Sau một tuần ấm lạ thường (nhiệt độ cao nhất lên tới 19°C) kết thúc Mùa Đông 2010--hôm qua là ngày xuân phân--cuối tuần vừa rồi trời Toronto lạnh trở lại. Thứ Bảy đi dự tiệc sinh nhật của cu J--tụi nhóc được "thả giàn" một đêm, chơi khuya tới hơn 4h00 sáng mới đi ngủ. Đến chiều Chúa Nhật mới về. Tối, Tam Muội chạy xuống thăm.
Tối Thứ Bảy, ngồi "nhâm nhi" chai St. Remy, nghe/xem tụi nhóc hát Karaoke bài Bohenian Rhapsody, lần đầu tiên giật mình với lời nhạc u ám: "I sometimes wish I'd never been born at all" và "nothing really matters to me". Cảm giác nhất thời: khi một người có cảm giác ghê gớm vậy, không những lỗi do gia đình và môi trường, nhưng còn là lỗi do chính bản thân không tự nhận trách nhiệm với cuộc đời mà mình được ban tặng. Xã hội thật sự đang gặp tệ nạn, khi ta được nghe câu "Ông Trời thật sự thương yêu bạn, dù cho bạn có làm điều ghê gớm gì đi nữa", và lập tức cười chua chát đáp rằng "Đó chỉ là một sự giả dối". Vì bởi, nếu Ông Trời thật sự không thương ta, thì tất nhiên "nothing really matters" (mọi thứ đều là vô nghĩa). Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu trong vườn Gethsemane cũng vì lý do này.
Sáng nay, chở mẫu thân đi khám chuyên khoa mắt. Nghe bà tả rằng mắt bị xốn. Nghe bác sĩ nói bị trầy giác mạc (corneal abrasions).
Gần đây tôi bị thêm "chứng bệnh câm", không tha thiết "nhiều chuyện" nữa. Hy vọng đây là dấu hiệu của giai đoạn trải nghiệm sự "phó thác", hơn là gì gì khác.
Một đoạn từ tập phim hoạt hình Dante's Inferno: An Animated Epic (2010) (Chín tầng Địa Ngục của Dante), dựa trên thiên sử thi Divine Comedy của văn hào người Ý tên Dante Alighieri (1265-1321):
Câu hỏi mà những người đả kích đạo Thiên Chúa thường đặt ra: Tại sao một vì Thiên Chúa từ nhân lại nhẫn tâm trừng phạt con người đến đời đời kiếp kiếp nơi hỏa ngục? Có lẽ đoạn Thánh Kinh dụ ngôn về Người Con Hoang Đàng (The Prodigal Son, Luca 15:11-31) sẽ giúp giải thích phần nào. Chuyện kể về người con thứ hai, xin cha chia gia tài, rồi rời xa quê đi chơi bời tận hưởng. Khi trắng tay, khốn khổ cùng cực, thì mới hiểu được "đạo", bèn quay về xin lỗi cha, xin được nhận làm người làm mướn cho cha để có cơm ăn. Người Cha không những không trách mắng, mà còn ôm choàng lấy con, cho đeo nhẫn kế thừa, cho mang giày trong khi những người làm phải đi chân không, và mở tiệc linh đình ăn mừng người con đã trở về bình an vô sự. Trong dụ ngôn này, Người Cha ấy chính là Chúa, và người con hoang đàng là những ai sống ngược với điều răn rất đơn giản của Ngài, là "mến Chúa, yêu người".
Thử tưởng tượng, nếu người con thứ kia đã không được bình an trở về, mà ngược lại, trong lúc ăn chơi sa đọa, không may anh ta bị thiệt mạng, thì đó có phải do lỗi của người Cha không, hay là do quyền tự do chọn lựa của người con ấy dẫn đến hậu quả chết chóc? Dó là cái chết của xác thịt; Sự đọa đày nơi hỏa ngục là cái chết của linh hồn, dù rằng linh hồn là một thứ bất diệt.
Cha không thiếu sự kiên nhẫn, kiên nhẫn mời gọi, và rồi kiên nhẫn chờ đợi đến khi tôi trở về nhà Cha. Cha không ép buộc tôi phải trở về. Nhưng, đến một lúc nào đó, thời hạn của tôi sẽ chấm dứt.
Thứ Sáu: Trời mưa dầm dề, bắt đầu từ tối Thứ Năm và không dứt mãi đến sáng Chúa Nhật, lần nữa gợi cảm rằng phải chăng Giáo Hội đã nhớ lầm ngày Chúa Giêsu tử nạn?
Thứ Bảy: Đưa mẫu thân tôi đi bác sĩ, khám chứng chóng mặt, sẵn dịp "khám" "ké" cho cái đầu tôi--mấy hôm trước đau mé phải, nay đau phía sau. Ông bác sĩ hỏi hoa loa mấy câu, đại khái là gần đây có bị stress gì không, v.v..., xong rồi định cho toa thuốc. Tôi hỏi, đây là thuốc trị hết hay chỉ là thuốc giảm đau. Ông bảo, là thuốc giảm đau. Tôi nói, vậy thì thôi xin khỏi cho toa, tuy đau nhưng không đau lắm, tôi chịu đựng được; chắc là viêm xoang nhẹ thôi. Ông bảo, vậy để xem trong vòng 5 ngày, nếu không hết thì đi khám lại để chụp x-quang.
