Có lẽ là khi viết về chủ nghĩa cộng sản, tôi sẽ (nếu là chưa) được tường chắn lửa của VN cho vào "sổ đen", nhưng không hề gì. Tôi dùng trang blog này như để tìm hiểu và bồi bổ kiến thức cho chính mình.
Tôi cũng ước mong Hiến Pháp nước CHXHCHVN công nhận sự đa nguyên, nhưng đọc bài Bàn về đa đảng của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, tôi thấy không hy vọng lắm. Bác Vũ viết:
Trong Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ... có ghi: “Đảng phái chính trị: Không”. Điều này có nghĩa: ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác ...
"Đảng phái chính trị: Không" cũng có thể có nghĩa là sự chọn lựa giữa "không đảng" hoặc "Đảng Cộng Sản" chứ không nhất thiết có nghĩa là "ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có những đảng phái chính trị khác".
Bác Vũ giải thích về Điều 4:
Vậy là rõ, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng cũng rõ là không phải đảng phái chính trị duy nhất bởi không có câu, từ nào quả quyết như vậy!
...
Vả lại, điều không kém phần quan trọng là chế độ “đa đảng” bao hàm trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hoàn toàn “khớp” với ba Hiến pháp tiền bối - 1946, 1959, 1980 - của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và hậu sinh Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Như vậy tôi hiểu là Hiếp Pháp hiện hành của nước Việt Nam cho phép đa đảng đối lập có quyền tồn tại, tồn tại để góp sức cho ĐCS chứ không có quyền thay thế ĐCS trong vai trò lãnh đạo. Cho nên, nếu không hủy bỏ (hoặc thay đổi) Điều 4 thì mấy bác đảng viên của các đảng đối lập vẫn có thể được nhà nước ban tặng cho cái mũ "âm mưu lật đổ chính quyền" dài dài.
Tôi thắc mắc, tại sao người ta lại nằng nặc đòi có "dân chủ" (democracy) trong một chế độ lấy "xã hội chủ nghĩa" (socialism) làm nền móng nhỉ? Chẳng phải hai đường lối này đối chọi lẫn nhau, không thể cùng tồn tại được sao? Hỏi bác Gu-Gồ rằng "dân chủ và xã hội chủ có mâu thuẫn với nhau không?", thì được câu trả lời là "không", và được giới thiệu đến cái gọi là "xã hội dân chủ" (socialist democracy), và "dân chủ xã hội chủ nghĩa" (decmocratic socialism). Việt Nam đang theo đuổi "dân chủ xã hội nhất nguyên".
Trong Chương 2 của "Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản", thấy Karl Marx viết: ""...bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ." Tức là, "dân chủ" chỉ là một công cụ bước đầu để thi hành chính sách "xã hội chủ nghĩa", và rồi dần dần đưa xã hội đến mục tiêu tối thượng là "cộng sản chủ nghĩa". Phải chăng như vậy có nghĩa là một khi đã đạt đến "cộng sản" rồi thì "dân chủ" tự nhiên phải biến mất? Thảo nào sau khi đã cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, người Cộng Sản đã đặt tên nước là "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" (giai đoạn thứ nhất), nhưng sau đó lại đổi lại là "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" (giai đoạn 2).
Cái gọi là "chuyên chính vô sản" dường như là một sự tự mâu thuẫn. "Tuyên Ngôn Cộng Sản", chương 2:
...nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp.
(If the proletariat during its contest with the bourgeoisie is compelled, by the force of circumstances, to organise itself as a class, if, by means of a revolution, it makes itself the ruling class, and, as such, sweeps away by force the old conditions of production, then it will, along with these conditions, have swept away the conditions for the existence of class antagonisms and of classes generally, and will thereby have abolished its own supremacy as a class. )
Trên thực tế trong bối cảnh Việt Nam, khi giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị, nó đã tự biến mình thành giai cấp tư sản mới (những người lợi dụng địa vị chính quyền để làm giàu cho bản thân), và giai cấp tư sản cũ giờ đã trở thành giai cấp vô sản.
