Tuesday, January 27. 2009
CDK Hôm nọ tìm hiểu ti tí về quan niệm của Phật giáo về Đấng Tạo Hóa, tôi ngạc nhiên khi khám phá ra một điều là--Phật giáo không tin có Ông Trời:
In early Buddhism, the Buddha clearly states that "reliance and belief" in creation by a supreme being leads to lack of effort and inaction:[8]
Đây là lối tư duy: thà tin không còn hơn tin có. Hmm...
Thư Viện Hoa Sen có bài thuyết pháp như sau:
"Người có mắt ắt thấy cảnh đau thương của đời sống.
Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn?
Tại sao ít khi Ngài nâng tay lên để ban phước lành?
Tại sao tạo vật mà do chính Ngài tạo ra
Lại phải bị đọa đầy trong cảnh khổ?
Tại sao Ngài không ban hạnh phúc cho tất cả?
Tại sao đời sống lại dẩy đầy
Giả dối, lừa đảo, mê muội?
Tại sao gian tham lại thắng
Còn chân thật và công lý lại thất bại nặng nề?
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng. [5]"
Trong Túc Sanh Truyện Maha Bodhi Jakata, Đại Bồ Đề, Bồ Tát phê bình giáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau:
"Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài. [6]"
Ngạc nhiên khi thấy người ta dùng sự ác để chứng minh phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa toàn năng, tôi liền nghĩ: nếu Đức Phật Thích Ca hạ sanh sau khi Chúa Giêsu giáng trần thì chắc Ngài sẽ có hướng suy nghĩ khác. Nhưng rồi, tôi bắt gặp bài phòng vấn này với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hậu duệ của Phật Thích Ca:
The Buddha was silent on the question of God. What about you?
Why did the Buddha not say anything about God? Because he talked about the law of causality. Once you accept the law of cause and effect, the implication is that there is no 'creator'. If the Buddha accepted the concept of a creator, he would not have been silent; everything would have been God!
Who caused the law of causality?
About that, the Buddha would say 'the mind', never God or dharmakaya or even the Buddha himself.
How did the mind come about?
The source of mind is nature. The word that been used for existence is 'interdependent arising'. Talking of God, who created God? There is no point arguing. Dharmakeerti and Shantideva debate the existence of God and reach the conclusion that if we believe in a benevolent creator, how do we explain suffering? I remember a funny incident. In Tibetan drama, criticism is allowed and even the Buddha is not spared. There was this man acting on-stage and he was saying that he did not believe in God. If God made us, he said, instead of putting both the eyes in the front, one should be at the back! We would have been more efficient that way. Jokes apart, the idea is not to disrespect any religion but to analyze the nature of reality.
Không hiểu! Tại sao nếu chúng ta công nhận Luật Nhân Quả thì sẽ dẫn đến hệ luận rằng: không thể tồn tại một Đấng Tạo Hóa? Như vậy Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng không thể dung hòa được sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự tồn tại của khổ nạn và sự ác, mặc dù Ngài đã biết qua ít nhiều (do là kẻ hậu thế) về ý nghĩa sự khổ nạn và cứu chuộc của Chúa Giêsu, mà--theo hiểu biết mơ hồ của chính tôi--tôi thấy dường như là một câu trả lời trực tiếp đối với nghi vấn của Đức Phật Thích Ca đặt ra khoảng 500 năm trước đó. Tôi cần tìm hiểu thêm.
Trong quá trình tìm kiếm, tôi bắt gặp phải quyển The Problem of Pain (Vấn Đề của Khổ Đau) của C.S. Lewis (1898-1963), cũng là tác giả của tập truyện The Chronicles of Narnia. Đang nghiền ngẫm...
Sunday, January 25. 2009
CDK Tối nay,
Ba cha con,
Một chai rượu đỏ, 4L,
Vài món mồi nhậu đơn sơ,
Hơn 5 tiếng đồng hồ sau:
Mẫu thân tôi do đi hát văn nghệ về mệt, đã đi nghỉ trước.
Sau khi gọi điện chúc tết với bà cô bên VN, và rồi, bà cô dạy lớp 5 của tôi dưới Gò Công, phụ thân tôi đã ra về--mặc cho hai thằng con đã van nài ông ngủ lại qua đêm--tôi đưa nhị đệ tôi loạng choạng bò lên lầu nghỉ (có ghi hình cảnh tượng say mèm này, nhưng không tiện đăng lên)--say xỉn ngoài mức tưởng tượng, tôi quay lại bàn nhậu, một mình nhâm nhi cho cạn đĩa mồi và ly rượu dở lở, xong lên lầu ghi lại mấy dòng, rồi cũng đi ngủ nốt.