Chúa Nhật: Sáng nay bị thiếu ngủ một giờ (do hiện tượng Tiết Kiệm Ánh Sáng Ban Ngày). Ăn sáng/trưa xong, chở mẫu thân đi dạo Pacific Mall. Mấy tháng nay, trong tuần bà đi làm, cuối tuần bà đi "công chuyện", nên hai mẹ con ít có dịp cùng đi dạo chơi. Tôi vẫn có cảm giác, bà vẫn không bộc lộ tâm sự được khi nói chuyện với tôi, so với khi nói chuyện với hai thằng em tôi. Có người bảo tôi khó tính. Chắc mẹ tôi cũng nghĩ vậy. Người ta chỉ cho rằng tôi khó tính vì họ không hiểu tôi. Nhất thời, chỉ muốn nói rằng sự hy vọng của tôi hồi tháng rồi hoàn toàn không uổng phí tí nào.
Tình cờ bắt được, nên tôi ráng thức khuya để xem đài truyền hình Salt-and-Light tái chiếu Thánh Lễ do ĐHY William Nevada (Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican) làm chủ tế tại Nhà Thờ Đức Bà ở Ottawa. Lễ vừa mới kết thúc. Trích đoạn từ Bài giảng của ngài:
Ý tưởng về bí tích Công Giáo dạy ta rằng điều phi thường chỉ nằm ở bên ngưỡng cửa của sự tầm thường. Sự khoe khoang tự hào nhất của nhân loại là một trinh nữ vô danh của thành Nazareth. Vị Chúa Tể Càn Khôn nằm trong máng lừa nơi Bethlehem. Sự cứu rỗi của toàn thế giới được thực hiện giữa hai tên ăn trộm. Chúa Phục Sinh đến với ta trong những nguyên tố thấp hèn của bánh mì và rượu nho. Quyền năng tha tội được ủy thác nơi những người vốn đã mắc tội. Đây chính là sự quy mô của bí tích, mà trong đó điều phi thường được hoàn thành bởi phương thức rất tầm thường.
[The Catholic sacramental imagination teaches us what Naaman had to learn, namely that the extraordinary lies just on the other side of the ordinary. The proudest boast of the human race is an unknown virgin of Nazareth. The Sovereign Lord of the universe lies in manger in Bethlehem. The redemption of the whole world is accomplished between two thieves. The Risen Lord comes to us in the humble elements of bread and wine. The divine power to forgive sins is entrusted to sinful men themselves. This is the sacramental economy, in which the most extraordinary things are accomplished in the most ordinary way.]
Chúa không ngừng mời gọi ta đến dự bàn tiệc của Ngài, mặc dầu ta liên tục khước từ. Tôi vốn mơ hồ rằng mình hiện đang mang trên vai hai sứ mạng: 1) chữa mình, 2) chữa người. "người" ở đây mang hàm ý trước tiên là những người thân yêu của tôi. Sứ mạng phi thường thật. Phương thức tầm thường nào có thể giúp tôi đây? [thở dài]
Sáng Thứ Ba ngủ dậy thấy lừ đừ, lại thấy trời ấm áp nên chán đi làm, viết thư vào công ty báo "bệnh", rồi cúp cua đi dạo mát ngoài trời. Chiều về bị nhức đầu cho tới bây giờ. Trời phạt tội nói láo. Viêm xoang chăng? Chỉ có nhức đầu, không xổ mũi, không sốt. Chờ vài ngày nữa xem, nếu không bớt thì đành phải vác xác vào trình diện bà bác sĩ để nghe giảng: "mình bệnh, có tiền thì mua thuốc uống; còn người ta bệnh, không tiền, thì để từ từ cũng hết bệnh thôi!"
Tối hôm kia nốc hai viên Tylenol 500, thấy đỡ. Sáng hôm sau thì đau lại, định nốc thêm hai viên nữa nhưng nghĩ lại--hễ cứ đau tí là uống thuốc chỉ để làm giảm đau, mãi rồi khả năng chịu đau của mình chẳng còn gì nữa, biến mình thành tên nhu nhược--bèn thôi không uống nữa. Tôi cần tập chịu đựng cái đau, thay vì luôn tránh né nó.
Yêu mến, say mê sự trần tục không có tội; có tội chăng là khi ta say mê chúng ngoài ý niệm về Ông Trời, khi chúng ta dừng lại ở sự hưởng thụ chúng, dừng lại trước khi tấm lòng ta được cảm hóa bởi Đấng đã tạo nên chúng.
