CDK Hôm nay là ngày nhuần của
năm nhuận. (Hình như người miền Nam gọi là "nhuần" thay vì "nhuận").
Ngày nay có gì đặc biệt? Tại sao bài ra cái quái chiêu này?
Theo
wikipedia.org (Anh ngữ):
Lịch [Tây phương] tính một năm có 365 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ của trái đất quanh mặt trời mất chính xác là 365 ngày và 6 giờ. Cho nên mỗi 4 năm, số giờ còn dư tích tụ lại được thêm 1 ngày (24 giờ). Vì thế, ngày dư ấy được cộng vào niên lịch để giữ phép tính ngày/năm cho phù hợp với vị trí của mặt trời.
Wikipedia (Việt ngữ) chua thêm:
Ngoại trừ những năm chia hết cho 100 mà lại không chia hết cho 400.
Vì thế các năm như 1996, 2000 và 2400 là năm nhuận nhưng các năm 1899, 1900, 2100 thì không phải (theo quy tắc 1 và 1 & 2 tương ứng).
Lý do nằm sau quy tắc này như sau:
- Lịch Gregory được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân ở châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để đảm bảo ngày lễ Phục Sinh có thể điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn.
- Một năm xuân phân (tính giữa hai tiết xuân phân kế tiếp nhau) là khoảng 365.242375 ngày.
- Quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365.2425 ngày.
Sự sai khác rất nhỏ này (trên 0.0001 ngày) có nghĩa là sai số thời gian sẽ tích lũy đủ một ngày trong khoảng 8 năm. Nhưng trong thời gian của 8 năm thì độ dài của một năm xuân phân cũng sẽ thay đổi theo một lượng mà chúng ta không thể dự báo chính xác trước..Vì thế quy tắc tính năm nhuận của lịch Gregory là đủ thỏa mãn.
Tây Phương có thêm cái rắc rối này là nhờ công đức của Đức Giáo Hoàng
Gregory XIII (1502-1585)--Lịch Tây phương còn được gọi là lịch Gregory (
Gregorian calendar).
Recent Comments