Mặc dầu tới sáng nay vẫn chưa nhận được phiếu cử tri từ phía tỉnh bang, tôi dự định chiều nay đi làm về thì đi bầu. Nhưng về tới nhà thì bị bác bán hệ thống lọc nước cầm chân tới 21h30 (câu chuyện cho một dịp khác) trong khi trạm bỏ phiếu đóng cửa lúc 21h00. May là Đảng Tự Do của bác Tỉnh Trưởng McGuinty tái đắc cử, vì nếu có đi bầu tôi cũng đã bầu cho bác ta. Lý do đơn giản tại sao tôi bầu cho bác ta không phải vì tôi nghĩ đảng tự do tài giỏi gì mấy, mà là các đảng đối lập đã không gây đủ sự thuyết phục rằng họ có thể làm tốt hơn.
Vê cuộc trưng cầu dân ý cho hệ thống bầu cử mới, nếu có đi bầu thì tôi đã bầu cho hệ thống MMP.
Nguồn: cbc.ca
Hôm nay có người bạn gửi cho tôi bức i-meo này và viết: Đây là Thiên Thần Tiền Bạc. Hãy chuyển bức thư này đến 6 trong số thân bằng quyến thuộc của bạn. Nội trong 4 ngày bạn sẽ trở nên giàu có. Gửi đến 12 người, bạn sẽ được giàu trong 2 ngày.
Năm ngoái tôi có nêu đường dẫn đến bài Dịch Cân Kinh (phiên âm tiếng Tàu là yi jin jing). Nay thử tra lại thì thấy bài đó đã không còn trên mạng, bèn đăng lại ở đây.
Trong một vũ trụ thay đổi không ngừng, ráng giữ mức cố định, bất di bất dịch, nghĩ cũng khó nhỉ.
Hè vừa rồi tôi qua nhà một anh bạn chơi, được thưởng thức món nướng lạ và ngon bá cháy, tên là conch. Lão ngố tui từ đó giờ có biết conch (đọc gần giống như con-cờ) tức là ốc xà cừ bao giờ.
Chiều hôm qua trên đường đi làm về, nghe nghe đài CBC loan tin: Các nhà chức trách của Mỹ và Canada vừa tịch thu hơn 27 tấn ốc xà cừ chúa từ một nhóm buôn lậu.
Chưng hửng.
Thì ra loài đồ biển này đang được chính phủ bảo tồn--cấm đánh bắt--vì thuộc loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.
...Khi đoàn đang tiến hành làm việc tại một điểm trên QL 1A thuộc Tiểu khu 3 thị trấn Kỳ Anh thì phát hiện một người điều khiển xe máy chở thêm một người, cả hai không đội mũ bảo hiểm.
Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng ra lệnh dừng xe. Người cầm lái có tên là Nguyễn Văn Đắc trú quán tại xóm Trường Lạc, xã Kỳ Tân. Anh Đắc cùng với một người bạn đi phiên chợ trâu, trong người có hơi men.
Khi cảnh sát ra lệnh dừng xe anh Đắc không tắt máy, vẫn ngồi trên yên xe. Khi đó, thiếu úy Nguyễn Văn Hùng đã giơ tay rút chìa khóa xe máy và bị Nguyễn Văn Đắc hất tay làm tay thiếu úy Hùng va vào gương chiếu hậu gây chảy máu.
Ở xứ Bắc Mỹ này mà cảnh sát dùng bạo lực (police brutality) với thường dân thì coi như là tàn đời binh nghiệp, điển hình là vụ Rodney King (Los Angeles, 1991) và Dudley George (Ontario, 1995). Nhưng bên VN chắc những tình trạng này xãy ra như cơm bữa.
Xem đoạn vi-đi-ô để đối chiếu với lời tường trình trên:
Trong một thế giới đa nguyên, hòa đồng, và cởi mở, con người cần có sự cảm thông, đối thoại, và chấp nhận về các quan điểm và tín ngưỡng khác nhau. Nhưng cũng nên nhớ, trong sự nhiệt tình chấp nhận các tín ngưỡng khác ấy, không có nghĩa là ta vội vàng từ bỏ đức tin và lập trường của chính ta.