Wednesday, January 21. 2009
CDK Có lẽ bình thường thì tôi giống như mọi người dân Toronto khác, cũng thuộc loại "chết nhát" khi nói về cái lạnh mùa đông. Lạnh có tí xíu là mặc ba bốn lớp, đội nón, quấn khăn bít mặt mũi.
Hôm qua mặc đồ văn phòng chạy ra bãi đâu xe, gồng mình (từ ngữ chuyên môn người ta gọi là "vận công") phơi thân 3 phút trong trời lạnh -18°C để lấy thẻ an ninh--thường thì tôi bỏ thẻ ngoài xe bởi chỉ cần thiết khi vào bãi đậu, nhưng sáng hôm nay đám người an ninh của bin-đinh họ mới gắng hệ thống thẻ quét điện tử dùng để vào cửa văn phòng. Gặp anh bạn đồng nghiệp đang đề máy xe, làm nóng, chuẩn bị ra về. Thấy tôi vận áo sơ mi dài tay đi ngoài trời, anh hỏi "Bộ anh không thấy lạnh sao?". Tôi trả lời, miệng run lập cập: "trời mùa thu vầy mà lạnh cái nỗi gì!"
Lạnh thì có lạnh thật. Nhưng dường như, phơi người trong cái lạnh--dĩ nhiên là trong khoảng thì thời cực ngắn, 2-3 phút gì đó--có tác dụng trị liệu nào đó, làm thể xác lẫn tinh thần phấn chấn lên, gây cảm giác máu nóng chạy rần rần trong người, cảm giác mình đang sống.
Cũng rất có thể đây chỉ là tác động tâm lý, và thật sự đầu óc tôi có vấn đề.
Thursday, January 15. 2009
CDK Dạo này gặp phải cụm từ này hơi nhiều. Lúc trước, trên Diễn đàn BBC. Gần nhất là trên blog KHMT quanh đề tài Hoàng Sa-Trường Sa. Gần như hễ ai lên tiếng phê bình chính quyền Hà Nội thì ngay lập tức bị chụp mũ là "phản động", "phản quốc".
Chúa Nhật vừa rồi tôi đi gửi tiền lì-xì Tết về cho mấy đứa em bà con bên VN, định gửi kèm lời nhắn thì chị chủ tiệm bảo, "thôi hãy gọi điện về nhắn đi. Mấy ngày nay bên đó lu bu lắm, thế nào họ cũng sẽ quên kèm lời nhắn của em mà thôi". Tôi tự hỏi, không biết mùa Tết Nguyên Đán năm nay bọn phản động, phản quốc như tôi sẽ đổ bao nhiêu triệu/tỉ đô la vào nền kinh tế VN nhỉ. Nghe đâu, có dự báo: "lượng kiều hối năm 2008 có thể tăng khoảng 2.5 tỉ USD, đạt 8 tỉ USD."
Mấy hôm trước xem lại cuốn phim Tinh Võ Môn do Lý Liên Kiệt đóng ( Fist of Legend, 1994). Đoạn cuối phim, Trần Chân nói: "Nếu tôi không còn có một quê hương nữa, ít ra tôi vẫn còn được sống bên người đàn bà tôi yêu." Tôi không còn có một quê hương nữa. Nghe sao thấy buồn buồn.
Thursday, January 8. 2009
CDK Sáng hôm qua tôi bị tố tuyết.
Anh chàng kia đi bộ băng băng trên lối xe hơi chạy--chắc cậu ta nghĩ đường đi bộ bị ngập tuyết cho nên cậu ta có quyền đi trên đường xe ôtô. Thấy tôi đang trườn tới, anh ta vẫn không tránh đường. Tôi tưởng tôi đã quá tử tế khi đã thận trọng tiến tới càng chậm hơn, cố ý tránh làm bắn tóe nước bùn vào cậu ta. Nào ngờ, vừa chạy ngang thì đã được thưởng cho một quả bom tuyết mà cậu ta đã thủ sẵn trong tay tự bao giờ.
Thú thật, phản ứng đầu tiên của tôi là muốn đậu xe lại, và ngay lập tức chạy ra lượm một quả tuyết, vố trả vào mặt cậu ta một phát cho hả giận. Phản ứng tiếp sau đó là: thôi, cho qua.
Nhân đây gợi lên một chút nhận xét. Có một số người, không phải chỉ cậy trông vào sự tốt bụng của người xa lạ, mà họ còn đòi hỏi sự tốt bụng ấy. Lối suy nghĩ ấy dẫn giải như thế này:
- Anh nên đối xử tốt với tôi.
