Tuesday, April 21. 2009
CDK Mới hôm nào đây nghe dư luận bàn tán về mưu toan của IBM để mua lại Sun, thì hôm qua bất ngờ nghe tin động trời: Sun "được" Oracle thôn tính. Xem thêm: thư của CEO Jonathan Schwartz gửi cho nhân viên. Phen này chắc MySQL bị rồi đời.
Chưa thấy cảm tưởng gì từ bác James Gosling về vụ này.
Wednesday, February 25. 2009
CDK Theo bác Joel Spolsky, đó là bởi các vị sáng lập viên bị mất cảm hứng. Trích đoạn từ bài Start-up Static đăng trên Tạp Chí Inc (tháng 3, 2009):
When [Jessica Livingston] asked me what she should speak about [at the upcoming conference], I asked her to consider describing all the different ways a start-up can fail, rather than the usual stuff about lessons learned from people who succeeded.
"That would be boring," she told me. "They all fail for the same reason: People just stop working on their business." Um, yeah, well, sure, and most people die because their heart stops beating. But somehow dying in different ways is still interesting enough to support 40 hours a week of prime-time programming.
Thêm một ý tưởng mới để cho tôi nghiền ngẫm: cái gọi là quản lý tinh thần (morale management). Tôi nghĩ "tinh thần" ở đây không những ám chỉ tinh thần của bản thân người quản lý (người chủ chốt, người sáng lập), mà còn phải bao gồm sự chăm lo đến tinh thần của những người làm việc dưới quyền mình.
Tôi không phải là một người sáng lập, và đúng ra cũng không phải là người quản lý--nhiệm vụ của tôi là phát triển kỹ thuật. Nhưng đôi lúc tôi cảm thấy mình đang đứng trong vị trí phải cổ động tinh thần cho những người làm chung với tôi. Đây là một việc mà tôi đang thất bại thê thảm.
Monday, April 7. 2008
CDK Mười một năm cộng mấy tháng lẻ trước đây (01/1997), một chàng nai tơ chân ướt chân ráo, từ giả mái trường, chính thức bước vào kiếp tầm tơ. Anh ta được giao trách nhiệm tét-tơ (tester) tại một công ty phần mềm ở đô thị. Ngoài giờ "tét", anh ta nghiên cứu thêm kỷ thuật lập trình, tình nguyện nâng cao chức năng sản phẩm của công ty (một hành động hơi táo bạo), và biểu diễn chức năng cho bà quản lý dự án.
Anh chàng ấy là tôi.
Một năm sau đó, tôi được chính thức chuyển sang nhóm lập trình.
Năm sau nữa (tức là kinh nghiệm chuyên gia lập trình mới gần đầy một năm), cơi hội mới lại tới: tôi được ông sếp cũ mời cộng tác ở công ty mới mở, với chức vụ "lập trình viên cao cấp" (?), cùng với một anh chàng khác, kỳ cựu hơn, mỗi thằng đảm trách nhiệm thiết kế và phát triển toàn bộ một sản phẩm mới. Chân ướt chân ráo bước vào nghề, trọng trách này thật quá khả năng tôi. Tôi nỗ lực cực độ. Vì biết kiến thức còn hạn hẹp nên anh kia ráng một thì tôi ráng ba. Tôi làm việc như điên, đôi khi làm suốt 48h không ngủ, nghiên cứu, nặn óc, giải thuật, viết mã, thử nghiệm, v.v... Sau đó cuống luôn chăn chui, vào công ty ngủ ngay dưới chân bàn làm việc. Nỗ lực như thế nhưng tôi vẫn không làm bằng anh chàng kia--sản phẩm của anh đã gần xong còn phần tôi thì chưa tới đâu cả, lỗi đầy tràn. Khi đã ráng hết sức thì nhận ra mình còn cần phải ráng hơn. Áp lực công việc dẫn đến nhiều cơn ác mộng. Bao lần chồm dậy giữa đêm khuya toát mồ hôi. Cảm giác mình có nguy cơ bị đuổi việc do sự trì trệ, bất lực. Tự nhủ mình phải làm cho bằng được, vì đấy là cơ hội dựng nghiệp, là sự sống còn của những gì là mình...
