Entries tagged as giáo lýWednesday, January 13. 2010Điều răn thứ 8: Dối trá và đức tin của người Công GiáoCDK Tôi định không lên tiếng, bởi người trong đạo Công Giáo thừa thuộc lòng cả câu chữ lẫn tinh thần của Mười Điều Răn. Cho nên lối lập luận "cấm làm chứng dối không có nghĩa là cấm dối trá như nói dối, viết sai sự thật, nói sai sự thật" thì chỉ có người không hiểu đạo Thiên Chúa mới thốt lên được. Ý thức được lời của Thánh Phêrô: "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em (1Peter 3:15)", nhưng cũng dè dặt với Châm Ngôn 11:9 ("Quân vô đạo dùng miệng lưỡi làm hại tha nhân,..."), e rằng chính tôi lại lần nữa vấp phải điều tôi chỉ trích. May thay, đây có liều thuốc giải cho CN11:19: "Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng" (1Peter 3:16). Nếu ta chỉ trích trong tinh thần kính trọng thì đó là điều tốt. Với hành trang này, tôi lao mình vào cơn lửa khinh miệt của bác Đông A Trần Minh Tiến. Trích đoạn từ bài viết nói trên: Tôi cảm thấy dường như dối trá là một song hành với Công giáo và điểm này thật ra cũng không phải là khó hiểu bởi vì trong mười điều răn của Chúa không có điều răn nào cấm dối trá....10 điều răn của Chúa trong Kinh Thánh...Chỉ có cấm làm chứng dối trá chứ không cấm dối trá như nói dối, viết sai sự thật, nói sai sự thật. Tóm tắc các luận điểm chính để tiện xem xét tính trung thực của từng điểm:
Điểm 1 chưa chính xác lắm, bởi hãy còn Điều Răn Thứ Mười Một: "Hãy yêu thương [mọi người] cũng như Thầy đã thương yêu các con." Thật ra, hàm ý "hãy thương người" đã có sẵn trong các Điều Răn 5 đến 10 rồi. Nhưng con người vẫn cứng lòng, nên Thiên Chúa đã phải xuống phàm trần để làm gương cho nhân loại. Đủ bản lãnh để soi được tấm gương ấy hay không chắc có lẽ là đánh dấu sự khác biệt giữa tiên thánh và người phàm, mặc dù mục đích của Chúa ngay từ đầu là ngõ hầu cho mọi người trở nên thánh. Về điểm 3, sự thật cho thấy, giáo luật của đạo Công Giáo cấm nói dối (Xem Tổng Luận Thần Học (TLTH), Phần 2-2, Nghi Vấn 110, mục 3 "dối gian là phạm tội"). Do đó, luận điểm 3 là sai. Vậy, còn lại luận điểm 2, thử xét xem việc cấm nói dối có bắt nguồn từ Mười Điều Răn hay là hàng giáo sĩ (và giáo hoàng) đã vô cớ tự ý đặt ra. Trong TLTH,2-2, Q110,A4 "phải chăng mọi sự dối gian đều là trọng tội?"), Thánh Thomas Aquinas viết: Dối trá là đi ngược với lời dạy này trong Mười Điều Răn: "Ngươi chớ làm chứng dối". Trong De mendacio (Về Sự Dối Gian, ~395AD), Thánh Augustinô có đoạn viết: ...Nhưng, kẻo ai đó sẽ lý luận rằng không phải mọi lời dối đều nhất thiết là thể hiện của việc làm chứng dối, hắn sẽ trả lời sao đối với câu "ăn gian nói dối giết hại linh hồn (Khôn Ngoan 1:11)": và kẻo ai đó lại cho rằng có điều ngoại lệ, hãy để hắn đọc thêm, "Ngài diệt trừ bọn điêu ngoa (Thánh Vịnh 5:7)". Do đâu mà chính Chúa đã từng nói "Nhưng hễ 'có' thì phải nói 'có', 'không' thì phải nói 'không'. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Matthew 5:37)". Do vậy, Thánh Phaolô Tông Đồ, cũng để giáo huấn cho việc lảng tránh lão tà--tên gọi của mọi sự tội lỗi--đã nói ngay, "Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói lên sự thật. (Ephesians 4:25)" Cần nhấn mạnh thêm, "chớ làm chứng dối" cấm dối gian ở mọi hình thức, không chỉ riêng ở việc nói dối. Và sau cùng, động cơ chính của bài viết này là để cho tôi tự xét mình, kẻo người đời lại nghĩ là tôi tự cho rằng mình chưa hề gian dối. Xin nêu lên một ví dụ nho nhỏ đã xãy ra cách đây không lâu:
