Tuần nay ông sếp CEO của tôi sang đây thăm nhóm kỹ thuật. Trưa nay tụi tôi ngồi nhóm họp ăn trưa với ông và kể chuyện đời xưa. Ông kể về thời xưa lúc ông đi công tác ở nước Nga. Năm nay ông đã gần 60t.
Lúc ấy ông đang làm cho công ty IBM, thời điểm vừa sau khi Cộng Sản Liên Xô sụp đổ. Ông kể về sự e dè của người dân đ/v các cựu sĩ quan KGB, về sự hồn nhiên của trẻ thơ,... Kể xong ông chua một câu:
Ta có thể lường được sự giàu mạnh của một quốc gia qua độ vui của lớp trẻ.
(One can measure how well a country is doing, by how happy their children are.)
Tom was a very, very dedicated Catholic. He used to say that his only job was to get to heaven and to take as many people with him as he could.
...
Tom was a man with a clear vision of life, a profound faith and passionate love for what really mattered to him: his family, his Church, his community, his work, his native Ireland, his adopted country, the countless causes he supported to make this world a better place.
Chúng ta luôn muốn biết rõ mình phải làm gì trên đời này. Những ai có thị giác tốt về cuộc đời và can đảm thực thi được như vậy, phải là những người rất có phước.
Có lẽ mục tiêu của bài giảng này nhắm vào những vụ xì-căng-đan gần đây ở giáo hội bên Hoa Kỳ--linh mục lạm dụng trẻ em, hôn nhân đồng tính, xã hội với lối sống buông thả.
Vài điểm suy ngẫm:
các vị thánh nhân đã từng tự kiềm hãm, kiềm chế bản thân trước sự cám dỗ của xác thịt.
Dĩ nhiên, nếu tự mình thì không thể nào vượt qua được mọi sự cám dỗ. Nên cần có sự khiêm tốn, nhìn nhận sự yếu đuối của chính mình. Nhìn nhận không phải để tuyệt vọng.
Sự khác biệt giữa thánh nhân và người phạm tội: thánh nhân biết phó thác mình trong ơn Chúa Cứu Thế, để rồi từ ơn Chúa và bởi sự hợp tác với Chúa, họ được phục hồi.
Hôm qua trên đường đi làm, gặp một đoàn xe đưa đám, chạy cùng hướng với tôi, làm choáng đường. Họ còn được hai xe cảnh sát hộ tống, làm tôi phân vân không biết nên qua mặt họ hay ngừng. Chạy bên cạnh họ được một lát, cuối cùng, do chút áy náy, tôi quyết định tắp vào lề đường chờ cho họ qua.
Chút thắc mắc từ sự việc này...
đáng tang như thế nào thì mới được cảnh sát hộ tống, và
người lái xe như tôi phải cư xử thế nào? Nhường đường hay chạy chung, chạy bên cạnh với, hay qua mặt họ?
Một chút tra cứu trên Yahoo! Answers (cụ thể là đây và đây) cho biết đôi điều thú vị:
Tang gia có thể mướn cảnh sát hộ tống đoàn xe đưa đám tang.
Để kính nể người khuất mặt, nếu đường hẹp thì nên tắp xe vào lề để nhường cho đoàn xe. Ở vài tiểu bang Mỹ thì đây là luật bắt buộc, có thể bị phạt nếu vi phạm. Tuy nhiên tôi chưa tìm thấy luật lệ ở Ontario ra sao về vấn đề này.
Cùng đề tài, nhớ năm ngoái chạy trên đường nhỏ trong thành phố, tới một ngã ba (|--) có xe từ đường phía bên phải tôi muốn cua trái. Tôi bèn dừng nhường cho hắn qua. Hắn qua xong. Tên phía sau hắn cũng tháp tùng qua. Rồi chiếc thứ ba, thứ tư. Tôi tức quá, miệng quát thầm "What the f***!!! Tao tốt bụng nhường cho một thằng thôi chứ tụi mầy ăn theo cả lũ sao?" Tôi bóp còi hai cái "bíp bíp". Anh thứ năm đang vòm vèm định qua, thấy tôi bóp còi, bèn dừng lại. Tôi vọt qua, quét tia mắt lửa nhìn tên tài xế, vừa kịp nhận ra tấm bảng để ở kính trước đề "FUNERAL". Thì ra hắn cùng đoàn xe đưa đám với mấy thằng mình vừa cho qua. Hối hận.
