Hôm qua mẫu thân tôi đi Québec vì có công việc mới. Sáng tôi đi làm sớm nên không gặp mặt bà được, chỉ kịp để lại mấy trăm cho bà dằn túi. Tối về gọi hỏi thăm, biết bà đang trên xe buýt, đang trên đường đi.
Một phần tôi khâm phục mẹ tôi, từng tuổi ấy mà vẫn có can đảm thử tay nghề ở những vùng xa xôi như thế. Phần khác tôi lo ngại về mức độ cần thiết của những sự thử thách ấy. Từng tuổi này, nếu bà muốn ngồi không trông cháu, an hưởng tuổi già, thì hoàn toàn trong vòng khả năng chứ không phải là không--dù bà có công nhận hay không. Nhưng hình như bà đang mong mỏi cái gì đó xa hơn, to tát hơn. Nếu nhìn từ khía cạnh khác thì đấy cũng là một ưu điểm--có nhiều người (Rebecca MacDonald, Christine McGee, Janice Golding , v.v...) đã thành công lớn lao trong sự nghiệp chỉ bởi vì trong ngôn ngữ của họ không hề có hai chữ "an phận". Con sẽ nhớ mẫu thân trong lời nguyện, cầu cho Mẹ nhiều thành công. +++
Gần đây, tôi tự thấy mình tuyệt đối nghiêm túc khi đối thoại với mẫu thân, không bộc lộ cảm tình như những năm đầu tiên nữa. Hãy để cho tình cảm được thể hiện qua hành động, kẻo lại bị gọi là "không thật" nữa. Nếu sự thể hiện ấy không được công nhận, hoặc thậm chí bị hiểu lầm, thì cũng chẳng hề chi.
Don't try to be a great man; just be a man and let history make its own judgments.
(Đừng cố làm một "đại nhân". Hãy chú tâm làm "nhân" trước đã, và để lịch sử phán xét ta tùy ý.)
- Zefram Cochrane (2073)
Làm một "con người" tức là biết công nhận khả năng giới hạn, thừa nhận khuyết điểm, và quyết tâm khắc phục những khuyết điểm ấy cho đến khi đạt thành chánh quả.
Tôi đã biết qua vài tấm gương thánh nhân như vậy (Phê-rô, Phao-lô, A-gút-tinô, Giê-rôm). Họ là thánh nhân không phải vì họ hoàn mỹ, không hề sai lầm, nhưng vì họ biết thức tỉnh và quay lại con đường chánh thiện sau những lầm lỡ to tát. Thánh Phê-rô, môn đồ yêu quí nhất của Chúa Giêsu, đã chối bỏ Chúa khi Chúa bị bắt; Thánh Phao-lô là người thâu thuế từng đi bắt bớ môn đồ của Chúa; Thánh Âu Tinh trước khi đi tu đã từng sống trong trụy lạc xác phàm; còn Thánh Jerome nghe nói đã từng sống nhiều năm ngoài hoang dã để chuộc tội, không biết là tội gì--chắc là tội nóng tánh và cao ngạo . Đây là một vài gương thánh nhân mà tôi đang cố noi theo, với ít nhiều sự vất vả.
Bên GodTube.com, Linh Mục Jonathan Morrisbình luận về viễn cảnh của Thượng Nghị Sĩ John McCain vào ghế Tổng Thống Mỹ. Tôi không thấy cuộc phỏng vấn này có gì đáng chú ý, nhưng có người phản bác rằng:
Christians are extremists. We are extremists for God's Will through Christ. We have been called to build the body of Christ! We have not been called to make this world better. God doesn't bless America... He blesses His children. He said that He will replace the world as we know with a new heaven and a new earth... old things will come to pass...
(Những người Kitô hữu là những người cực đoan. Chúng ta cực đoan bởi ý Chúa, qua Chúa Cứu Thế. Chúng ta được gọi để xây dựng một hội thánh của Chúa Cứu Thế, không phải để làm cho thế giới này tốt hơn. Chúa không phù hộ cho nước Mỹ...Ngài phù hộ cho con cái của Ngài.