Hơn mười năm trôi qua. Công ty tôi lớn lên rồi cũng nhỏ lại, người đến rồi người đi. Trong số ba người nhân viên đầu tiên, giờ chỉ còn tồn tại có tôi. Công ty bây giờ tuy chưa hẳn là đã thành công to tát gì, nhưng vượt qua được cơn suy sụp của thời bong bóng đót-com cũng không phải là dễ, sản phẩm tạm ổn, đã sẳn nền tảng để phát triển thêm. Nỗ lực bây giờ là cần nhắm vào chiến lược thị trường hơn là gầy binh. Bá chủ thiên hạ chỉ trong nay mai, bằng không nếu "được" đương kim bá chủ thiên hạ "thôn tín" thì âu cũng là phước đức ông bà.
Gần đây có anh bạn (không cùng ngành) đang vấp phải những khó khăn tương tự của bước đầu sự nghiệp, gợi nhớ những gian truân của tôi lúc trước kia, nên viết mấy dòng trên, hy vọng khơi gợi được tiềm lực và sự quyết tâm tương tự nơi bản thân anh. Đừng bỏ lỡ cơ hội. Nếu một thằng khờ như tôi làm được bảy phần thì anh chí ít phải làm được chín phần,bởi dù sao tài ngoại giao của anh cũng khá hơn tôi. Chúc anh sớm vượt qua chướng ngại đầu, thẳng tiến đến thành công, bởi đây là một nhịp cầu rất tốt cho sự nghiệp về sau. Lời cuối, hãy nghĩ về cháu AB, làm động cơ thúc đẩy cho sự vươn lên.
Wednesday, January 30. 2008
CDK Microsoft loan báo sẽ cho SQL Server 2008 ra lò trễ:
Thầy (nhìn lên từ bàn viết, qua cập kính nhà giáo):
Này, cậu Bill. Bài tập luận văn của cậu đâu? Hôm nay là đến hạn phải nộp bài rồi cơ mà.
Trò:
[nhếch cười nịnh thầy, tỏ vẻ thành thật]. Thưa Thầy! Tuần vừa qua đã là một khoảng thời gian tuyệt vời đối với em, trong khi em chuẩn bị đăng cáo thị việc phát tán bản luận văn của em. Sự hưởng ứng từ bạn bè và cha mẹ em về cáo thị này đã là cực kỳ khả quan. Thật vậy, ngay cả Dì Edith của em cũng muốn đọc cho biết. Việc gì đã gây nhiều chú ý như thế? Lối văn dễ đọc, chính xác, ngắn gọn, và còn nhiều đặc điểm khác nữa. Tóm lại, bài luận văn sử học này là một phiên bản thật trọng đại đối với em--vì nó được xây dựng trên nền tảng vĩ đại em đã cống hiến năm ngoái khi còn ở lớp 5. Em coi nó như một bước lớn dẫn đến quảng đời học tập tại đây nói riêng, và còn là nền tảng cho viễn cảnh nghề học của em trong tương lai nói chung. Dựa trên dư luận của những ai đã đọc qua phiên bản hiện hành của luận án này, dường như tất cả đều nhất trí.
...
...
Cười bể bụng.
Lủng củng, lòng vòng...giông giống với những gì tôi có thể viết.
Biết qua blog Joel on Software.
Thursday, January 17. 2008
CDK Từ mạng /., bắt được tin này về chương mới nhất của vụ kiện SCO v. Novell, định viết ít dòng cảm tưởng--tôi nhớ nhóm lập trình trong công ty tôi đã bàn tán xôn xao khi vụ này mới khởi sự. Viết được một tràng, chưa kịp bấm "Save", loay hoay sao bấm lộn nút nào đó (Ctrl-R ?), trình duyệt Firefox tự dưng tái nạp trang (refreshed), mất hết tất cả.
Ý Trời!
Không viết lại!
Sunday, September 9. 2007
CDK Guy Kawasaki, tác giả của quyển The Art of the Start, phỏng vấn Scott Berkun, tác giả của The Myths of Innovation, về sự phát minh (innovation).