Dominus Iesus không có lời tuyên bố nào mới mẻ, ngoài việc tái xác định đức tin của Giáo Hội. Môn đồ của Giáo Hội cần đọc và hiểu rõ rằng mình đại diện cho những gì, ngõ hầu tránh sự ngộ nhận.
Tôi đang tìm bản dịch tiếng Việt. Khi tìm ra sẽ cập nhật lại đây.
"Tôi biết, nếu tôi có thật lòng với đạo Thiên Chúa, thì tôi phải thương yêu những người đã bắt giam tôi."
....
Họ thay đổi lính canh gác ông mỗi hai tuần, nhưng rồi họ đã dẹp bỏ việc làm ấy vì ông đã dần dần thuyết phục những người canh gác ấy theo đạo, và họ e rằng nếu tiếp tục, có ngày ông sẽ biến họ thành Kitô hữu hết.
...
Các nhà nghiên cứu ở hai trường Đại Học UC Davis và New Mexico đã làm các cuộc thử nghiệm với Bức Tường Lửa Vĩ Đại [của Trung Quốc], bằng cách gửi đi nhiều gói tin thử nghiệm tới những địa điểm mạng trong nước Trung Quốc, và quan sát xem những gì đã được lọt qua tường lửa. Kết quả cho thấy, bức Tường Lửa Vĩ Đại chẳng qua chỉ là một nhà tù pan-ốp-ti-con, mục đích khuyến khích tinh thần tự kiểm duyệt [nơi phía người dân nét]--vì nhận thức rằng họ đang luôn được đàn anh quan sát từng cử chỉ của họ--hơn là một bức tường lửa thật sự.
Tôi đã từng nghĩ, việc kiểm soát thông tin trên mạng In-tờ-nét là một việc làm bất toại. Nó gần giống như việc bảo vệ sản phẩm phần mềm (software protection) dùng chìa khóa sản phẩm (product keys) hoặc chìa khóa kích hoạt (activation keys)--ổ khóa của bạn có vững chắc bao nhiêu thì cũng có loại tin tặc bẻ gãy được ổ khóa trong vòng thời gian rất ngắn.
Hmm...Không biết Tường Lửa của phía Việt Nam như thế nào nhỉ.
nếu chúng ta bỏ rơi đồng loại mình để họ sống trong sự bần cùng, tàn bạo, và dốt nát, thì trong xóm địa cầu (global village) của ngày nay, sự khốn khổ của họ sẽ dần dần biến thành khốn khổ của chúng ta, không tránh khỏi.
Hay! Hy vọng lời lẽ này phát xuất từ đáy lòng hơn là trống rỗng mù tịt đọc diễn văn do người khác viết.
Trong cuộc chiến xâm lược Áp-Ga-Nít-Tăng, tôi tự hào với lối cư xử của chính phủ Canađa, đã từng khuyên đàn anh Mỹ là "đừng nên...", nhưng sau khi sự việc đã rồi, Canada đã tình nguyện đóng góp tiền tài và xương máu để bảo vệ an ninh Áp-Gan và dựng lại những gì bị phá hủy.
Lối cư xử này làm tôi liên tưởng đến lối cư xữ trong gia đình...
Đối với đứa con khó dạy, bậc phụ huynh thường hay có câu (1): "Tao nói mà không nghe thì chừng đó có chuyện gì thì ráng mà chịu, đừng kêu réo tao. Tao không có thằng con như mầy. "
Lối ứng xử này không hay. Nên sửa ti tí như thế này (2): "Tao nói mầy không nghe thì cứ tự ý mầy làm đi, tới chừng nào thất bại, gặp rắc rối rồi thì cứ về đây tao gở rối dùm cho. Mầy là thằng con bướng bĩnh khó dạy, nhưng bậc làm cha mẹ này không từ bỏ mầy đâu." Đây là lối ứng xử của một Người Cha Trên Trời đối với những Người Con bất phục tùng ở dưới Trần Thế.
