Hay thay, dường như đôi khi câu giải đáp cho vấn đề nó lai vãng quanh đây mà mình không hề lưu ý. Hai ngày nay tôi đang vò đầu tìm giải pháp cho vấn đề tương tác (interoperability) giữa công nghệ WPF và VB6. Nghiên cứu dưới hai ngày cho thấy dường như câu trả lời cho vấn đề "làm sao ứng dụng một thành phần điều khiển (user control) của WPF trên một mẫu đơn (form) của VB6?" là: vô phương.
Sáng nay lướt qua những blog chuyên ngành, tình cờ được nhắc lại câu này:
Mọi nan đề trong phần mềm đều có thể được giải quyết bằng cách thêm vào nó một tầng lớp gián tiếp.
(Any software problem can be solved by adding another layer of indirection. Except, of course, the problem of too much indirection.)
- Steve Bellovin của AT&T Labs
Vậy, thay vì đi đường VB6->WPF, tôi có thể dùng VB6->WinForms->WPF. Nhịp cầu VB6->WinForms thì tôi đã bắt hồi năm 2006. Và còn WPF->WinForms thì rất đơn giản.
Lưu ý: gián tiếp hóa (indirection) không đồng nghĩa với trừu tượng hóa (abstraction).
Hành động đầu tư tiền, của, dịch vụ, thời gian và/hoặc công sức để hổ trợ một lợi ích cho xã hội, với mục đích cụ thể, mà không vì lợi ích tài chánh hoặc vật chấc riêng cho người đầu tư.
(the act of donating money, goods, services, time and/or effort to support a socially beneficial cause, with a defined objective and with no financial or material reward to the donor.)
Tôi đã dịch sửa từ "tặng biếu" (to donate) thành "đầu tư" (to invest) cho có hương vị kinh doanh ti tí, và hợp ý với bác Lu cát khi viết:
cần xem xét dưới mức độ ... đầu tư ...và tầm nhìn cực xa của Bill
Từ Điển WordNet của Đại Học Princeton định nghĩa từ philanthropy đơn giản là:
Sự tự nguyện đẩy mạnh công cuộc cải thiện đời sống cho nhân loại.
(voluntary promotion of human welfare.)
Vậy philanthropy, charity (lòng thương người), và humanitarianism (nhân đạo) khác nhau chỗ nào? Mạng Tự điển từ nguyên www.etymonline.comghi:
gốc từ tiếng Hy Lạp, philanthropia, nghĩa là "lòng nhân đạo, lòng từ thiện"; từ philanthropos (tính từ), nghĩa là "thương người"...
(1608, from L.L. philanthropia, from Gk. philanthropia "humanity, benevolence," from philanthropos (adj.) "loving mankind," from phil- "loving" + anthropos "mankind" (see anthropo-). Originally in L.L. form; modern spelling attested from 1623. Philanthropist is first recorded 1730.)
Gần như chúng đồng nghĩa với nhau. Dường như, khi một người giàu có làm từ thiện thì nó là philanthropy; khi một cơ quan hay cá nhân nào làm từ thiện thì nó là "act of charity"; và khi cơ quan nào đó làm từ thiện và muốn tránh liên hệ tới tôn giáo thì họ gọi nó là "humanitarian work".
Ghi chú: Trong giáo lý Kitô giáo, charity là đức mến trong ba đức tin-cậy-mến: thương người như thể thương thân.
They went with songs to the battle, they were young.
Straight of limb, true of eyes, steady and aglow.
They were staunch to the end against odds uncounted,
They fell with their faces to the foe.
They shall grow not old, as we that are left grow old:
Age shall not weary them, nor the years condemn
At the going down of the sun and in the morning,
Hồi chiều, lãng vãng qua Sherway Gardens, tôi thấy bà con lúm xúm xếp hàng để chích ngừa. Đã gần chục năm rồi không chích ngừa cúm. Nhìn lại mấy năm qua, mùa đông nào cũng bị chứng cảm đánh gục ít nhất một lần. Nay thấy bà con xếp hàng cũng không đông lắm, thôi thì sẵn đường, nhào vào chích luôn.