#1
Hỏi: Phải mất bao nhiêu thời gian trong thế giới hiện thực--so với thế giới của ngành báo chí hồi tố (retroactive journalism)--để có thể đi đến giây phút mạc khải (epiphany moment)?
Đáp: Giây phút mạc khải chỉ là một điểm đầu của tảng đá sáng tạo, và mọi sự mạc khải đều bắt nền từ sự làm việc.
Nếu bạn lấy bất kỳ một điểm kỳ diệu nào, trong lịch sử loài người, về sự khám phá, và lần ngược thời gian, bạn sẽ thấy có nhiều sự quan sát, những nghi vấn, hoặc những mẩu kịch nho nhỏ đã phải xãy ra để cho giây phút mạc khải ấy có thể thành hiện thực.
Tất cả những nhà sáng tạo vĩ đại đã từng biết điều ấy--và thường thì họ đặt nhẹ những vây phút diều-rí-cà (Eureka) ấy hơn người ta hằng tưởng. Nhưng, chúng ta ai lại chẵng thích những câu chuyện ngoạn mục--Bác Niêu-Tông bị quả táo rớt trên đầu mà khám phá ra lực hấp dẫn của Trái Đất, hoặc một người cầm sô-cô-la tình cờ tông vào người cầm bơ đậu phộng nơi hành lang--những mẫu chuyện ấy gây nên sự thú vị hơn khi người ta nghĩ đến nó. Một cuốn phim với tựa đề "hãy xem Einstein chòng mắt vào tấm bảng đen trong vòng 90 phút" dĩ nhiên sẽ không gợi cảm hứng gì mấy cho người xem.
#2
Hỏi: Có phải sự tiến triển về phát minh xãy ra theo một đường ngay thẳng? Ví dụ: từ tran-si-to đến con chíp, đến máy vi tính cá nhân, đến MySpace?
Đáp: Phần đông, loài người chúng ta muốn lịch sử phải giải thích rằng chúng ta đi đến đây bằng cách nào, hơn là muốn nó phải dạy họ cách biến đổi tương lai. Và để phục vụ cho mục đích ấy, lịch sử đại chúng thường được kể bằng những giọng điệu oai hùng, và có lý luận rõ rệt: họ chế ra cái tran-si-to, dẫn đến con chíp, tạo khả năng chế máy vi tính, v.v...Nhưng, dĩ nhiên, nếu bạn hỏi bác William Shockey (tran-si-to) hoặc bác Steve Wozniak (PC), rằng những sáng kiến và sự thành công của họ đã hiển nhiên như thế nào, thì bạn sẽ nghe những mẫu chuyện khá khác biệt về sự rối loạn, ngờ vực, và những cảm giác rằng mọi xác xuất đều đang chống lại họ.
Nếu ta tin rằng, mọi sự việc đều không chắc ăn tí nào đối với những nhà phát minh hiện tại, thì ta phải nhớ rằng sự việc cũng đã không kém sự may rủi cho những người trong quá khứ. Đó cũng là một mục đích lớn cho quyển sách của tôi [Scott Berkum]: dùng những câu chuyện phi thường trong lịch sử phát minh ấy như công cụ dành cho những ai hiện đang đeo đuổi sự phát minh mới.
#3
Hỏi: Các nhà phát minh là do bẩm sinh hay luyện thành?
Đáp: Cả hai. Lấy trường hợp Mô-saát. Vâng, bác ta đã có một tiềm năng sáng tạo tuyệt vời về âm nhạc, nhưng, bác ta cũng đã sinh trưởng ở một quốc gia mà lúc bấy giờ đang là tâm điểm của thế giới âm nhạc, có người cha là giáo viên âm nhạc, và đã bị buộc phải thực tập hàng giờ mỗi ngày ngay cả trước khi bác ta được vào mẫu giáo. Tôi đã nghiên cứu về tiểu sử của nhiều bậc thiên tài, và tôi luôn luôn tìm thấy từ họ, có nhiều yếu tố khác nhau--trong và ngoài vòng tự chủ của bản thân--đã dẫn đến sự thành đạt của họ.