Tôi nghĩ, trong thực tế, đối với bậc cha mẹ dưới trần thế, miệng thì nói câu (1), nhưng rồi lại thực thi câu (2).
Hôm Thứ Bảy rồi, tình cờ đi ngang chặn đường Dundas West và Keele--gần nhà thờ Thánh Cecilia của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Toronto--chứng kiến Hội Nghệ Thuật Junction, bèn nhào vào xem thử. Luôn tiện táp được cái Bronto Burger (nhớ The Flintstones?); tôi ngồi cạnh một anh chàng có con rắn leo ngoằn ngoèo trên tay anh ta.
#1
Hỏi: Phải mất bao nhiêu thời gian trong thế giới hiện thực--so với thế giới của ngành báo chí hồi tố (retroactive journalism)--để có thể đi đến giây phút mạc khải (epiphany moment)?
Đáp: Giây phút mạc khải chỉ là một điểm đầu của tảng đá sáng tạo, và mọi sự mạc khải đều bắt nền từ sự làm việc.
Nếu bạn lấy bất kỳ một điểm kỳ diệu nào, trong lịch sử loài người, về sự khám phá, và lần ngược thời gian, bạn sẽ thấy có nhiều sự quan sát, những nghi vấn, hoặc những mẩu kịch nho nhỏ đã phải xãy ra để cho giây phút mạc khải ấy có thể thành hiện thực.
Tất cả những nhà sáng tạo vĩ đại đã từng biết điều ấy--và thường thì họ đặt nhẹ những vây phút diều-rí-cà (Eureka) ấy hơn người ta hằng tưởng. Nhưng, chúng ta ai lại chẵng thích những câu chuyện ngoạn mục--Bác Niêu-Tông bị quả táo rớt trên đầu mà khám phá ra lực hấp dẫn của Trái Đất, hoặc một người cầm sô-cô-la tình cờ tông vào người cầm bơ đậu phộng nơi hành lang--những mẫu chuyện ấy gây nên sự thú vị hơn khi người ta nghĩ đến nó. Một cuốn phim với tựa đề "hãy xem Einstein chòng mắt vào tấm bảng đen trong vòng 90 phút" dĩ nhiên sẽ không gợi cảm hứng gì mấy cho người xem.
#2
Hỏi: Có phải sự tiến triển về phát minh xãy ra theo một đường ngay thẳng? Ví dụ: từ tran-si-to đến con chíp, đến máy vi tính cá nhân, đến MySpace?
Đáp: Phần đông, loài người chúng ta muốn lịch sử phải giải thích rằng chúng ta đi đến đây bằng cách nào, hơn là muốn nó phải dạy họ cách biến đổi tương lai. Và để phục vụ cho mục đích ấy, lịch sử đại chúng thường được kể bằng những giọng điệu oai hùng, và có lý luận rõ rệt: họ chế ra cái tran-si-to, dẫn đến con chíp, tạo khả năng chế máy vi tính, v.v...Nhưng, dĩ nhiên, nếu bạn hỏi bác William Shockey (tran-si-to) hoặc bác Steve Wozniak (PC), rằng những sáng kiến và sự thành công của họ đã hiển nhiên như thế nào, thì bạn sẽ nghe những mẫu chuyện khá khác biệt về sự rối loạn, ngờ vực, và những cảm giác rằng mọi xác xuất đều đang chống lại họ.
Nếu ta tin rằng, mọi sự việc đều không chắc ăn tí nào đối với những nhà phát minh hiện tại, thì ta phải nhớ rằng sự việc cũng đã không kém sự may rủi cho những người trong quá khứ. Đó cũng là một mục đích lớn cho quyển sách của tôi [Scott Berkum]: dùng những câu chuyện phi thường trong lịch sử phát minh ấy như công cụ dành cho những ai hiện đang đeo đuổi sự phát minh mới.
#3
Hỏi: Các nhà phát minh là do bẩm sinh hay luyện thành?