Hằng năm khoảng cuối tháng 10 đến giữa tháng 1, theo chương trình chăm sóc sức khỏe (health care in canada) của quốc gia, Ban Công Y của Toronto (Toronto Public Health) cho ra chiến dịch "Hãy Đánh Bại Chứng Cúm" (Let's Beat the Flu). Các nhân viên y tế dựng lều tại các trung tâm mua sắm lớn trong thành phố để chích ngừa miễn phí cho người dân.
Tôi ngỡ "chiến dịch" này chỉ dành riêng cho người dân Canada, nên tôi hơi ngạc nhiên khi họ không kiểm tra thẻ y tế của tôi, mà chỉ yêu cầu điền đơn với địa chỉ và số điện thoại. Nghĩa là, nếu ai đó ở quốc gia khác tới đây du lịch qua mùa đông, và muốn được chích ngừa cảm cúm, thì cũng sẽ được chiếu cố thôi.
Đầu óc tôi quả là có vấn đề, chưa già mấy mà đã lú lẫn cha nó rồi. Sáng nay ngủ dậy, tưởng là ngày Chúa Nhật. Đem xe ra Canadian Tire (CTC) sửa. Bất mãn. Về nhà. Vẫn còn quên là hôm nay Thứ Hai phải đi làm, lại định xách xe chạy lên Guelph cho nhị đệ nó coi lại xem sao.
Tuần rồi đem xe cho họ thay nguyên bộ đĩa thắng (brake calipers), bố thắng (brake pads), và trục quay (rotors) cho hai bánh sau, tốn $900. Về chạy nghe mùi nhựa khét. Hóa ra họ thay làm sao mà dây thắng tay bị đứt--dĩ nhiên họ không chịu nhận là lỗi ở họ--giờ bảo phải tốn $500 để thay dây thắng. Thôi, dẹp. Kỳ rồi (3,4 năm về trước) họ thay nhớt, quên đóng nắp bình nhớt. Và bây giờ thì lại vụ này. Khỏi phải nói, từ nay bác Canadian Tire đã mất đi một khách hàng trung thành. Dĩ nhiên, có một tí xác suất rất nhỏ, là do dây thắng của xe tôi quá cũ kỹ nên đã bị đứt, nhưng thiệt hại đã đành: tôi không còn tin tưởng ở khả năng và chất lượng của CTC nữa.
Sự việc này làm tôi nhớ có lần xem chương trình Kitchen Nightmares của bác siêu đầu bếp Gordon Ramsay. Bác chủ quán tâm sự với bác Ramsay: "Tôi không hiểu vì sao nhà hàng tôi lại thu nhập tệ thế; các phiếu thăm dò ý kiến mà khách hàng đã từng ghi, đều cho thấy họ hưởng ứng rất khả quan kia mà". Bác Ramsay đáp: "Những mẫu giấy thăm dò ý kiến ấy hoàn toàn vô dụng. Khách hàng không trả lời bằng giấy mực hoặc lời nói. Họ trả lời bằng cách không bao giờ trở lại đây nữa."
--
T.B.: chữ "kém tài" này tôi dịch ra từ chữ "incompetence", nghe sao thấy nó chưa đúng ý cho lắm.
Tôi đã để đồng hồ báo thức 4h30, nhưng đã ngủ thẳng cẳng tới 7h00 mới dậy, làm trễ chuyến bay 7h30 bay trực tiếp tới Phoenix.
Sau 10 năm làm việc, đi công tác bao nhiêu lần. Nhận thấy trong phi vụ, mình vẫn còn được sự "may mắn" không kém thuở ban đầu. Có khác chăng là phản ứng của tôi khi vấp phải những trường hợp này: tôi không còn hốt hoảng, hoang mang như xưa nữa. Mấy bác chuyên quản lý dự án (project manager) có một câu để ứng xử cho những trường hợp này: "It is what it is!". Sự việc đã là như vậy. Có hốt hoảng, hoang mang, cũng chẳng giúp được gì.
