xưa khi kể chuyện, bà hay nhắc đến "Ông Trời" và "thời khai thiên lập địa", cho thấy bà đã có ý niệm về Đấng Toàn Năng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Vào khoảng gần cuối cùa đời, bà hơi nghiêng về bên đạo Phật. Là dân nhà nông, câu mà bà thường hay thủ thỉ bên tai tôi:
Mong Trời mưa xuống, có nước tôi uống, có ruộng tôi cày...
Nếu nói đến đọc kinh giỗ trong gia đình, thì có nhiều kinh khác nhau để đọc lắm. Tôi gửi anh/chị link nói về đọc kinh giỗ: http://thanhlinh.net/caunguyen/CacLinhHon/ThamNhiaTrang.htm
...
Đọc kinh giỗ trong gia đình tại nhà, tôi đề nghị bỏ hết phần trên từ kinh cầu các Thánh của trang Thánh Linh.
Đầu tiên làm dấu, đọc kinh Chúa Thánh Thần, kế đó kinh Ăn năn tội, tiếp nên đọc Năm sự thương, sau khi đọc xong Năm sự thương, đọc tiếp kinh Cầu Các Thánh, kế đó nên đọc thêm hai kinh kính tên Thánh của Cụ, và sau đó tiếp tục đọc theo trang Thánh Linh (phần kế của Kinh cầu các Thánh)cho đến hết.
Hồi còn ở Nhật và mấy năm đầu sang đây, tôi rất siêng năng đọc kinh. Nhưng sau đó, và đã khá lâu, không đọc kinh ban sáng hằng ngày. Thôi thì sẵn dịp, đọc theo các kinh ban sáng ngày thường cho trọn, cầu cho Nội và cũng là cầu cho con, cầu cho người chết và kẻ sống luôn thể.
+++
Tuần nay ông sếp CEO của tôi sang đây thăm nhóm kỹ thuật. Trưa nay tụi tôi ngồi nhóm họp ăn trưa với ông và kể chuyện đời xưa. Ông kể về thời xưa lúc ông đi công tác ở nước Nga. Năm nay ông đã gần 60t.
Lúc ấy ông đang làm cho công ty IBM, thời điểm vừa sau khi Cộng Sản Liên Xô sụp đổ. Ông kể về sự e dè của người dân đ/v các cựu sĩ quan KGB, về sự hồn nhiên của trẻ thơ,... Kể xong ông chua một câu:
Ta có thể lường được sự giàu mạnh của một quốc gia qua độ vui của lớp trẻ.
(One can measure how well a country is doing, by how happy their children are.)
Nhân tiện, trong ngữ cảnh đoạn trích trên tôi e dè nghĩ đến "thị kiến"-- cái thấy siêu việt, và luôn tâm niệm rằng sống ở đời nên chăng cần có vị giác đủ tốt để chấp nhận nếm đủ mọi thứ ngọt bùi, chua đắng, mặn chát như nó vốn thế...
Hmm...Chắc phải mắc bẫy của anh thôi, bởi tôi đã cố tình tránh không chuyển ngữ phần trích đoạn của bài viết.
Nhưng âu cũng là cơ hội để nghiền ngẫm về dịch thuật.
Từ "thị kiến" (vision) mà anh nêu dường như là gần giống với ảo giác, dùng như trong trường hợp của câu "rất đông người đã thị kiến Đức Mẹ tại Lộ-Đức". Trong khi, "vision" theo đoạn trích trong bài ngụ ý tầm nhìn xa và rộng của một người, như lời anh: "cái thấy siêu việt".
Có thể nào tạm dịch là "viễn giác"?
Tom was a very, very dedicated Catholic. He used to say that his only job was to get to heaven and to take as many people with him as he could.
...
Tom was a man with a clear vision of life, a profound faith and passionate love for what really mattered to him: his family, his Church, his community, his work, his native Ireland, his adopted country, the countless causes he supported to make this world a better place.
Chúng ta luôn muốn biết rõ mình phải làm gì trên đời này. Những ai có thị giác tốt về cuộc đời và can đảm thực thi được như vậy, phải là những người rất có phước.
Dạo này sức khỏe tôi khả quan hơn mấy năm trước, nhưng vẫn chưa đạt đến mức "đại lực kim cang", bởi Thứ Bảy vừa rồi giang nắng cái đầu trần làm cỏ trước sau nhà, tối đến liền bị ơn ớn lạnh--may là không đến nỗi quỵ luôn mấy ngày.
Thằng em tôi hôm qua xuống chơi, nghe tôi dùng hai chữ "làm cỏ", hắn khì cười, như muốn nói "sân nhà có tí xíu mà cũng bày đặt dùng chữ 'làm cỏ', nghe như to tát chi lắm". Cái thằng này! đúng là mình cố tình thổi phồng phô trương thanh thế mà, làm cụt hứng.