Ngài đã có phán rằng Ngài sẽ thay thế thế giới này bằng một trời mới và đất mới....những cái củ rồi sẽ qua...)
Yuck!!! Bức xúc nhất thời, tôi chọt lại mấy câu phá đám:
"Christians are extremists"? God! Christians like you give Christians a bad name (if, indeed, you are even a Christian at all). "God doesn't bless America... He blesses His children"? But who are God's children, if not EVERYONE, and that includes America. I'm disgusted (although, can't say that I'm surprised) to see that this sort of rhetoric still exists in the 21st century.
Có lẽ hơi nặng lời chăng, bởi thấy tác giả đã xóa phản hồi của tôi.
Chứng tỏ rằng, mình không những rất đáng ghét đối với người ngoài đạo, mà còn đáng ghét bởi những người trong đạo nữa.
Hôm Thứ Bảy rồi, cụ thân mẫu nhà tôi cùng gia đình Chú Ba nó đi Hội Chợ Tết ở Quảng Trường CNE (Đài CityNews có bài phóng sự). Còn tôi, theo thói quen "phản xã hội", đã ở nhà...ngủ.
Mấy hôm trước, thấy đài truyền hình địa phương, khi nhắc đến Tết, đã dùng cụm từ "Vietnamese New Year" thay vì "Chinese New Year", đủ chứng tỏ cộng đồng người Việt tại đây đã đạt được một chỗ đứng khá đáng kể trong lòng người bản xứ so với 20 năm về trước. Nhưng Tết nơi xứ người làm sao bằng Tết ở quê nhà, sau hơn 20 năm phiêu bồng, nhất là khi hoàn cảnh không cho cơ hội ăn mừng (Tết đến giữa tuần làm việc). Tết ở đây rời rạc. Trời mùa đông lạnh buốt hồn viễn xứ. Người tha hương nào ở nhà tha hương nấy.
Năm 2006 tôi đã có dịp về quê ăn Tết. Quang cảnh giao thừa ở đường phố Sài Gòn tấp nập và vui nhộn không thể tả. Đó là lần đầu tiên, sau nhiều năm dài, tôi được hưởng hương vị Tết ở Việt Nam. Không kém sự mỉa mai, tôi đã được một người bạn Tây (gốc Anh) hướng dẫn đi dạo phố và dạo quán (ông ta có quán rượu ở Sài Gòn).
Nhớ hồi ở quê nhà (bảy, tám, chín, mười tuổi gì đó), mỗi năm hai bà cháu tôi lên Sài Gòn ăn tết. Cửu Thúc chở ra bến Bạch Đằng coi pháo bông. Xong về nhà, Bà Nội tôi và Cô Năm tôi làm bánh tét, bánh ít. Tôi ngồi kế bên bếp, ôm chân Nội, chờ cơ hội phụ...ăn thử. Có lần buồn ngủ quá thức không nỗi, bèn phải đi ngủ trước. Sáng sớm Nội đem bánh ra chợ bán, lúc nào cũng để lại, lúc thì cái bánh ích nhân đậu sanh, lúc thì khoanh bánh tét nhân dừa, nhân chuối, cho tôi có ăn khi thức dậy. Lúc xưa tôi là đứa bé hư hỏng, nhưng Nội thương tôi nhất.
Giờ đây, nhìn thấy những gì tôi đã làm, không biết Nội có quỡ trách tôi không. Tự tôi biết câu trả lời.
Xin Chúa ban ơn phúc cho Nội, suốt cuộc đời vì con, vì cháu, không chút nghỉ ngơi mãi đến khi an nghỉ ngàn thu. Đây, cháu bất hiếu thắp nén hương lòng, tưởng nhớ ơn dưỡng dục của Nội nhân dịp Tết Năm Tuổi của con. Đồng tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tiền bối, bằng hữu. Người đi trước chỉ đường kẻ theo sau. Không có người thì sẽ không có ta. Xin Chúa ban phúc lành cho tất cả.
