I've always enjoyed listening to CBC Tapestry and this afternoon's broadcast of the interview with Richard Dawkins is no exception.
Professor Dawkins said in the interview:
There is no compassion in nature and it can be extremely cruel.
Yes, of course. Survival of the fittest. And yet, throughout human history, there have been countless examples of mankind's compassion for one another, and compassion has survived all this time. So either the notion of "survival of the fittest" is wrong, or compassion is not a sign of weakness.
On his comments about the giraffe's vagus nerve disproving the theory of intelligent design, for which I found The Telegraph's article describing the experiment here, I wonder if anyone has ever attempted an operation to reconnect the giraffe's vagus nerve directly, bypassing the lengthy path down the long neck, down to the heart and up. I don't know anything about biology, but from my experience as a computer software designer, when smart developers try to reinvent what they consider to be a "bad design", it quite often leads to disastrous consequences.
Towards the end, he said:
(43:00) I don't think that there is a god of any kind, but if I were looking for any kind of god, it would be something far beyond the reach of the human imagination.
Spot on, Professor Dawkins! Thus enters revelation. I think Richard Dawkins' interactions with the Church of England might have done him some good.
Yes, belief in God has given birth to some "bad apples" throughout human history. But that's no reason to reject God. Richard Dawkins may feel satisfying in his knowledge of evolution and natural selection (without God's causal influence), but personally I can't find much satisfaction in the belief that I am merely a fluke of nature and my existence is ultimately meaningless beyond this life time.
On the other hand, I find somewhat of an endearing quality in these atheists, in that if by mere chance they manage to do some good--that is, a good that is pleasing to God--it's not for fear of the afterlife that they do it. "Because whoever wants to save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will save it. (Luke 9:24)" It is better for one to reject God in the open, and in his heart does the will of God, than to say that one believes in God and yet does not keep His commandments. Perhaps in a sense, Richard Dawkins is a better servant of God than me, and for that reason I will continue to watch "fleas" like him with interest. Yes, Professor Dawkins calls the others "fleas" for capitalizing on his work, but I see him as also fitting into this category of "fleas" for capitalizing on God.
Bác Stein hỏi bác Dawkins: "Nếu khi chết đi, bác đối diện với Thượng Đế, chừng đó bác sẽ nói gì?" Bác Dawkins nói, mượn lời của Bertrand Russell: "Thưa Ngài, tại sao Ngài trốn tránh tôi?" Tôi nghĩ chừng đó, nếu bác Dawkins may mắn được gặp mặt Thượng Đế, chắc Ngài sẽ nói như thế này: "Ta không trốn tránh con, mà chính con đã cố tránh né ta."
Trong bài phỏng vấn này, bác Dawkins trông có vẻ hết sức lịch sự. Nhưng thử đọc bài phản biện trên trang web của bác ta, lại thấy toàn những từ ngữ thô lỗ. So với Richard Dawkins, Ben Stein là một thằng ngốc--hay ít ra là kém hùng hồn hơn. Nhưng hình như khôn quá cũng có hại. Chúa Giêsu ngày xưa hay thích dùng cái thấp hèn để chiến thắng cái cao sang. Có ngẫu nhiên lắm không, khi bác Mark Mathis chọn một người trông bề ngoài có vẻ lù đù như Ben Stein, để diễn thuyết cho phim này?
Mấy tháng trước, ngoài ý muốn của tôi, tôi bị "liên lụy" vào mấy cái mailing list nho nhỏ của các cựu sĩ quan hải quân VNCH mà phụ thân tôi là thành viên. Từ nhỏ trở thành lớn. Từ đó tới nay, tự nhiên dính vô mấy "cha" viết toàn chuyện gì đâu: chống cộng có, chống người quốc gia có, chống tôn giáo có. Họ lại CC luôn địa chỉ email của các hội đoàn, các tòa soạn bên VN. Có nghĩa là: có thể các cơ quan chính quyền và, đáng ngại hơn là, các công ty quảng cáo bên VN đã nắm được địa chỉ email của tôi. Đau cái đầu!
Gần đây, thấy có ai đó gửi bài chống Công Giáo của "giáo sư tiến sĩ" Trần Chung Ngọc. Bác này tôi từng được "biết" qua.
Có lẽ đối với giới học giả bên VN, GS Ngọc chống tôn giáo ở tầm cỡ như Richard Dawkins bên Anh Quốc hoặc Sam Harris bên Hoa Kỳ. Nhưng tôi đã cho qua, vì thấy ngôn từ của Trần Chung Ngọc rất lỗ mãn, có vẽ như GS Ngọc cố ý sỉ nhục hơn là bàn luận với người Công Giáo. Dawkins chống tôn giáo nhưng ít ra ông đã dùng lập luận của những nhà thần học như Thánh Thomas Aquinas để phản biện. Đằng này, GS Ngọc chỉ lý luận một chiều, chỉ dùng lý luận của những người chống Công Giáo để hỗ trở cho luận điểm của mình.
Khi đọc các tác phẩm chống Công Giáo, ấn tượng đầu tiên của tôi là: ừ, lập luận khá hùng hồn, khá thuyết phục. Nhưng rồi tôi đem những lập luận ấy để đối chứng với giáo lý của đạo tôi, và hầu như ở mọi trường hợp, đều đi đến kết luận (tôi không nói quá lời): chân lý Kitô giáo thật tuyệt vời! Thậm chí, tôi không khỏi có cảm giác, tuy những người chống công giáo cho rằng tín đồ Công Giáo đã bị giáo hội lường gạt bởi do họ thất học, thiếu dân trí (một cách "lịch sự" để chữi người Công Giáo là ngu đần), nhưng tôi thấy chỉ có ai thất học mới tin những gì những người như bác Trần Chung Ngọc viết mà không đi kiểm chứng với các nguồn tài liệu khác.