Ouch!!! Buộc cho người khác tội nói dối thì chính mình cũng phạm tội "chớ làm chứng dối". Tôi đã nói lời xin lỗi hai hôm sau, khi anh ta chịu trở lại làm việc. Saturday, November 28. 2009Mãi là kẻ mang tộiCDK Câu hỏi 1: Nếu gặp tha nhân đang khổ đau cùng cực, dù họ có van nài mình hay không, tôi có nên giúp họ kết liễu cuộc đời không? Trả lời, với cảm giác bất lực cùng cực: Khổ thân tôi, tôi không có quyền làm việc đó, tha nhân ạ. Câu hỏi 2: Nếu không tuân theo mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy, tôi có còn là người công giáo không? Đáp: thưa, có, nhưng là một người công giáo đang mang tội. Bởi một khi đã được rửa tội vào đạo, không ai có thể tước bỏ bí tích ấy ra khỏi thân tôi. Câu hỏi 3: Nếu biết mình đang mang tội, tại sao không hối cãi và không tái phạm nữa? Đáp: [lặng người]. Có lẽ cái cảm giác mình mãi là kẻ mang tội, mãi là kẻ đói khát, sẽ giúp tôi bớt kiêu ngạo trong đời. Câu hỏi 4: Vậy, tội tôi là gì mà ghê gớm thế? Thưa: đó là tội lười dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Câu hỏi 5: Tội này nặng hay nhẹ? Đáp: Theo GLCG Phần III, Đoạn II, Chương I, Mục III, (bản tiếng Anh từ mạng Vatican:GLCG#2181): 2181 Thánh lễ Chúa Nhật đặt nền tảng và xác định toàn bộ cuộc sống người tín hữu. Do đó, mọi tín hữu phải tham dự thánh lễ vào ngày lễ buộc, trừ khi có một lý do quan trọng (như bệnh hoạn, chăm sóc trẻ sơ sinh) hay được cha sở miễn chuẩn (x. CIC,1245). Ai cố tình vi phạm sẽ mắc tội trọng. Hèn gì gần đây tôi có cảm giác linh hồn tôi đang chết dần, chết mòn. Câu hỏi sau chót: Nếu vì thương tha nhân mà tôi chịu mất linh hồn, thì tôi có được linh hồn mình lại hay không? Câu này tôi không có thẩm quyền để trả lời. Nhưng tôi đoán chắc là: không. Friday, August 1. 2008Giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-vaCDK Khà khà khà...Đây không phải là lần đầu tiên mấy bác này "viếng" tôi. Thường thì tôi không đá động gì tới tôn giáo của người ta, nhưng mấy bác này đã đến gõ cửa nhà tôi, biết tôi là người công giáo ngoan cố mà vẫn tới, lại mỉa tôi với đoạn Thánh Kinh Matthew 7:15: Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Các bác đến sờ sờ trước cửa nhà tôi, tự xưng mình là ngôn sứ của Giê-hô-va, rồi lại chỉ cho tôi ngay câu kinh này. Hmm... Danh từ Jehovah NCG cho rằng "Jehovah" là danh xưng của Đức Chúa Trời thật (the one true God). Nhưng thật ra, danh từ "Jehovah" là một phiên âm sai lầm của từ gốc Do Thái, YHWH (nghĩa là: Chúa của tôi). Tận thế sắp đến? Giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va đã được bác Charles Taze Russell, một tín đồ của giáo hội Tin Lành, "sáng lập" vào thập niên 1870. Từ đó bác ta đã "tiên tri" ngày tận thế sẽ xãy ra vào năm 1914. 1914 đã qua, họ điều chỉnh lời tiên tri này thành năm 1925, rồi thì 1975. Tiếp theo sẽ là gì? 2012? Mác-cô 13:28-32 ghi:
