CDK Ô Bi Quan:
Hoàng Đế là một người ác đấy, A Na Kình ạ!
A Na Kình:
Nhưng theo quan điểm của tôi, phái Giê Đai mới là ác!
Ô Bi Quan:
Vậy thì chú thật là hết phương cứu chữa rồi!
...
Ô Bi Quan:
Hết rồi A Na Kình à! Tôi đang đứng ở địa thế cao hơn chú.
A Na Kình:
Anh thật đã coi thường công lực của tôi quá!
Ô Bi Quan:
Chú đừng nên thử!
...
Ô Bi Quan:
Tôi coi chú như là người em ruột! Chú đã là Đấng Đã Được Chọn. Lẽ ra chú phải tiêu diệt phái Xít chứ nào lại phục tùng theo họ!
Đây là những câu đối thoại cuối cùng giữa Đại Hiệp Sĩ phái Giê Đai, Ô-Bi-Quan Ki-Nô-Bi, và đồ đệ củ của ông là A-Na-Kình Cai-Quắc-Cờ, trong trận giao chiến gây cấn nhất của phim truyện
Star Wars Episode III: Revenge of The Sith.
Bạn nào đã xem qua bộ phim này thì hẳn đã biết kết cuộc như thế nào: A Na Kình sau đó đã trở thành một đại cường hào ác bá với biệt danh mới là Chúa Vây-Đờ, tung hoành khắp thiên hà cùng với tân chủ nhân của anh ta là Hoàng Đế Bao-Ba-Tin.
A Na Kình là một thiên tài, nhưng lại thiếu đức độ, mặc dầu anh đã được các chân nhân của phái Giê-Đai dạy dỗ. Thủy chung, anh ta là một người tốt, nhưng lập trường không kiên định, nên đã để tâm tư bị giày xéo giữa thiện và ác. Những giọt nước mắt cuối cùng lăn trên má anh, trước khi thi hành một việc đại khai sát giới, đã nói lên điều đó. Anh ta nghĩ rằng với việc làm ấy anh sẽ cứu được người yêu của anh, bất chấp rằng nó sẽ biến anh thành một con người mà anh đã từng ghê tởm, và chính con người này sẽ giết chết người mà anh đang cố muốn giải cứu.
Giống như A Na Kình, đôi lúc tôi cũng có cảm giác ngờ vực chính mình, ngờ vực cả thế giới chung quanh mình. Giữa thiện và ác, đôi khi sự phân biệt đã bị mờ đi. Đây là mục tiêu vĩ đại nhất của Sa Tăng. Đầu óc xảo quyệt và miệng lưỡi điêu ngoa của nó đã khiến ta gạt luôn cả chính bản thân ta. Đâu là đúng, đâu là sai? Nó tạo ra sự rối loạn trong lòng ta, cho đến khi ta không còn phân biệt đúng sai là đâu nữa. Trong phút chốc yếu đuối ta bắt đầu lý sự dùng những lời lẽ điêu ngoa của nó, và biện minh một cách thật hùng hồn cho những việc làm phi lý, đỗ lỗi cho người khác, và tự cho mình là đúng.
A Na Kình may mắn có được một hiếu tử sau này sẽ cứu ông ta ra khỏi chốn tà đạo. Còn tôi, tôi có may mắn được con tôi giải cứu ra khỏi cái vô vị của cuộc đời này không?
Recent Comments