Cho mỗi một người như Dawkins, Hitchens, Harris, thì có ít nhất 3 người như McGrath, Somerville, Wilson, Crean, Ward, DaSouza, Craig, Atran, Keller, Reza. Đây chỉ là nêu lên những học giả của thời nay. Còn thời xưa có vô số kể. Đây là một số tôi đã đọc/biết qua: Ambrose, Anselm, Athanasius, Augustine, Aquinas, Ignatius, C.S. Lewis. Có thể nói là những cao nhân thời xưa này đã ảnh hưởng một phần nào về tư tưởng của tôi. Càng đọc những tác phẩm của các vị này, tôi không khỏi thoáng lên ý nghĩ: tới một thời điểm nào đó, câu nói "không biết không có hại" sẽ không còn giá trị lợi dụng nữa. "Không biết" ở đây sẽ không còn là không biết vì không có phương tiện để biết, mà là do cố tình không biết, thì đó thật là một điều thật tai hại. Và, hơn nữa, người ta sẽ không thể nói "tôi không có tội bởi tôi đã bị những người như bác Trần Chung Ngọc lường gạt", bởi con người có tự do ý chí của riêng mình, cho nên suy cho cùng, bản thân phải chịu trách nhiệm cho những gì chính mình làm.
Từ câu cuối của đoạn trên, gợi ý cho đề tài "siêu tầm" kế tiếp của tôi về đạo công giáo mà bác Trần Chung Ngọc cho là "huyền thoại của thời bán khai": Tội Tổ Tông (original sin).
Dùng ngôn ngữ của Phái Giê-Đai mà nói: "hiện đang có một sự nhiễu loạn lớn trong chốn sinh linh." Tên của nó là Vô Thần Giáo (atheism).
Vô Thần Giáo (atheism) là một tôn giáo với niềm tin khá mãnh liệt rằng: không có Thượng Đế. Vô Thần Giáo đã nãy sanh kể từ lâu lâu lắm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cụm lửa này dường như được thổi phồng lên, nhờ sự nhiệt tình của những vị thủ lãnh có tên tuổi, như Richard Dawkins. Giáo Sư Dawkins là một sinh vật gia, phong tục gia, giáo sư của trường Đại Học Oxford và là tác giả của nhiều quyển sách "phản tôn giáo", nổi bật nhất là quyển The God Delusion (Ảo Tưởng về Thượng Đế), một trong những cuốn sách bán chạy nhất của cuối năm 2006 và đầu 2007. Trong đó, giáo sư Dawkins lý luận khá hùng hồn rằng:
Thượng Đế không tồn tại, bởi nếu có Thượng Đế, vũ trụ này hẳn phải khác hơn nhiều so với hiện tại.
Tôn giáo là nguồn cội của mọi sự độc ác đã và đang xãy đến trong thế giới.
Chủ trương của bác Dawkins là: khoa học phải là chủ thuyết tối thượng, bởi không có gì tôn giáo giải thích được mà khoa học không giải thích được, ý đề cập đến thuyết Tiến Hóa (evolution) của khoa học và thuyết Hóa Công Hữu Ý (intelligent design) của Thiên Chúa giáo.
Ở cuối chương 1, GS Dawkins viết:
If this book works as I intend, religious readers who open it will be atheists when they put it down.
Nếu quyển sách này tác dụng theo ý tôi mong mỏi, người mộ đạo khi đọc nó xong sẽ trở thành người vô thần.
Sau khi đọc xong quyển "Ảo Tưởng về Thượng Đế", tôi vui vẻ và thành thật báo cáo rằng: tôi vẫn còn là tín đồ của Đạo Thiên Chúa. Hơn thế nữa, tôi càng tin mạnh mẻ hơn rằng:
Thượng Đế là hằng có và vô tận.
Thượng Đế là một khoa học gia tuyệt vời và hoàn mỹ vô cùng.
Thượng Đế là đấng tạo tác lên vũ trụ này (và, có thể, cả vô số những vũ trụ khác nữa).
Thượng Đế là đấng đã đặt ra các luật lệ "tự nhiên" trong vũ trụ. Những luật lệ mà loài người đã khám phá ra và chứng minh thì gọi là "khoa học" (science). Những luật lệ mà loài người chưa khám phá ra thì gọi là "phép lạ" (miracles).
Thượng Đế là tuyệt đối. Chỉ có nhận thức của loài người về Thượng Đế là tương đối.
Mục đích thuần khiết nhất của tôn giáo là đạo, là đường lối giúp con người sống một cuộc sống hướng thiện. Vì thế, một tôn giáo chân chính không thể phản khoa học.
Giáo sư Dawkins là một tác giả tài ba và hùng hồn. Có thể là ông ta lầm khi chỉ tin tưởng duy nhất ở khoa học--trên đời còn có những bộ môn khác ngoài khoa học . Nhưng có một số vấn đề ông nêu ra về tôn giáo (cụ thể hơn là Thiên Chúa Giáo) thật là hữu lý. Trên phương diện đại chúng, tôi không nghĩ rằng những gì ông ta nêu lên sẽ gây nên sự diệt vong của tôn giáo, nhưng ngược lại nó sẽ giúp củng cố lại tôn giáo, buộc các tôn giáo phải lược lại những niềm tin vào giáo thuyết của mình dựa trên hiện trạng của thời đại.
Đã có nhiều học giả chỉ trích lối lập luận của Dawkins, nổi bật nhất là giáo sư Allister McGrath của Đại Học Oxford và giáo sư Margaret Somerville của Đại Học McGill. Nếu có dịp, tôi sẽ "siêu tầm" thêm về quan điểm của những vị học giả này so với quan điểm của giáo sư Dawkins.
Recent Comments