- Nếu anh không xử tốt với tôi thì anh có lỗi.
- Nếu anh gây lỗi với tôi thì tôi có quyền trừng phạt anh để rửa nhục và đòi lại công lý.
- Lập lại bước 1 cho người "bị trừng phạt".
Thấy cũng có lý nhỉ. Trừ phi, còn có cách giải quyết khác: thôi thì tôi đành chịu cái nhục bởi chưa tử tế đúng mức, để chấm dứt cái vòng lẩn quẩn của oán thù.
Dường như đó là cái gương cư xử mà Chúa Giêsu đã để lại (gợi ý: tội tổ tông), và chắc cũng là ngụ ý của câu dạy "Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu các con" ( Ga 15:12).
Biển xanh êm dịu...Biển xanh êm dịu...Biển xanh êm dịu.
Wednesday, January 7. 2009
CDK Sáng hôm qua vào công ty làm việc được hơn 1 tiếng đồng hồ thì tam đệ nó gọi điện: bà cụ nhà té xỉu trong phòng vệ sinh, đập đầu vào đâu đó, chảy máu. Nó đã đưa bà vào phòng ER, đã tạm băng bó cái đầu và hiện đang chờ bác sĩ kiểm khám. Tôi vội sắp xếp chuyện công ty, xong tọt về nhà lấy cái máy GPS dẫn đường, tới nơi thì bà cũng vừa được BS khám sơ. Tôi đổi ca với tam đệ cho nó về đi phỏng vấn gì gì đó. Ông bác sĩ khâu cho bà 5 mũi, bảo tình trạng không trầm trọng, và cho xuất viện với lời dặn hờ, nếu có trở biến gì thì hãy quay trở lại. Xuất viện, tôi chở bà về nhà tôi, trên đường ghé Swiss Chalet mua chén súp cho bà tẩm bổ.
Tối qua thấy bà ngủ được, nhưng sáng dậy than hơi rêm mình. Chắc tại lúc té đã cấn đâu đó. Chiều đi làm về sẽ ghé Shoppers Drug Mart tìm mua thuốc thoa.
Monday, January 5. 2009
CDK Tối hôm qua ngồi trong xe chờ chuyến bay của phụ thân tôi đáp (máy bay bị đình trễ, hơn nửa đêm mới đáp, đưa ông về tới nhà thì đã gần 2 giờ sáng), buồn buồn mở băng tầng AM của radio nghe mấy chương trình hội thoại của đài CBS, nghe bàn về đức tin Công Giáo trong vấn đề kết hôn với người ngoại đạo. Nghe một bà--người công giáo--dõng dạc tố cáo một cô giáo của một trường công giáo là đã phạm "tội trọng" vì đã kết hôn với người ngoại đạo mà không thông qua bí tích hôn phối, tức là không được chấp nhận bởi Giáo Hội, và do đó hôn phối không có hiệu lực.
Hmm...Nghe những người sùng đạo hay vội vã kết tội như thế này, làm tôi không khỏi e dè. Tôi thiển nghĩ, Chúa Thánh Thần thật sự khoan dung nhiều hơn những người này hằng tưởng.
Tra cứu các tài liệu Giáo Lý Công Giáo ( The extent of sacramental marriage, Disparity of Worship, và Mixed marriages and disparity of cult) thì tình hình gần như là bà kia đã tuyên bố. Rõ ràng các bậc giáo phụ đã sợ người có đạo bị lôi kéo bỏ đạo, nên đã khuyên không cho người có đạo lập hôn phối với người ngoài đạo. Nhưng cũng không quên lưu ý GLCG - Phần II - Đoạn II – Chương III - Mục 7 ( THE SACRAMENT OF MATRIMONY):
1637 Trong trường hợp hôn phối khác đạo, bên công giáo có trách nhiệm đặc biệt: "Chồng ngoại đạo được thánh hoá nhờ vợ và vợ ngoại đạo được thánh hoá nhờ chồng có đạo" (1Cr 7,14). Thật là một niềm vui lớn cho bên công giáo và cho Hội Thánh nếu "việc thánh hoá này" đưa người không công giáo tự nguyện đón nhận đức tin Ki-tô giáo (x. 1Cr 7,16). Chính tình yêu hôn nhân chân thành, việc khiêm tốn và kiên nhẫn thực thi những nhân đức gia đình và siêng năng cầu nguyện có thể chuẩn bị cho người không có đạo được ơn làm con Chúa.
|
Recent Comments