[To love God’s creation isn’t sinful; it is sinful only to love them independent of God, stopping before our hearts can be turned toward the Creator.]
và:
Mọi vật đều là phương tiện cho ta tìm hiểu về Ông Trời. Sự tốt lành của chúng làm chứng cho Đấng đã tạo nên chúng. Chúng là phương tiện để cho ta yêu mến Ngài hơn...Ta được [Ông Trời] tạo nên để ngợi khen, sùng bái, và phụng sự [Ngài]. Mọi tạo vật đều phải được sắp đặt cho mục tiêu này, và chúng ta sẽ chẳng ham muốn điều gì khác ngoài những thứ có thể giúp ta đạt đến mục đích ấy.
[All things are a means to know God (Rom 1:20). Their goodness testifies to the goodness of the One who created them. They are a means to love Him more...We were made to praise, reverence, and serve God. All created things must be ordered to this end and we should prefer nothing except insofar as it helps us praise, reverence, and serve as we were created to do.]
Đọc đến đây, tôi nhớ lời bất bình của một người bạn "vô thần" của tôi đã thốt lên mấy năm trước: "Ông Trời ích kỷ thật nhỉ. Tôi đâu có đòi được tạo ra (I didn't ask to be here). Tại sao lại tạo nên tôi, lại bắt tôi phải thờ lạy, bắt tôi phải chịu khổ?"
"Phải chi tôi đừng được sanh ra thì tốt biết mấy"--tốt như thế nào? Tôi có thể hưởng lợi gì, nếu tôi không hiện hữu?
["It would be better for me not to exist" - in what sense "for me"? How should I, if I did not exist, profit by not existing?]
...
Nếu thế gian hiện hữu cốt không phải để ta yêu mến Ông Trời, nhưng để Ông Trời yêu mến ta, thì như vậy là để ngõ hầu cho ta được lợi. Nếu Đấng vốn không thiếu điều gì, tự chọn lựa để cần đến ta, đó là vì chính ta cần đến sự cần kíp đó."
[If the world exists not chiefly that we may love God but that God may love us, yet that very fact, on a deeper level, is so for our sakes. If He who is in Himself can lack nothing chooses to need us, it is because we need to be needed.]
Đâu có ai, khi ăn cơm hay uống nước, lại thốt lên rằng "tại sao lại bắt tôi phải ăn/uống?" Và, bác Lewis cũng từng nói: "Nếu ta không tập ăn thứ thức ăn duy nhất mà vũ trụ này làm ra, thì ta đành phải chịu đói vĩnh viễn thôi".
Khi tiến sĩ Trần Chung Ngọc, trong tác phẩm chống Kitô giáo mang tên "Giêsu là ai?", bàn về đoạn Kinh Thánh Matthew 15:21-28, đã chê bai rằng "tin theo Chúa kể cũng khá mất nhân vị", thì chắc bác ta đã không nhận ra (hoặc không chấp nhận) quan điểm này của C.S. Lewis. Tôi nhìn thấy chính tôi trong người đàn bà xứ Canaan này, không phải vì tôi là người "phi Do Thái", nhưng là vì tôi là kẻ đầy khuyết điểm. Và tôi cầu mong rằng, khi giờ phút thử thách của tôi sẽ đến, tôi sẽ có đủ sự khiêm hạ để thưa với Chúa tôi rằng: "Vâng, lạy Ngài, tôi chấp nhận rằng thức ăn ngon của Ngài là để dành cho các con ngoan của Ngài. Nhưng lũ chó con như tôi cũng cần phải có ăn để được sống. Xin ban cho tôi những mảnh bánh vụn mà các con ngoan của Ngài đã bỏ thừa."
Thứ Bảy vừa rồi tôi chuyển dịch vụ Internet từ Rogers qua Bell. Xem chừng như Bell ($31/tháng) thay đổi địa chỉ IP của tôi thường hơn Rogers ($60/tháng). Trước đó tôi dùng ipcheck để cập nhật DNS cho tên miền. Sáng này vào công ty thì thấy không truy cập được máy nhà, lên dyndns.com thì thấy tên miền đã bị họ khóa do ipcheck cập nhật nhiều lần quá. Qua trang hỗ trợ của Dyndns thì thấy nay họ đề nghị dùng chiêu này: Using inadyn With DynDNS.com Services.
Tải về và cài đặt chương trình inadyn: # make
# cp bin/linux/inadyn /usr/local/sbin/
# cp man/inadyn.8 /usr/local/share/man/man8
# cp man/inadyn.conf.5 /usr/local/share/man/man5
Tạo tập tin /etc/inadyn.conf (cho phiên bản 1.96.2 của INADYN): # Basic configuration file for inadyn
#
# /etc/inadyn.conf
background
log_file /var/log/inadyn.log
update_period_sec 600 # Check for a new IP every 600 seconds
username ****
password ****
dyndns_system dyndns@dyndns.org
alias codockhach.blogdns.net
alias oceanus.is-a-geek.net
Tập lệnh (script) cho dịch vụ /etc/init.d/inadyn: #!/bin/bash
#
# chkconfig: 345 55 25
# processname: inadyn
# description: dyndns.org update service
Recent Comments