+++
2006-02-15 04:14
Tối qua trên đường chạy xe từ công ty về nhà, nghe đài CHFI 98.1 đang phát thanh chương trình Lovers and Other Strangers (Tình Nhân và Những Người Lạ Khác) đặc biệt nhân Ngày Tình Nhân (Valentine's Day). Nghe vị điều khiển chương trình đọc trích một câu nói của ai đó:
If you live to be one hundred years old, I want to live to be a hundred years minus one day so I'll never have to live without you.
Nếu em có thể sống đến 100 tuổi, ta muốn được sống đến 100 tuổi trừ một ngày, để ta khỏi phải sống một ngày nào không có em.
Đang tập trung lái xe nên không để ý coi cao nhân nào là tác giả của câu nói vừa nghe. Nghe thấy không ỗn, bụng bảo dạ, "người nào mà nói câu gì ích kỷ vậy, hay ho gì mà cũng trích!". Không được, không được. Phải sửa lại là:
Nếu em sống được đến 100 tuổi, anh ước gì được sống đến 100 tuổi cộng thêm một ngày, để anh có thể chăm sóc em trọn đời.
Chúa Giêsu dạy (và đã là chứng nhân): Tình yêu là sự hiến dâng và phục vụ trọn vẹn của chính mình dành cho người mình yêu cơ mà.
Tối về đến nhà tôi "điều tra" xem thằng ông nội nào lại để đời một câu thiếu suy nghĩ kia. Trời! Té ra cao nhân ấy là ... cô gấu hoạt hình Winnie The Pooh. Doh! Uổng công điều tra nhảm không đây nhỉ.
VietCatholic News (Thứ Bảy 12/01/2008)
Chứng kiến những biến cố diễn ra trong suốt tuần lễ vừa qua, từ khi giáo dân xứ Thái Hà và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) tại cộng đoàn Hà Nội chính thức lên tiếng yêu cầu chính quyền nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn trả lại phần đất 16.362m2, hiện nay đang bị chiếm đoạt bất hợp pháp bởi công ty may cổ phần Chiến Thắng tại Hà Nội.
Chính quyền điạ phương tại quận Đống Đa đã phối hợp với các lực lượng khác, bao gồm: công an 113, an ninh, cán bộ thanh tra xây dựng, lực lượng dân phòng… để bảo vệ cho công ty may Chiến Thắng tiến hành xây dựng trái phép trên phần đất hiện đang còn tranh chấp giữa giáo xứ Thái Hà, tu viện DCCT Hà Nội, và chính quyền điạ phương.
Thửa đất này được mua bởi Đức Giám Mục Francois Chaize, đại diện cho nhà DCCT tại Hà Nội. Hiện nay cộng đoàn DCCT Hà Nội là pháp nhân chính thức có chủ quyền thực sự trên toàn bộ diện tích khu đất 61,455m2.
Sự cưỡng chiếm đất đai bất hợp pháp của chính quyền cộng sản từ suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua đã làm cho người dân đất bắc đem lòng căm phẫn, vì sự cưỡng đoạt tài sản của nhân dân một cách thản nhiên, hết sức phi lý. Gây nên không biết bao nhiêu oan trái. Ví dụ chính sách “Cải cách ruộng đất” diễn ra tại miền Bắc vào năm 1956 đã để lại không biết bao nhiêu hậu qủa thê lương.
Nhà nước làm công việc của nhà nước, tôn giáo làm công việc của tôn giáo. Tôn giáo không can thiệp vào công việc của nhà nước, nhưng ngược lại, nhà nước cũng cần không can thiệp vào công việc của tôn giáo. Đó là một trong những “nguyên tắc con” thuộc đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Tài sản của hai bên cũng nằm trong phạm vi này.
Về những tranh chấp hiện nay của Giáo hội với Chính quyền, phía Công giáo đơn giản chỉ muốn đòi lại những gì thuộc tài sản của Giáo hội đã bị Nhà nước “sung công” dưới nhiều hình thức. Như vậy, họ không hề làm, mà cũng chẳng nói chính trị, dù nói về chính trị cũng là quyền của họ.
