CDK Đọc
bài này của bác
Bill Burnham về sự thành đạt của một doanh nghiệp phần mềm, thấy có điểm này giông giống với những gì tôi thường quan niệm:
Khi mọi người ùa nhau "bán", đấy là thời điểm không nỗi tệ để nghĩ đến việc "mua". Trên thị trường chứng khoán, họ gọi đấy là "[market] capitulation" (nghĩa đen: đầu hàng có điều kiện); trên thị trường tư nhân họ gọi đó là "sự mệt mỏi". Kháng cự với sự lôi cuốn của đám đông thật là khó, nhưng nếu bạn làm được, đôi lúc bạn sẽ lượm được rất nhiều tiền.
Khái quát đoạn "lượm được rất nhiều tiền" thành "gặt hái được nhiều điều lợi đáng ngạc nhiên", thì câu này không những chỉ áp dụng trên kinh doanh, nhưng còn áp dụng được trong cuộc đời. Điểm khó là ở chỗ nhận thức được đúng khi nào để đi ngược với đám đông.
"market capitulation" nên được hiểu theo nghĩa bóng: bối rối thị trường.
investopedia.com định nghĩa như sau:
"capitulation" có nghĩa là đầu hàng hay chịu thua.
Trong ngành tài chánh, từ ngữ này được dùng để chỉ thời điểm khi các nhà đầu tư quyết định "đầu hàng" không cố [theo để] đoạt lại số lời đã bị mất bởi giá cổ phần xuống dốc. Ví dụ, cổ phần của bạn đã xuống 10%. Bạn có 2 cách lựa chọn: 1) bạn có thể chờ, với hy vọng giá cả rồi sẽ tăng lên trở lại, hoặc 2) bạn có thể bán ngay và chịu lỗ[với ý niệm thà lỗ ít còn hơn lỗ nhiều]. Nếu đa số những người đầu tư đêu quyết định đợi, thì rất có thể giá cả sẽ dần dần ổn định lại. Nhưng ngược lại, nếu mọi người điều quyết định "đầu hàng" (capitulate) chịu lỗ, thì giá cả lại càng tụt xống nhanh chóng hơn. Khi sự kiện này xãy ra một cách trầm trọng trên khắp cả thị trường, đấy là hiện tượng "market capitulation".
Recent Comments