#4
Hỏi: Thử thách lớn nhất có thể đối diện với một nhà phát minh là gì?
Đáp: Nó tùy theo mỗi nhà phát minh, nhưng có một thử thách thường đè bẹp rất nhiều người, là thái độ nhàm chán của thế giới đối với sáng kiến của họ. Tìm được người ủng hộ--dù cho là ủng hộ tinh thần, vật chất, hay chấc xám--cho ý tưởng của mình, là một vấn đề khó, và còn tùy thuộc vào những kỹ năng không ăn nhậu gì với trí tuệ siêu quần hoặc khả năng sáng tạo. Đó là điều dễ làm tê liệt nhiều thiên tài bất toại: họ phải mất khá nhiều thời gian--nhiều hơn khoảng thời gian dành cho việc sáng tạo--để thuyết phục người khác về ý tưởng của họ, và họ không có đủ kỹ năng và tính nhẫn nại cho việc đó.
#6
Hỏi: Tại sao các nhà phát minh hay gặp phải nhiều sự chống đối hoặc sự tiêu cực?
Đáp: Đó là bản tính con người--chúng ta bảo vệ chính mình đối với sự đổi mới. Chúng ta thích nghĩ rằng mình là một người cấp tiến, nhưng mọi cơn sóng sáng tạo trong lịch sử đã phát triển chậm hơn ta được biết: máy điện tín, máy điện thoại, máy vi tính, và mạng In-tờ-nét, đều đã phải trải qua hằng thập niên để phát triển từ những tư tưởng đến những công cụ được người dân thường dùng đến. Nhân loại chúng ta thường cảm thấy bị đe dọa đối với sự đổi mới, và phải tốn một thời gian rất lâu để thuyết phục người ta thay đổi lối cư xử của họ, cũng như thuyết phục họ xa lìa với đồng tiền của họ.
Đọc phần còn lại ở đây...
Monday, July 23. 2007
CDK Theo tinh thần của mạng This is broken (Cái này hư)--một trang quép chuyên nêu lên những lỗi giao diện (không hạn chế ở giao diện phần mềm máy vi tính)--dưới đây là đề cử của tôi: vdict.com.
Bên đây là "hậu quả" nhận được, khi tôi gõ chữ "organization" để tra ra Việt ngữ. Lỗi này tôi thấy đã tồn tại gần cả năm rồi.
Đặc điểm của hội chứng "khung cửa hư" (xem thêm cuộc mạn đàm của Seth Godin) là ở chỗ, bạn có thể sửa khung cửa rất dễ dàng--Ở ví dụ về vdict trên đây, tạo một hàm javascript để tự động chuyển mục "Vietnamese input" từ ON sang OFF, khi người dùng đổi sang Anh ngữ, thật không khó tí nào. Nhưng nếu không sửa, dần dần, một tí bất tiện nhỏ nhặt ấy sẽ gây phiền phức cho khách tiêu dùng của bạn, cho đến khi nào đó, những người khách ấy sẽ rời bỏ bạn để tìm một cửa tiệm khác ấm cúng hơn.
Saturday, July 15. 2006
ThanhHai
Hí dịch tóm tắc dựa theo bài trên mạng Independent Sources. Lưu Ý: Quý cô bác ăn trộm rờ nơ
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng, nếu muốn kinh doanh trên thị trường hiện nay thì bạn khá phải có một đồ men mạng (web domain--lãnh thổ trên mạng) trên in-tờ-nét. Do đó, cần nên khéo chọn tên đồ men sao cho nó mô tả đúng tôn chỉ của công ty bạn. Cố tránh những tình trạng khôi hài sau đây: Tên cơ quan hay dịch vụ | Tên đồ men | Có thể bị đọc thành | Who Represents | www.whorepresents.com | Whore Presents | Experts Exchange | www.expertsexchange.com | Expert Sex Change | Pen Island | www.penisland.com | Penis Land | Therapist Finder | www.therapistfinder.com | The Rapist Finder | Italian Power Generator | www.powergenitalia.com (Power Gen Italia) | Power Genitalia | Mole Station Native Nursery | www.molestationnursery.com | Molestation Nursery | IP Anywhere | www.ipanywhere.com | I pee anywhere | First Cumming Methodist Church | www.cummingfirst.com | (who is) cumming first??? | Speed of Art | www.speedofart.com | Speedo Fart | Got Tahoe | www.gotahoe.com | Got a hoe? |
Thursday, June 29. 2006
ThanhHai
Hôm nay tình cờ nghe lóm được mấy câu đối thoại của đám lập trình viên nơi phòng ăn trưa:
A: Vậy ngày mai mầy nghỉ hả?