Âu Tinh vĩ đại! Duyên cớ đâu đã khiến tôi lại chập chững vấp phải những điều mà ngài đã trãi qua. Đọc những điều tự thú của ngài mà ngỡ như đang đọc về chính mình.
Rõ ràng chính tôi cũng đang bị quyến rũ bởi sự huyền bí của khâu bói toán, chiêm tinh. Chút thoáng âu lo, nghi ngờ về giáo điều phi lý, cấm đoán vô căn cứ. Nhưng kìa, lật ra Quyển IV, Chương III, những hàng chữ rành rành như thể chúng được viết riêng cho chính tôi:
Tuy nhiên, tôi đã không kiềm chế được ước muốn thỉnh thị những kẻ lừa đảo ấy, kẻ tự gọi mình là nhà toán học, bởi coi như những gì họ cống hiến không liên lụy đến cúng tế hoặc cầu nguyện với thần linh nhằm mục đích bói toán. Nhưng, người Kitô hữu chân chính vốn bác bỏ và thậm chí lên án những xảo thuật của họ. Với Ngài, hỡi Chúa, điều tôi nên làm là xưng tội và nói "xin hãy thương xót tôi! Chữa linh hồn tôi, bởi tôi đã phạm tội đối với Chúa!"1 Tôi biết rằng không nên lạm dụng lòng từ bi Ngài để tìm sự tự do phạm tội, và nên nhớ lời của Chúa, "Kìa, ta đã làm cho ngươi nguyên vẹn; đừng phạm lỗi lầm nữa, ngõ hầu tránh được những việc tồi tệ hơn có thể xãy đến với ngươi"2. Bao nhiêu lời lành mạnh ấy, họ toan hủy hoại khi họ bảo, "Căn nguyên tội lỗi của ngươi đã đặt để phải như vậy bởi trời," và "Các sao Kim tinh (hoặc Thổ tinh, hoặc Hỏa tinh) đã khiến như vậy", tưởng như con người, do bởi xác thịt và lòng tự hào sai lầm, không hề có lỗi và rằng lỗi là do luật lệ của đấng tạo hóa và thống trị trời đất [vì đã khiến con người làm như vậy]. Đấng ấy là ai nếu không phải là Ngài, là Thiên Chúa của chúng tôi, là nguồn cội của công lý, là đấng thể hiện nên chúng tôi tùy theo nhiệm vụ của mồi người3> và không hề khinh khi lòng ăn năn và khiêm nhường4.
Có một thời, có một vị thống đốc5 rất khôn ngoan, thông thạo và được tiếng về nghề thuốc. Ông đã chính tay đặt lên đầu tôi vương miện đoạt được bằng thử thách. Ông đã không làm việc ấy với tư cách một thầy thuốc, bởi chỉ có Ngài mới chữa được bệnh tật ấy, hỡi Ngài đấng nhịn kẻ tự cao và và bao dung với kẻ khiêm nhường,6. Nhưng, Ngài đã thất bại chăng qua bàn tay của ông lão ấy, hay là Ngài đã kiềm chế, khoang chữa lành linh hồn tôi? Bởi tuy tôi đã dần quen ông hơn và đàm đạo thật siêng năng và nghiêm chỉnh với ông--tuy lời lẻ của ông kém phong nhả nhưng dịu dàng và lý luận vững chắc và sống động. Khi được tôi tiết lộ rằng mình đang theo học những quyển sách bỏi toán, ông khuyên tôi, với sự ôn tồn của một người cha, hãy vứt bỏ chúng đi và đừng nhọc tâm nghiên cứu những điều vô ích ấy, dành thời giờ theo đuổi những gì ích lợi hơn. Ông bảo tôi rằng, thời trẻ ông cũng đà theo học những thuật ấy, toan dùng làm kế sinh nhai, vì ông nghĩ nếu ông có thể hiểu được Hippocrates7, thì ông phải dễ dàng học được những nghệ thuật ấy. Nhưng, sau đó ông đã dẹp bỏ nó và tập trung vào nghề thuốc, bởi lý do duy nhất rằng ông nhận thấy những nghiên cứu ấy hoàn toàn bậy bạ, và rằng một người đứng đắn không thể kiếm ăn bằng cách lường gạt người.