Tạm ngưng tìm hiểu về thuyết cộng sản ở đây để tôi liên tưởng đến các dòng tu của giáo hội Công giáo như dòng Đa Minh và dòng Tên, trong đó các bậc tu sĩ buộc phải khấn hứa sống cuộc sống khó nghèo (vow of poverty). Linh mục nhận lương khoảng $16,000-$22,000/năm (nguồn: Yahoo! Answers). Nếu họ có giảng dạy ở các trường Đại Học hoặc viết sách bán, mọi nguồn thu nhập của họ đều được đưa thẳng vào tài khoản của nhà dòng (nguồn: catholicexchange.com). Đây chẳng phải là một qui chế cộng sản thì là gì?
Theo tin từ VietnamNet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường (Sun Guoxiang) đã phát ngôn hôm 6 tháng 1:
kinh nghiệm quí báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung-Việt là 'hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại.'
Ouch!
Hồi năm 1077, Lý Thường Kiệt đã dám thốt lên câu "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm...Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" đối với Đại Tống, một trong những triều đại cường thịnh nhất thế giới thời Trung Cổ (nguồn Wikipedia: "The economy of the Song Dynasty was one of the most prosperous and advanced economies in the medieval world."). Để rồi gần 1000 năm sau, con cháu ta người thì niềm nở hoan nghênh, kẻ thì thinh lặng, khi con cháu họ răn đe rằng: "thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết".
TTO - 11g hôm nay 1-1, "cụ" rùa hồ Gươm đã nổi gần đền Ngọc Sơn. Ban đầu, "cụ" nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn sau bơi dần sang phía cửa hàng Thủy Tạ (phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội). Hàng ngàn người dân hiếu kỳ đã đổ xô ra bờ hồ khu vực đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc để ngắm "cụ" rùa.
...
Điều đặc biệt là "cụ" rùa lại xuất hiện đúng vào ngày đầu năm tết dương lịch và cũng trùng vào dịp Hà Nội đang tưng bừng tổ chức lễ hội phố hoa, một trong những hoạt động hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
(Dân trí) - Sáng nay, 3/1/2010, một lần nữa cụ Rùa hồ Gươm lại nổi lên, thu hút sự chú ý của hàng trăm người đang đi chơi phố hoa. Sự việc này diễn ra vào khoảng 11h15. Cụ Rùa nhiều lần nổi lên ở khu vực giữa hồ. Những người vô tình nhìn thấy cụ đã hô lớn, kéo theo sự chú ý của nhiều người khác.
Không biết có phải là sự sắp đặt của ai đó hay không đây, kiểu như Nguyễn Trãi đã từng dùng mật ong viết chữ trên lá đa.
Tương truyền, hễ thần Kim Quy xuất hiện thì đất nước sắp có diễn biến trọng đai. Lịch sử có ghi chép ít nhất là 2 lần: thời An Dương Vương (257-207TCN); thời Lê Thái Tổ (1385-1433).
Tôi thèm vở quyển Mai Hoa Dịch Số ra toán thử một quẻ, nhưng cuối cùng quyết định nó là một việc làm vô bổ, nên đã thôi.
Không can hệ gì tới chuyện rùa Hồ Hoàn Kiếm: Thời VNCH, phụ thân tôi đã từng công tác trên chiếc tuần duyên hạm HQ-605 (Kim Quy) với chức vụ hạm phó.
Hôm nọ đọc được bài này, khiến tôi lật đật chạy mua quyển sách này (hôm nay vừa được giao đến), và lăm le định đặt mua luôn quyển này, bởi người bị gọi là "thất học" và "ngu xuẩn" dễ có thể là tôi. Bởi tôi cũng nghĩ, dù căn cơ không phải là do họ (mấy ông cựu Tổng Thống và tướng lãnh của VNCH), nhưng sự việc đã xãy ra trong "phiên gác" của họ; họ không thể trốn tránh một phần trách nhiệm.
Gợi nhớ câu văn quen thuộc của triết gia George Santayana: "Những ai không thể nhớ được lịch sử thì ắt sẽ tái diễn lịch sử. (Those who cannot remember the past are condemned to repeat it.)" (Life of Reason, Reason in Common Sense, 1905, tr. 284)
Trích lời Nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản / Thủ Tướng Trung Quốc, Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang), khi viếng thăm Thiên An Môn sau khi cuộc càn quét đã bắt đầu: "Tôi đã đến quá muộn (I've come too late)." Bác Dương, trong thời gian bị quản thúc, đã viết nhật ký, sau này được người lén mang sang Hồng Kông, và vừa được công bố trong tác phẩm: Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang.