Cải cách ruộng đất--trên lý thuyết thì thật hay, nhưng đem áp dụng thì thật là ác ôn. Cũng như chủ nghĩa cộng sản--lý thuyết tuyệt vời; áp dụng lộn thời. Chủ thuyết cộng sản đem đến một sự mâu thuẫn: mục đích nó là xóa giai cấp, bỏ đói nghèo, cơm no, áo ấm; nhưng áp dụng được thuyết ấy đòi hỏi phải sẵn có một xã hội cơm no áo ấm, bằng không sẽ vấp phải tình trạng tham nhũng, tạo nên giai cấp "có" (con ông cháu cha) và giai cấp "không có" (người dân đen), phân biệt giàu nghèo vẫn còn, và kết cuộc là nó tự phá hoại mục đích của chính nó. Bởi thế mới nói là "áp dụng lộn thời". Có thể loài người sẽ dần đi đến một xã hội "cộng sản", chỉ có điều, chừng đó người ta sẽ không gọi nó là "cộng sản" hay "xã hội chủ nghĩa" nữa, bởi các cụm từ này đã bị ô uế đi mất rồi.
Trên giấy tờ của phụ thân tôi ghi '47, nhưng ông lại là Bính Tuất, có nghĩa là '46 chứ không phải '47 (trừ phi ngày tháng trong giấy tờ cũng sai nốt).
Như vậy là mẩu thân tôi đã nói đúng, và vừa rồi đích thực là "lục tuần + 1" chứ không phải lục tuần.
Hồi 2005 khi tôi gửi thư mừng sinh nhật, phụ thân tôi hồi âm:
Bà Nội nói Ba sanh năm Bính Tuất (Tuổi con chó).
Tết tới là năm Bính Tuất...Vậy là chu kỳ 60 năm của Bính Tuất lại đến...Thời gian xem vậy mà đúng như người ta nói "Thắm thoát như thoi đưa"...Con cái trưởng thành...Cha mẹ tuổi già lại đến...Già thật rồi...nên dạo này làm việc thở hơi mệt (như Ông Nội ngày xưa khi làm việc gì đó trong nhà) dĩ nhiên là "ép tim" nên ngực cảm thấy hơi "nặng ran" tí thôi...cũng không nhiều lắm. Mỗi ngày cứ đều 1 viên thuốc cao áp huyết và 1 viện ngăn hấp thụ mở.
Phụ thân, đứa con lạc loài này thương phụ thân lắm lắm! Nhưng hình như vẫn còn có khắc tinh dèm pha, khiến giữa cha con còn có khoảng cách làm sao ấy.
Lại một năm trôi qua. 2008 đã tới. Năm nay hơi lu bu, năm mới đã đến mà cứ ngỡ như chưa. Nói thế không phải tôi không vui; ngược lại, tôi vui như chưa hề được vui.
Mấy hôm trước gđ chú ba nó xuống chơi, xum hợp được mấy ngày Nô-en rồi mới đi.
Duy có điểm buồn: ông bà cụ vẫn giận hờn nhau...kéo con cháu rơi vào tình cảnh khó xử. Không này thì kia, cuộc đời ngắn ngủi, có khi nào là hoàn mỹ.
Cuộc đời nhiều bận rộn. Tâm nguyện của tôi cho 2008: xin cho tôi đừng quá bận rộn đ/v việc cầu đạo, và nếu có cao ngạo, đừng cao ngạo đến nỗi không cần đến Ông Trời.
Đã nghỉ lễ 2 tuần nay, ngày mai vào công ty chắc sẽ hơi bị...oải.
Ghét nhất là tình trạng này: vận công điều tức mà không thể được, cảm giác sức lực đà tiêu tan đâu hết. Không đến nỗi phải liệt giường nhưng không có ý chí để làm việc gì đáng kể.