"Ngươi," ông nói, "có nghề hùng biện làm kế sinh nhai trong thế giới loài người. Vậy nhưng ngươi lại theo đuổi trò ảo tưởng này, không phải do sự cần thiết nhưng do tự ý muốn. Cho nên, ngươi hãy nên tin tưởng ta hơn về vấn đề này, bởi ta đã tốn công đoạt đến sự tinh thông về nó, vì ta đã làm kế sinh nhai duy chỉ bởi nó.
Vậy tôi hỏi ông cớ sao có rất nhiều điều mà họ tiên đoán đã xãy ra đúng y như vậy. Ông đáp rằng, theo ông, tất cả đều do sự ngẫu nhiên, khuếch tán khắp mọi nơi trong thiên nhiên, đã tạo sự trùng hợp như vậy. Nếu một người tra khảo bừa từ những trang tác phẩm của một nhà thơ nào đó đã hát và nghĩ lên những điều hoàn toàn khác biệt với tâm tư của người tra khảo, đôi khi sẽ có câu thơ nào đó hiện ra xem chừng như rất thích hợp cho vấn đề hiện tại.8 Vậy thì kỳ diệu lắm sao, ông nói, nếu trong tâm hồn con người, tiềm ẩn chút bản năng cao cả nào đó mà chính nó không hề biết những gì đang hoạt động bên trong nó, được thốt lên không phải do tài năng nhưng bởi sự tình cờ, câu nào đó thích đáng với vấn đề được đặt ra bởi người xem bói?
Tất cả những điều này, Ngài đã đem đến với tôi, hoặc là do bởi ông ta hay mượn tay ông ta, và Ngài kẽ đường nét trong trí nhớ cho tôi những gì sau này tôi đã điều tra cho chính mình. Nhưng lúc ấy cả ông ấy và Nebridius thân mến của tôi9, một người trẻ và thật tốt lành, đã nhạo cười với cái nghề bói toán ấy, đã không thể thuyết phục được tôi, bởi những tác giả mà tôi đọc đã kích động tôi hơn họ. Chính tôi cũng đã không tìm ra chứng cớ nào, tuy tôi đã cố công tìm, có thể cho tôi thấy dứt khoát rằng những lời tiên đoán đúng bởi những thầy bói kia là hoàn toàn do ngẫu nhiên thay vì do kỹ năng của người chiêm tinh.
--- 1Ps 40:5; cf. Ps 91:2 2Jn 5:14 3Cf. Mt 16:27; Rm 2:6 4Cf. Ps 50:19 5tên ông là Vindicianus. 6Cf. Prov 3:34; I Pet 5:5 và Jas 4:6. 7Hippocrates (cạ 460-ca, 377b.c), cha đẻ của nghề thuốc. Những tác phẩm của ông đã được thu thập khoảng 2 thế kỷ sau khi ông qua đời. 8Như các tác phẩm của Virgil đã được tham chiếu như vậy, cụm từ "sortes Vergilianae" (số phận Vergilianae) đã được đặt ra. Thánh Kinh và tác phẩm "The Imitation of Christ" cũng đã dùng tương tự. 9Nebridius có được nhắc đến sau này trong quyển Xưng Tội. Có một số thư từ Thánh Âu Tinh gửi cho ông ta còn được lưu truyền.
Theo một bài viết (2006) trên Tạp Chí Time, cà phê không những làm cho người ta tỉnh táo ra, mà còn gia tăng hiệu suất của bộ óc--làm nhạy bén trí nhớ ngắn hạn, khiến người ta lanh trí và khéo léo hơn. Một số hiệu ứng xấu gồm có: không tốt cho những người có triệu chứng tăng huyết áp, và phụ nữ đang mang thai.