Quả thật ở xứ lạnh đây mà cũng trồng mai được. Mấy cây tôi thường thấy quanh đường phía tây-bắc của thành phố--và trong công viên High Park--đích thật là cây mai (chính xác hơn là "cây đầu xuân", tiếng Anh gọi là Forsythia)--hôm qua đi rảo trong Home Depot tìm cây hoa mua về trồng, mới biết tên tiếng Anh của nó.
Có lẽ mục tiêu của bài giảng này nhắm vào những vụ xì-căng-đan gần đây ở giáo hội bên Hoa Kỳ--linh mục lạm dụng trẻ em, hôn nhân đồng tính, xã hội với lối sống buông thả.
Vài điểm suy ngẫm:
các vị thánh nhân đã từng tự kiềm hãm, kiềm chế bản thân trước sự cám dỗ của xác thịt.
Dĩ nhiên, nếu tự mình thì không thể nào vượt qua được mọi sự cám dỗ. Nên cần có sự khiêm tốn, nhìn nhận sự yếu đuối của chính mình. Nhìn nhận không phải để tuyệt vọng.
Sự khác biệt giữa thánh nhân và người phạm tội: thánh nhân biết phó thác mình trong ơn Chúa Cứu Thế, để rồi từ ơn Chúa và bởi sự hợp tác với Chúa, họ được phục hồi.
Gần tháng nay, mỗi sáng dậy đã bắt đầu bị hắt-xì hơi, sổ mũi chảy nước mũi--biểu hiện cho mùa dị ứng (khoảng cuối tháng tư tới đầu tháng chín) bắt đầu.
Có thể là do lạnh phổi mà gây ra. Quan sát mấy tuần nay trên bản thân, cho thấy, chút hoạt động mỗi sáng này có tác dụng giảm thiểu tình trạng sổ mũi, hắt-xì:
Sáng dậy tròng ngay vào một cái áo ấm. Tôi thì thích chiếc áo "lông gấu" của tôi (chắc không phải lông gấu thật), rất ấm.
Vận động làm nóng cho cơ thể bằng cách tập thể dục, chạy bộ, hay tập tạ (tôi thì, gần đây, tranh thủ dậy sớm để tập tạ khoảng 15-30' mỗi sáng).
Hôm qua trên đường đi làm, gặp một đoàn xe đưa đám, chạy cùng hướng với tôi, làm choáng đường. Họ còn được hai xe cảnh sát hộ tống, làm tôi phân vân không biết nên qua mặt họ hay ngừng. Chạy bên cạnh họ được một lát, cuối cùng, do chút áy náy, tôi quyết định tắp vào lề đường chờ cho họ qua.
Chút thắc mắc từ sự việc này...
đáng tang như thế nào thì mới được cảnh sát hộ tống, và
người lái xe như tôi phải cư xử thế nào? Nhường đường hay chạy chung, chạy bên cạnh với, hay qua mặt họ?
Một chút tra cứu trên Yahoo! Answers (cụ thể là đây và đây) cho biết đôi điều thú vị:
Tang gia có thể mướn cảnh sát hộ tống đoàn xe đưa đám tang.
Để kính nể người khuất mặt, nếu đường hẹp thì nên tắp xe vào lề để nhường cho đoàn xe. Ở vài tiểu bang Mỹ thì đây là luật bắt buộc, có thể bị phạt nếu vi phạm. Tuy nhiên tôi chưa tìm thấy luật lệ ở Ontario ra sao về vấn đề này.
Cùng đề tài, nhớ năm ngoái chạy trên đường nhỏ trong thành phố, tới một ngã ba (|--) có xe từ đường phía bên phải tôi muốn cua trái. Tôi bèn dừng nhường cho hắn qua. Hắn qua xong. Tên phía sau hắn cũng tháp tùng qua. Rồi chiếc thứ ba, thứ tư. Tôi tức quá, miệng quát thầm "What the f***!!! Tao tốt bụng nhường cho một thằng thôi chứ tụi mầy ăn theo cả lũ sao?" Tôi bóp còi hai cái "bíp bíp". Anh thứ năm đang vòm vèm định qua, thấy tôi bóp còi, bèn dừng lại. Tôi vọt qua, quét tia mắt lửa nhìn tên tài xế, vừa kịp nhận ra tấm bảng để ở kính trước đề "FUNERAL". Thì ra hắn cùng đoàn xe đưa đám với mấy thằng mình vừa cho qua. Hối hận.
Vừa hay tin, thần tượng âm nhạc của tôi, Shania Twain, đã chia tay với phu quân Robert Lange sau 14 năm chăn gối. Thành thật chia buồn. Tôi hiểu được cảm giác (2/26/2005)--nhìn lại tập nhật ký, giữa tháng 2 và 3 năm 2005 liên tiếp không thấy có bài nào thì biết tại sao. Trong khoảng thời gian ấy, tôi nghe đi nghe lại rất nhiều, bài hát này của cô: It Only Hurts When I'm Breathing (2002).
Recent Comments