Hôm qua và hôm nay, thành phố đắm chìm trong cơn bão tuyết lớn. Càng không muốn bước chân ra ngoài.
Tối nay hệ thống mạng của công ty xem chừng có vấn đề (có lẽ do cơn bão đánh ngã cột điện), không thể bắt mạch vào máy của công ty để làm việc. Đành trùm mền Xưng Tội tiếp vậy. Hy vọng công lực sẽ kịp thời hồi phục để ngày mai tiếp tục..."cày".
Tuần trước mừng sinh nhật lục tuần cho Ông. Lần đầu tiên sau thời gian khá lâu, mới thấy Ông vui cười như hôm ấy.
Hôm qua, chở cô em đi khắp làng tìm mua quà sinh nhật cho nó. Vọt ra Yorkdale không có, bèn tọt xuống tận Eaton's Centre trong trời mưa ướt át. May là tìm được đôi giày mà cô nàng ưa thích--không uổng đường xa.
Đưa cô bé về nhà xong là tọt sang rước bà cụ xuống ăn bữa cơm gia đình. Bà làm như không muốn nói chuyện, xem chừng còn giận hờn Ông lắm. Tôi thấy như Bà cứ mãi lo trách hờn Ông, nên không thấy (hay không muốn thấy) Ông lúc nào cũng lo lắng cho Bà nhiều, nếu không muốn nói là "quá nhiều". Có lẽ ngày nào đó khi sẽ nhận ra, thì đã muộn màng.
Hôm nay xém tí nữa phải cuốc bộ đi làm.
Vừa đề máy xe lên là nghe tiếng 'kịt', im lìm, không đèn hiệu, không tiếng bíp, mất điện hoàn toàn. Mới thay bình hồi năm ngoái chứ mấy.
Chợt nhớ, cả năm nay quên châm nước bình.
doh!
May thay! Lau chùi cọc điện, châm nước cất xong, đã đề máy lại được.
Gần 90 năm trước đây, vào 11h00 giờ ngày 11 tháng 11 năm 1918, thế giới kết thúc trận chiến thứ nhất.
Hằng năm, vào ngày và giờ này, thế giới tưởng niệm các chiến sĩ trận vong của chiến tranh (Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, cuộc Chiến Hàn Quốc, chiến tranh Việt Nam).
Những vị liệt sĩ CSVN chắc luôn được tổ quốc tưởng niệm và tuyên dương.
Tôi dành 1 phút để tưởng niệm các vị tướng của quân lực VNCH: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Trần văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Sỹ, cùng các vị anh hùng bất khuất của VNCH đã tử vong trong cuộc chiến Việt Nam.
Hôm nay tình cờ gặp lại câu này quanh quẩn trên mạng, gây ngứa ngáy đôi chút:
Điên là khi người ta lập đi lập lại một việc gì và cầu mong đạt được kết quả khác.
(Insanity is doing the same thing over and over again, and expecting a different results.).
Có thể tôi cho rằng vấn đề không phải là phương thức của tôi, mà là do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau (có thể ngoài sự kiểm soát của người làm thí nghiệm). Tôi không kiểm soát được bởi tôi biết nó thiên biến vạn hóa. Và rồi chắc cũng sẽ có lần, những yếu tố lý tưởng ấy sẽ hội đủ, và cuộc thí nghiệm sẽ thành công.
Ai gọi nó là điên khùng (insanity); Tôi gọi nó là niềm tin (faith).
Xem chừng niềm tin kiểu này gần giống như cuồng tín (fanatic, delusional). Nhưng không đâu; hai cái khác biệt nhau xa lắm. Cả hai đều giống ở điểm là họ nghĩ lần này sẽ khác. Điểm khác biệt là ở chỗ đúng/sai: kẻ đặt sai niềm tin sẽ mãi thất bại và người có niềm tin đích thật sẽ có ngày thành công? Bởi thế cho nên có lẽ cách duy nhất để kiểm chứng, phân biệt được giữa hai là: sự thử thách của thời gian.
Recent Comments