Vậy người Kitô hữu nào tự cho mình biết được ngày tận thế, ấy là một trong những dấu hiệu của một tiên tri giả. Mặt khác, cần chi phải dọa tận thế để bắt người ta tôn thờ Thiên Chúa? Ấy chẳng phải là một trường hợp "dụng ý đứng đắn, nhưng biện pháp sai lầm" ư, vì đã vi phạm quyền tự do ý chí mà Thiên Chúa đã ban cho con người: Người ta tin phải vì người ta tự ý muốn tin, chứ không phải bị buộc phải tin. Linh hồn và thể xác Tín đồ NCG tin rằng linh hồn và thể xác đều là một, cho nên khi người ta chết, linh hồn cũng sẽ chết. "Chết" theo định nghĩa của NCG là một trạng thái "ngưng tồn tại, vô tri giác". Tương tự như ai đó đã bấm nút "pause" trên máy chiếu phim của đời người. Vậy không hề có tình trạng "hồn lìa khỏi xác". NCG trích vài đoạn trong Thánh Kinh sách để hổ trợ cho niềm tin này. Ezekiel 18:4 : 4 Này, Mọi sinh mạng đều thuộc về Ta; sinh mạng của cha cũng như của con đều thuộc về Ta. Sinh mạng nào phạm tội, mạng ấy sẽ phải chết. Nếu đọc nguyên đoạn văn thay vì chỉ một câu trên, ta thấy ngụ ý của đoạn kinh là cấm quan niệm "nợ cha, con trả", chớ không phải nói về sự hủy diệt của linh hồn. Ecclesiastes 9:5,10 (Giảng Viên 9)
Lại nữa, đoạn này khuyên hãy làm những gì nên làm lúc còn sống, bởi khi chết thì tất cả đã muộn màng. Bình luận của Jamieson-Fausset-Brown, Commentary Critical and Explanatory on the Whole Bible, ghi: người chết không biết gì cả-tức là, không biết qua các giác quan xác thịt, và về sự đời trần thế; và họ không còn biết cửa để thống hối được nữa, như đã được mở rộng lúc họ còn sống nơi trần gian. Scofield Reference Notes (1917 Edition) bình luận thêm:
Vì thế, giáo hội Công Giáo tin rằng: Linh hồn và thể xác là hai thứ khác nhau. Thể xác là đất bụi, khi chết rồi sẽ trở về với đất bụi. Nhưng linh hồn là bất diệt (GLCG - Phần I - Đoạn II - Chương 1 - Mục 1 - Tiết 6):
Chúa Ba Ngôi NCG tin rằng Đấng Giê-hô-và là Đức Chúa Trời, Đức Giêsu là con của Đức Chúa Trời, nhưng không nhận Giêsu là Thiên Chúa, mà chỉ là một vị tổng lãnh thiên thần, Micaê. Hmm....vào khoảng năm 325 có người tên Arius cũng đã phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Đức Giêsu. Theo đức tin công giáo, Đức Chúa Trời có ba ngôi: Ngôi Cha là Chúa; Ngôi Con cũng là Chúa; Ngôi Ba là Thánh Thần và cũng là Chúa; Ba ngôi là một Thiên Chúa. Vì lẽ này Thiên Chúa giáo là độc thần giáo (monotheism). Đức Chúa Trời Ngôi Cha thì tín đồ Kitô nào cũng nhất trí. Về Chúa Giêsu, Thiên Chúa Ngôi Hai, không biết người anh em của tôi đã có đọc qua mấy đoạn này chưa nhỉ:
Về Chúa Thánh Thần, mấy bác NCG tin rằng Thánh Thần (The Holy Spirit) chỉ là một tiềm lực (invisible force, The Force), tương tự như "điện lực" (electricity). Tôi thấy mấy bác này bị nhiễm phim truyện Star Wars hơi nhiều. Sách Tông Đồ Công Vụ, chương 5, câu 3 viết:
Còn nữa, Ephesians 4:30 viết: "Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc." Ai đời lại đi lừa dối hay làm phiền lòng một "tiềm lực" được sao? Xét với các câu trích ở trên, lối phân tích "Thánh Thần" của NCG chẳng có nghĩa lý gì cả. Vấn đề truyền máu Phải nói đây là đề tài nóng bỏng nhất khi người ta nhắc về giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va. Wikipedia có bài viết khá đầy đủ về đề tài này. Sau đây là những đoạn Kinh Thánh người NCG dùng để biện hộ cho quan điểm "cấm truyền máu". Genesis 9:3-4;