Đêm qua mơ ngồ ngộ. Giờ chỉ còn nhớ mơ hồ, nhưng đại ý là, bị ông sếp CTO cũ của tôi gọi cả lũ vào phòng họp lớn, mắng cho một trận, xong thì bảo: "thế đó, tụi bây đứa nào không ưng ý thì có thể tự động nghỉ việc". Rồi thì ông đi ra, trở về văn phòng ông. Còn lại mấy đứa đứng láo nháo, xôn xao. Tôi thì tức quá--mình nai lưng làm bao nhiêu việc vậy, mà hắn lại còn mắng chê--lập tức cuốn gói đi một mạch không ngoảnh mặt, không từ giả.
Giật mình tỉnh giấc, thấy thỉnh thoảng đầu óc mình sao mơ ngu thật. Thứ nhất, tôi quen ông sếp tôi hơn chục năm nay, trong khoảng thời gian ấy, ông đã từng chỉ trích tôi thẳng thừng trước mặt các toán viên khác nhiều lần, nhưng không bao giờ thẳng thừng đến mức độ như trên. Thứ hai, cho dù là có, lời nói ấy hướng về cả nhóm chứ đâu phải cá nhân mình đâu mà mình bức xúc đến vậy? Thứ ba, dù sao đi nữa, phản ứng cái kiểu "đốt cầu" (burn bridges) như vậy là hạ sách.
Có lẽ đây là phản ảnh phần nào về sự bất mãn của tôi đối với những nỗ lực của chính mình.
Chiều hôm qua do cao hứng (cũng có thể nói là do lương tâm gợi nhắc), đi làm về nhà, rửa mặt lau mồ hồi xong thì liền lôi lò nướng thịt (barbecue) ra, nướng một mớ đùi gà, sường heo, và bắp.
Xong, lấy điện thoại gọi cho cô em:
- Hello?
- Hey, come down for some BBQ.
- Can my friend come?
- Sure
- My car's making weird noises
- Come down, I'll take a look at it for you.
- Alright, we'll be there.
Một giờ sau, hai cô nàng đến. Mấy anh em cùng thịt một chầu xong, tôi ra mở đầu xe xem, thấy nhớt trợ lực tay lái (power steering fluid) hơi bị cạn, bèn móc điện thoại, định gọi nhắn tin cho phụ thân tôi sáng mai xem lại. Hì hì....tôi đâu phải là thợ sửa xe đâu mà mò. Vả lại, giờ đó Canadian Tire cũng đã đóng cửa, muốn chạy mua nhớt về châm cũng không được. Phụ thân tôi làm đêm, máy không có hệ thống nhắn tin. Thường thì khi ra về thì ông gọi lại. Nhưng lần này, đến giờ ông nghỉ việc mà không thấy ông gọi lại.
Sáng nay gọi lại cô em, hỏi có báo cho phụ thân không. Cô nàng trả lời, không, đã đem xe thẳng đến tiệm. Thì ra bộ thắng bị mòn, phải thay, tốn $100 một bên.
Cô bé này có tính tự lập. Chẳng uổng công phụ thân thương nó nhất.
Nhớ tôi lúc xưa ở độ tuổi đôi mươi như nó, việc nhỏ gì cũng vẫn còn nhờ phụ thân làm. Thậm chí đi khám bệnh ông cũng phải đi theo. Ông sợ tôi nói tiếng Việt không rành--mà hồi đó đúng là nói không rành thật. Đến nỗi cha tôi buộc phải phán cho một câu: Mầy điệu này mà ra ngoài đời, không biết làm sao mầy sống nổi.