Đáp: Cả hai. Lấy trường hợp Mô-saát. Vâng, bác ta đã có một tiềm năng sáng tạo tuyệt vời về âm nhạc, nhưng, bác ta cũng đã sinh trưởng ở một quốc gia mà lúc bấy giờ đang là tâm điểm của thế giới âm nhạc, có người cha là giáo viên âm nhạc, và đã bị buộc phải thực tập hàng giờ mỗi ngày ngay cả trước khi bác ta được vào mẫu giáo. Tôi đã nghiên cứu về tiểu sử của nhiều bậc thiên tài, và tôi luôn luôn tìm thấy từ họ, có nhiều yếu tố khác nhau--trong và ngoài vòng tự chủ của bản thân--đã dẫn đến sự thành đạt của họ.
#4
Hỏi: Thử thách lớn nhất có thể đối diện với một nhà phát minh là gì?
Đáp: Nó tùy theo mỗi nhà phát minh, nhưng có một thử thách thường đè bẹp rất nhiều người, là thái độ nhàm chán của thế giới đối với sáng kiến của họ. Tìm được người ủng hộ--dù cho là ủng hộ tinh thần, vật chất, hay chấc xám--cho ý tưởng của mình, là một vấn đề khó, và còn tùy thuộc vào những kỹ năng không ăn nhậu gì với trí tuệ siêu quần hoặc khả năng sáng tạo. Đó là điều dễ làm tê liệt nhiều thiên tài bất toại: họ phải mất khá nhiều thời gian--nhiều hơn khoảng thời gian dành cho việc sáng tạo--để thuyết phục người khác về ý tưởng của họ, và họ không có đủ kỹ năng và tính nhẫn nại cho việc đó.
#6
Hỏi: Tại sao các nhà phát minh hay gặp phải nhiều sự chống đối hoặc sự tiêu cực?
Đáp: Đó là bản tính con người--chúng ta bảo vệ chính mình đối với sự đổi mới. Chúng ta thích nghĩ rằng mình là một người cấp tiến, nhưng mọi cơn sóng sáng tạo trong lịch sử đã phát triển chậm hơn ta được biết: máy điện tín, máy điện thoại, máy vi tính, và mạng In-tờ-nét, đều đã phải trải qua hằng thập niên để phát triển từ những tư tưởng đến những công cụ được người dân thường dùng đến. Nhân loại chúng ta thường cảm thấy bị đe dọa đối với sự đổi mới, và phải tốn một thời gian rất lâu để thuyết phục người ta thay đổi lối cư xử của họ, cũng như thuyết phục họ xa lìa với đồng tiền của họ.
Rõ khổ cho cái chứng dị ứng. Hễ đến mùa này là mỗi sáng/tối tôi phải bị sụt-xịt nước mũi và ách-xì mãi.
Đã lâu chưa biết cách nào khắc phục được.
Thoáng nhớ lại khẩu quyết Nội Công Thiếu Lâm học lóm hồi 20 năm về trước, tôi thử vận khí cho lưu thông từ huyệt Liêm Tuyền xuống Cửu Vĩ, rồi trở lên. Không hình dung được sự vận chuyển của kình lực, tôi dùng hai ngón tay, ấn lần theo đường Chu Thiên và ngừng vài giây ở từng huyệt. Làm ngay trong phòng rửa mặt, không cần ra sân sau tập luyện chi cho mất thời gian.
Thấy có chút khả quan--sau 5 phút, không còn ách-xì và đã hết chảy nước mũi.
Tại sao có kết quả khả quan như thế?
Tuy đã luyện kình 20 năm, nhưng là lúc tập lúc không. Mức thành đạt chắc chưa đến 1/1000. Cho nên dĩ nhiên không phải là do tôi đã đạt được "công lực thâm hậu".
Khi sáng dậy, trong người tôi lạnh--lạnh phổi. Khi hít thở điều hòa, hơi ấm được lưu thông trong cơ thể, làm ấm người, ấm phổi, cho nên chứng ách-xì dần biến mất. Chắc là lý do này.
Cũng có thể do ảnh hưởng tâm lý. Hiệu ứng Pla-xi-bô chăng?
Recent Comments