Leviticus 7:26:
Leviticus 17:10:
Acts 15:29:
Không biết từ đâu--hay do sự "giác ngộ" từ bác Russell?--mấy bác NCG này lại liên kết việc ăn/uống máu sống với việc truyền máu. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau: Ăn/uống máu sống liên quan đến sát sanh (Điều răn thứ 6); trong khi truyền máu là một hành động cứu người--truyền máu không giết chết tế bào máu. Đây rõ ràng là một sự hiểu biết sai lạc về Kinh Thánh. Gio-an 15:13 viết: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình." Đọc Kinh Thánh thôi là hiểu được ý Chúa ư? Trang nhà trên Internet của Nhân Chứng Giê-hô-va có viết:
Mấy bác này chắc không luyện phim chưởng nên không hiểu: Tự học hỏi nó khó tới cỡ nào; Lơ mơ là bị tẩu hỏa nhập ma chứ không phải chơi. Nếu ai cầm kinh sách lên đọc thì cũng đều thành chánh quả thì thế giới này đâu có nhiều tôn giáo như thế này. Nhắm mắt tự mình học kiểu như bác Russell đã từng "học" ở thuở xưa, bất kể những gì bao nhiêu vị tiền nhân đã từng nghiền ngẫm ra trong 2000 năm qua, thì tất nhiên sẽ sinh ra cái hệ phái như Nhân Chứng Giê-hô-va đây. --- Tham khảo: [1] Mạng Should You Believe in the Trinity? của Nhân Chứng Giê-hô-va. [2] Jehovah's Witnesses and the Trinity bởi tác giả Patrick Zukeran. [3] My JW Friend Needs a Blood Transfusion and Won't Allow It! [4] The God of the Jehovah's Witnesses [5] Are They Awake on The Watchtower? [6] A Catholic Critique of Jehovah's Witnesses [7] The Apostles' Creed in the Scriptures, the Fathers, and the Catechisms. Defined tags for this entry: giáo lý, nhân chứng giê-hô-va, thánh kinh, thiên chúa giáo, độc cô cầu đạo
Wednesday, April 23. 2008Dịch Số và đức tin Công GiáoCDK Thật ra xem tướng, xem ngày tháng năm sinh, xem chữ ký... chẳng qua là một môn khoa học khái quát. Người ta nhận thấy đa số người có những đặc điểm đó thì có cuộc sống sướng hay khổ, nhưng đa số không có nghĩa là tất cả, nên có người thì đúng, có người thì sai... Những thể loại đó thật ra chỉ là nói lên một sự trùng hợp chung của nhiều người, và nói với nhau nghe cho vui, như vị cha nọ đoán số cho bạn, và nó chẳng có cơ sở gì để chắc chắn cả, chỉ cho vui thôi, và như vậy thì làm gì có tội lỗi gì ở đây? Việc này chẳng cần cậy dựa thần thánh nào cả. Và cũng chẳng ai cấm những mẩu đối thoại như thế. Ví dụ của bác arthur rất hay: có một ông, nhà ông ấy ở trên một đỉnh núi cao lắm, và ở trên đó, ông thấy được quang cảnh rất bao quát. Và ông biết rằng ở cái gốc cây cổ thụ kia có một ổ rắn độc rất nguy hiểm. Khi ông thấy có một người nông dân đi về hướng đó từ đằng xa, ông sai người thân cận của mình đến nói cho người kia biết về ổ rắn độc. Ông nông dân không tin: "Ô hay, tôi có tự do của tôi, đó là đường đi về làng tôi, tôi muốn đi đâu quyền của tôi, sao tôi lại phải tin ông!"... Và kết cục là ông ấy chết ngay gốc cây có ổ rắn độc đó. Với ví dụ này, theo tôi, cho dù tôi có trả tiền để nghe ông lão chỉ đường tránh nguy hiểm, tôi cũng không phạm điều răn thứ nhất. Con người có thể nào biết được sự kiện tương lai chăng? Tự Điển Bách Khoa Công Giáo trích lời Thánh Thomas Aquinas: Ta có thể biết về sự kiện của tương lai qua các nguyên nhân của nó, hoặc qua chính nó.