Thuần túy tiếng Việt chúng ta thường dịch "pornography" là "sách báo khiêu dâm", hay "dâm thư". Theo Wikipedia, chữ "pornography" bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp, kết hợp bởi hai từ "porne" (đĩ điếm), và "grapho" (ghi chép) thêm hậu tố là "-ia" (nơi của, thuộc về), tức là "nơi ghi chép về đĩ điếm"
Gợi đến vấn đề "tại sao những tài liệu khiêu dâm có hại cho trẻ em?" Theo mạng ProtectKids.com:
Vào khoảng thời kỳ hệ trọng nào đó của tuổi ấu thơ, bộ óc của trẻ em được "lập trình" cho sự định hướng tính dục. Vào thời kỳ này, tâm trí của em dường như đang phát triển một thứ "lắp đặt dây điện cố định" về những gì sẽ gợi cảm hoặc thu hút con người ấy. Nếu được tiếp xúc với những quan niệm lành mạnh và bình thường về tính dục vào những thời kỳ quan trọng này, trẻ em sẽ phát triển một định hướng lành mạnh. Ngược lại, nếu bị ảnh hưởng bởi tài liệu khiêu dâm vào thời kỳ này, những quan niệm thái quá về tính dục có thể sẽ in sâu vào tâm trí các em và trở thành một phần "bất di bất dịch" của định hướng tính dục của các em.
Trẻ em thường hay bắt chước những gì chúng thấy, đọc, hoặc nghe. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc với dâm thư có thể xúi giục trẻ "thực hành" các hành động ấy đối các em khác trẻ hơn, nhỏ hơn, và yếu đuối hơn chúng.
Đối với không chỉ các tài liệu khiêu dâm hạng "nhẹ", nhưng thậm chí các tài liệu rõ ràng là đồi trụy (tức là: bẩn thỉu, ghê gớm, bất thường), càng được tiếp xúc nhiều, trẻ em sẽ càng học được một điều rất nguy hiểm: quan hệ tính dục vô trách nhiệm là chuyện bình thường và đáng khát khao. Bởi
dâm thư khuyến khích sự thể hiện tính dục không trách nhiệm, nó có thể nguy hại đến sức khỏe của trẻ em.
Đa số phụ huynh có tinh thần trách nhiệm trong chúng ta muốn truyền dạy cho con em những giá trị cá nhân về sự quan hệ, về tính dục, sự thân mật, tình yêu, và hôn nhân. Rủi thay, những thông tin mãnh liệt từ dâm thư có thể đang "giáo dục" con em chúng ta về những đề tài hệ trọng ấy. Cũng như những bức quảng cáo 30 giây có khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ta về một nhãn hiệu nước giải khác phổ biến, sự tiếp xúc với dâm thư có thể định dạng cho thái độ, giá trị, và luôn cả cách cư xử của chúng ta.
Lời cuối tôi dành cho bài viết có phần tựa Photographs don't affect us? (Hình Ảnh không ảnh hưởng được chúng ta ư?), bác Karen Holgate viết:
Dâm thư có thể gây nghiện ngập. Điều đó không có nghĩa là người nào xem hình ảnh khiêu dâm cũng đều sẽ trở thành kẻ nghiện. Tuy nhiên, gần giống như rượu [hoặc thuốc lá], ta không thể lường trước được, cho đến khi tiếp xúc với chúng. Đối với những ai yếu lòng, nó như xăng châm vào lửa.
Tức là, nếu không điều lượng được thì tránh xa càng tốt, e lại đem vàng dỏm đi thử lửa.
Nhân tiện, trong ngữ cảnh đoạn trích trên tôi e dè nghĩ đến "thị kiến"-- cái thấy siêu việt, và luôn tâm niệm rằng sống ở đời nên chăng cần có vị giác đủ tốt để chấp nhận nếm đủ mọi thứ ngọt bùi, chua đắng, mặn chát như nó vốn thế...