À, giờ thì tôi mới hiểu tại sao tôi uống cà phê. Tôi không phải là người bị tăng huyết áp, cũng chẳng phải là phụ nữ mang thai, nên tạm vững lòng mà nhắp cà phê đen tiếp.
Dạo này tự thấy mình uống cà phê hơi bị nhiều, nên tìm bài viết này để ngụy biện chơi cho đỡ lo.
Hôm qua đi tiệc sinh nhật của cháu J, con trưởng của nhị đệ, luôn tiện tạt vô Church of Our Lady Immaculate dự nghi thức Đi Đàng Thánh Giá (bằng Anh ngữ) vào 19h00. Theo kinh nghiệm đi lễ ở Toronto, tôi tưởng nghi thức tối nay sẽ có nhiều người tham dự, nhất là cho một nhà thờ lớn thế này. Nhưng sự thật, thánh đường thưa thớt, đại khái số người chỉ choán hơn phân nữa số chỗ ngồi. Dân số của Guelph chỉ trên một trăm ngàn người, nhưng nghe đâu có tới 74% là tín đồ của Chúa Cứu Thế.
Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay trời lạnh, nhưng không mưa.
"Faith is blind without reason and reason futile without faith"
(Niềm tin không có lý trí sẽ là mù quáng; lý trí thiếu niềm tin thì sẽ là vô dụng.)
Hmm...Sao nghe giông giống những gì bác [Hồ Chí] Minh nói quá vậy trời! ("có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; có tài mà không đức là vô dụng"). Không biết có phải ông Minh đã "nhập khẩu" tư tưởng này từ nước ngoài về hay không đây.
Lịch [Tây phương] tính một năm có 365 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ của trái đất quanh mặt trời mất chính xác là 365 ngày và 6 giờ. Cho nên mỗi 4 năm, số giờ còn dư tích tụ lại được thêm 1 ngày (24 giờ). Vì thế, ngày dư ấy được cộng vào niên lịch để giữ phép tính ngày/năm cho phù hợp với vị trí của mặt trời.
Ngoại trừ những năm chia hết cho 100 mà lại không chia hết cho 400.
Vì thế các năm như 1996, 2000 và 2400 là năm nhuận nhưng các năm 1899, 1900, 2100 thì không phải (theo quy tắc 1 và 1 & 2 tương ứng).
Lý do nằm sau quy tắc này như sau:
Lịch Gregory được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân ở châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để đảm bảo ngày lễ Phục Sinh có thể điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn.
Một năm xuân phân (tính giữa hai tiết xuân phân kế tiếp nhau) là khoảng 365.242375 ngày.
Quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365.2425 ngày.
Sự sai khác rất nhỏ này (trên 0.0001 ngày) có nghĩa là sai số thời gian sẽ tích lũy đủ một ngày trong khoảng 8 năm. Nhưng trong thời gian của 8 năm thì độ dài của một năm xuân phân cũng sẽ thay đổi theo một lượng mà chúng ta không thể dự báo chính xác trước..Vì thế quy tắc tính năm nhuận của lịch Gregory là đủ thỏa mãn.
Tây Phương có thêm cái rắc rối này là nhờ công đức của Đức Giáo Hoàng Gregory XIII (1502-1585)--Lịch Tây phương còn được gọi là lịch Gregory (Gregorian calendar).
Cuối tuần qua ngồi ăn tối với mẫu thân tôi, chợt nghe bà kể về một ông nào trong đạo Công Giáo, vì "đọc được ở đâu đó thấy người ta nói Chúa Giêsu không phải là Thiên Chúa mà chỉ là một người thường có vợ, có con...". "Khám phá" ra điều ấy, ông này như vỡ mộng, bèn bỏ đạo.
Không biết chuyện ông kia bỏ đạo có thật hay không (biết rằng con người, nhất là người Việt, hay thích nghe những lời đồn nhảm). Nếu thật vậy thì quả là buồn cho những ai yếu lòng tin--lời Chúa thì chấc vấn đủ điều, trong khi miệng điêu ngoa của Sa-tăng thì vội cả tin mà không chịu tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề.