B: Không, tao định làm ở nhà, nhưng nghĩ lại, nên vào công ty để cùng với tụi bây coi trận WorldCup giữa Đức và Argentina vào giờ trưa cho vui.
Mấy tuần trước, khi ban chấp hành chấp thuận lời yêu cầu của một số nhân viên mê đá banh, đặt hai cái màn hình LCD 60", một ở phòng nghiên cứu và xây dựng, một ở phòng họp phụ, tôi đã lắc đầu, thầm nghĩ: rồi thì trong tháng tới đây năng suất sẽ là đà gần con số không thôi cho coi.
Nhưng vừa nghe mấy câu đối thoại trên tôi mới giựt mình. Quả là mấy ngài Giám Xúi thật sáng suốt, đã áp dụng kế: muốn đạt năng suất cao, hãy giữ cho nhân viên luôn được vui lòng.
Tuesday, March 21. 2006
ThanhHai Vừa "lượm" được quyển sách Micro-ISV: From Vision to Reality (Tiểu Công Ty Phần Mềm: Từ Ước Mơ Đến Hiện Thực) của bác Bob Walsh, CEO của công ty Safari Software. Tuần rồi, thấy các bác bên Slashdot bàn tán xôn xao quá nên tôi cũng nhịn không được, đành ồ theo làn sóng, mua đọc thử xem sao. Công nhận nhanh thật! Mới đặt mua trên mạng Amazon hôm tối thứ sáu, tối thứ hai hôm qua đi làm về là thấy nó đã nằm ngoài thùng thư rồi.
Trong lời giới thiệu mở đầu, bác Joel Spolsky chua như sau: ISV (Independent Software Vendor--Nhà cung cấp phần mềm độc lập) là từ ngữ vo ve thị trường (marketing buzzword), do Microsoft đặt ra, để mô tả những công ty chưa bị bác Bill Gates thôn tín hoặc tiêu diệt, và hãy còn quá nhỏ không đáng để Microsoft dòm ngó đến.
Micro-ISV (tiểu công ty cung cấp phần mềm độc lập) là từ ngữ được đặt ra bởi Eric Sink, CEO của công ty SourceGear, để mô tả những nhà cung cấp phần mềm, hạng nhỏ, tức là những công ty có số nhân viên từ 10 người trở xuống (thông thường thì là 1 đến 2 người). Mục đích của quyển sách là nhằm hướng dẫn những nhà lập trình, cả già lẫn trẻ, có dự tính muốn thành lập một công ty cho riêng mình để kinh doanh, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và tiến hành thế nào. Quyển sách này là đúc kết kinh nghiệm riêng của tác giả, cùng những cuộc phỏng vấn của nhiều nhà micro-ISV khác đã và đang thành công trên thị trường Bắc Mỹ, và thế giới, nhờ sự phổ biến qua mạng Internet.
Tối hôm qua nằm đọc xong chương đầu. Ấn tượng đầu tiên là: Bác Walsh cố tình dụng văn theo lối bình dân, không nhất thiết tuân theo luật văn viết, và có lúc chen vào những câu dí dõm pha trò, nên không có cái khô khan của một sách giáo khoa, rất dễ đọc.
Để rồi đọc thêm, có dịp tôi sẽ đưa lên những ý tóm tắc để trao dồi. Bác nào có dự tính thành lập, hoặc là đang điều hành, một tiểu ISV, và có nhã ý thảo luận thì xin mời cùng trao đổi.
|
Recent Comments