Hmm...Chắc phải mắc bẫy của anh thôi, bởi tôi đã cố tình tránh không chuyển ngữ phần trích đoạn của bài viết.
Nhưng âu cũng là cơ hội để nghiền ngẫm về dịch thuật.
Từ "thị kiến" (vision) mà anh nêu dường như là gần giống với ảo giác, dùng như trong trường hợp của câu "rất đông người đã thị kiến Đức Mẹ tại Lộ-Đức". Trong khi, "vision" theo đoạn trích trong bài ngụ ý tầm nhìn xa và rộng của một người, như lời anh: "cái thấy siêu việt".
Có thể nào tạm dịch là "viễn giác"?
The investigators said that a major purpose of the sub-rosa activities was to create so much confusion, suspicion and dissension that the Democrats would be incapable of uniting after choosing a presidential nominee.
-- Carl Bernstein and Bob Woodward, "FBI Finds Nixon Aides Sabotaged Democrats", Washington Post, October 10, 1972.
(Các nhân viên điều tra đã tuyên bố rằng, một trong những mục đích chính của các hoạt động bí mật là để tạo sự rối loạn, nghi kỵ và chia rẽ, hầu làm tê liệt đảng Dân Chủ đến nỗi họ không thể đoàn kết được nữa sau khi họ đã bầu chọn một ứng cử viên Tổng Thống.)
Vẫn đếch hiểu tại sao đám viết kịch bản của ST:TNG đã chọn tựa đề này. Nghĩ lại, tựa đề ấy làm liên tưởng đến một cuộc mật thám qua biên giới Romulan, hơn là chuyện bí mật đời tư của Bà Nội của bác sĩ Beverly Crusher. Có thể đây là trò "giương Đông, kích Tây", mà tụi Tây phương thường gọi là "cá trích đỏ" (red herring).
Darwin và thuyết Tiến Hóa đã thường xuyên bị chống đối từ phía các “Độc Thần” Giáo như Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. Hung hăng nhất là vài hệ phái bảo thủ Tin Lành.
...
Sự chống đối phần lớn là từ những tín đồ Tin Lành cuồng tín, đầu óc thiếu chất oxy nên trở thành oxymoron...
Tôi tự thấy mình là một người không đến nỗi hạn hẹp. Tôi luôn muốn tìm hiểu vấn đề từ nhiều khía cạnh và muốn chấp nhận các quan điểm đối lập. Nhưng đọc thấy lời lập luận lố bịch này--không cần biết tác giả là ai--làm tôi chẳng còn hứng thú đọc thêm phần còn lại.
Sẵn dịp này, bàn luôn về từ ngữ oxymoron. Trái với nhiều người lầm tưởng, từ này không có nghĩa là "một thằng ngu vì thiếu khí oxy". Đây là một dạng tu từ (figure of speech), cần được hiểu theo nghĩa bóng, tích hợp giữa hai ngôn từ thuộc gốc Hy Lạp: 'oxy' nghĩa là nhạy bén; 'moros' nghĩa là đần độn. oxymoron dụng ý ám chỉ hai điều/vật gì đó là mâu thuẫn với nhau.
Ví dụ, theo wisegeek:
phân nửa lớn hơn (the bigger half) - câu "my half of the orange is bigger than your half" là một 'oxymoron', vì nếu đã là 'một nửa' (half) thì không có chuyện nửa này lớn hơn nửa kia.
Xấu tuyệt vời (pretty ugly) - hai từ này phản nghĩa nhau, nên khi được dùng chung, sự kết hợp ấy trở thành một 'oxymoron'. Tuy vậy, cụm từ này khá thông dụng trong những đối thoại hằng ngày, như câu "that man is pretty ugly".
Thêm nữa: "Cô Độc Khách is an oxymoron". Câu này tạm dùng được , vì có khách thì phải có chủ, mà nếu đã có chủ-khách thì làm sao mà "cô độc" (1 người) cho được.
Recent Comments