Về đề tài Mật Mã Da Vinci, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, hồi năm 2005, đã có bài viết mang tựa đề Ánh Sáng Phúc Âm. Những tưởng người trong đạo nên đọc và tìm hiểu, ngõ hầu có đủ thông tin để bênh vực đạo mình một cách sáng suốt, hơn là chỉ xua tay bảo rằng, "thằng cha Dan Brown viết toàn tầm bậy". Ở đây tôi xin trích dẫn một đoạn từ bài của bác Ngạn:
Điều quan trọng đáng nói ở đây là: nếu The Da Vinci Code chỉ là một tiểu thuyết thuần túy thì không ai bận tâm, bởi trong một xã hội mà tự do tư tưởng được tôn trọng tối đa như Hoa Kỳ, thì người viết tiểu thuyết có quyền tưởng tượng ra bất cứ nội dung gì, không ai có quyền bắt bẻ. Nhưng đàng này, tác giả Dan Brown cứ nhấn mạnh nhiều lần rằng: Những điều ông viết trong The Da Vinci Code đều là những sự kiện lịch sử, nghĩa là dựa trên những tài liệu có thật! Đó mới là mối bận tâm của những người nặng lòng với sự thật lịch sử cũng như với niềm tin Tôn Giáo. Những kẻ chuyên săn tìm đề tài lạ, vừa đọc The Da Vinci Code đã vội vàng lên tiếng hết lời ca ngợi. Chẳng hạn tờ Library Journal gọi đó là “a masterpiece should be mandatory reading”(một kiệt tác bắt buộc phải đọc) . Tuần báo Publisher’s Weekly thì gọi nó là “an exhaustively researched page-tuener about secret religious societiees, ancient cover up and savage vengeance” (một công trình khảo cứu kiệt lực về các tổ chức tôn giáo bí mật, về sự che đậy lâu đời và trả thù man rợ).’
...
Mã Da Vinci của bác Brown lấy nhiều chi tiết từ những cuốn dị kinh như Phúc Âm Của Philípê, Phúc Âm của Maria (Mađalêna). Theo mạng Công Giáo Bách Khoa Toàn Thư, những cuốn kinh điển này có thể bị người ta mạo danh là ông Philípê và bà Maria Mađalêna để viết, vì đã được ra đời mấy trăm năm sau khi các nhân vật ấy đã qua đời. Hơn nữa, chúng chứa đựng những chi tiết mâu thuẩn với nhiều nguồn tài liệu khác về cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu, nên càng chứng tỏ mục đích của họ là phá hoại chứ không phải là nhân chứng. Vì thế Giáo Hội đã quyết định không liệt kê nó vào bộ sách Tân Ước; hoàn toàn không phải vì muốn che giấu sự thật, như lời đồn đại.
Mấy năm trước (~'99), khi quá rảnh rỗi, ngồi dưới tầng hầm nhà của phụ thân tôi, tôi đã tự mò, tấu được nguyên cả bài này. Nay thì đã trả lại cho mây gió hết rồi.
Lâu rồi, hôm nay lại trở lại tật khó ngủ.
Xuống lầu hâm ly sữa nóng, lên nghe lại bản độc tấu của nhạc sĩ Văn Vĩ. Lục Quyền Huyền Cầm là một trong hai nhạc cụ mà tôi thích nhất (nhạc cụ kia là cây Hạ Uy Cầm).
Có cha, con sẽ thông minh hơn
Những đứa trẻ có cha gắn bó với cuộc đời mình sẽ hạnh phúc hơn và thành công hơn so với những em thiếu vắng người bố.
Hèn gì. Hồi tôi còn nhỏ phụ thân tôi bận đi sĩ quan, rồi sau '75 bận đi tù cải tạo suốt 6 năm, tiếp theo bởi 3 năm tù vượt biên. Khi về thì tôi đã hơn 10 tuổi nốt. Chẳng trách sao ngày nay tôi đần độn quá đỗi.
Recent Comments