Với phương thức bói toán như Mai Hoa Dịch Số, tôi ví vào trường hợp 1 và 2. Như vậy, xem chừng như "coi bói" theo phương diện này, không có cớ gì lại phạm tội bất kính với Thiên Chúa. Thế nhưng, Bộ Giáo Lý Công Giáo, điều 2116 (GLCG 2116): 2116 Phải loại bỏ mọi hình thức bói toán: cậy nhờ Xa-tan hay ma quỉ, gọi hồn người chết hay những cách khác ngỡ rằng sẽ đoán được tương lai (x. Ðnl 18,10; Gr 29,8). Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải điều mộng, xin xăm, bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức che giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên lịch sử và trên cả con người, cũng như ước muốn liên kết với các thế lực huyền bí. Ðiều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa. Hmmm...rõ ràng cấm bói toán ở mọi hình thức. Tôi đang tìm hiểu xem tinh thần của giáo điều 2116 này là gì, được đưa vào bộ giáo lý từ khi nào, bởi tôi không mấy đồng ý với điểm "Ðiều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa". Mục đích sưu tầm Dịch Số của tôi chỉ là xem mức độ chính xác của nó như thế nào. Xem chừng chắc phải tạm thời ngưng thực tập ngón Mai Hoa Dịch này một thời gian. Cần nghiên cứu thêm: The Companion to the Catechism of the Catholic Church
(Page 1 of 1, totaling 4 entries)
|
Calendar
Most Active EntriesArchivesTwitter UpdatesCategoriesShow tagged entries đốt cầu
độc cô cầu đạo đi công tác ẩm thực anh ngữ bà nội bão bảo quản xe ôtô blog công nghệ công việc cảm cúm cổ nhạc cộng đồng canada chính trị charlie nguyễn--huyền thoại và tội ác chuyện lạ cung tự phục hổ quyền dị ứng dịch thuật dawkins gò công giáng sinh giáo lý gia đình giao thông guelph hài hước hồi tưởng hội hè halloween hoa kỳ K khoa học kinh doanh kinh nguyện kinh tế lưu ý lập trình lịch sử lời nói không mất tiền mua lectio divina linux lm. nguyễn mạnh hiếu loài người luật pháp máy tính mâu thuẫn mùa chay mai hoa dịch số mua sách trên mạng ngôn ngữ người việt khắp nơi nhà cửa nhân chứng giê-hô-va nhạc nhật bản những Điều tự thú của thánh Âu tinh những giấc mộng lập đi lập lại ontario phật giáo phoenix-az podcast quản trị mạng sức khỏe startrek summa theologica tâm lý tâm linh tình yêu tôn giáo tầng hầm tận thế tết tổ tiên tội tổ tông tử vi thánh ca thánh kinh thời tiết thiên chúa ba ngôi thiên chúa giáo thiên tai toronto trần chung ngọc trung quốc tuyết võ học văn nghệ việt nam vietnamese vnch waterloo xăng dầu xưng tội xe đạp y học youtube y tế Syndicate This BlogBookmarksTop Exitsen.wikipedia.org (510)
vi.wikipedia.org (134) www.cbc.ca (50) www.newadvent.org (46) bible.cc (34) www.youtube.com (28) giaoly.org (26) www.ccel.org (25) www.citynews.ca (25) www.thestar.com (25) Blog Administration |
Recent Comments