Phóng sự của chương trình CBC Current - Tiananmen Anniversary(01/06/09):
Đã lâu lắm rồi không đi dự, sáng Chúa Nhật hôm nay, tôi mon men ra Quảng Trường Nathan Phillips để xem cộng đồng người Việt ở Toronto cử hành buổi lễ kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa thất trận. Tôi phải đi thôi, bởi không thể phủ nhận, sự kiện 30 tháng 4 là lý do gián tiếp tại sao tôi đang có mặt trên mảnh đất Bắc Mỹ này. Thế mới rõ một điều: trong cái họa có cái phúc.
Đây là trích đoạn của chương trình truyền hình Vietnam - The Ten Thousand Day War mà hồi mới sang đây tôi đã xem được trên đài Citytv (Toronto), chiếu vào mỗi Thứ Bảy vào 13h00 giờ chiều:
Tôi xem các cụ cựu sĩ quan và binh sĩ của binh chủng VNCH rải rác trong đám đông của Nathan Phillips Square mà thầm mũi lòng cho mấy cụ. Đã hơn 30 năm, tại sao họ không hướng được về tương lai mà cứ ôm mãi vết sẹo xưa? Tại sao họ không quên được biến cố 30 tháng 4 nhỉ? Tôi nghĩ bởi vì vết thương hãy còn đó, và họ vẫn chưa chính thức nhận được lời xin lỗi nào về lối cư xử của Hà Nội đối với họ và các đồng chí của họ sau cuộc chiến. Chiến tranh gây nhà tan, cửa nát đã đành. Nhưng nếu đã "hòa bình", sao lại còn gây phân ly, khiến vợ mất chồng, con thiếu cha. Đối với nhiều người, sự cách ly ấy kéo dài đến mười mấy năm ròng rã. Đối với cá nhân tôi, viết lên bài này coi như là giải tỏa một phần ấm ức nào đó không nói lên được, một bước đầu để xoa dịu vết thương gia đình, đã ly tan sau 30/4, và mãi đến mấy năm gần đây mới tạm gọi là đã "đoàn tụ".
Hôm qua, ngồi ăn tối với phụ thân tôi--có cả nhị đệ của tôi tới chơi--kể chuyện tị nạn ngày xưa, làm sáng tỏ thêm trí nhớ mù mờ của tôi về chuyến hành trình vượt biển của tôi năm xưa. Thì ra, chiếc tàu đã cứu vớt chúng tôi hồi năm 1985 là chiếc J. Paul Getty (được đặt tên theo một công nghiệp gia dầu hỏa cùng tên, còn được gọi là Alaska Getty, treo cờ Liberia, thủy thủ đoàn người Ý). Trước giờ tôi cứ ngỡ nó là chiếc tàu của Na Uy, nhưng thật ra nó thuộc công ty vận chuyển Fuji Trading Co. Ltd. - Marine Supply and Engineering của Nhật, theo thông tin từ phụ thân tôi.
Theo dõi những diển biến trên, tôi liên tưởng đến câu ta thán của bác Curly (hay là Moe?) (Three Stooges): "What a revoltin' development!" Họ có quyền làm vậy sao? Tôi thương hại cho bác Harper, đang đương đầu với trận khủng hoảng kinh tế, thì lại phải đối đầu với những lộn xộn nội bộ của quốc hội. Nhân đây tôi (và tin chắc khá nhiều người dân khác) được dịp tìm hiểu thêm về luật lệ và hiến pháp của Canada trong những trường hợp hiếm hoi này. Một khi đảng cầm quyền không còn được sự tín nhiệm của quốc hội, thì chỉ có hai cách giải quyết: một là vị Toàn Quyền sẽ bổ nhiệm một chính quyền liên hợp (coalition government) từ những đảng đối lập; hai là tái bầu cử toàn quốc.
May cho bác Harper là hôm qua cơn ác mộng của bác đã được tạm yên, khi tân lãnh tụ của Đảng Tự do, bác Michael Ignatieff, đã tuyên bố ủng hộ (với điều kiện) ngân sách của bác, mới được công bố hồi hôm kia. Như vậy là Liên Minh Tự Do-Tân Dân Chủ đã tan rã.
They went with songs to the battle, they were young.
Straight of limb, true of eyes, steady and aglow.
They were staunch to the end against odds uncounted,
They fell with their faces to the foe.
They shall grow not old, as we that are left grow old:
Age shall not weary them, nor the years condemn
At the going down of the sun and in the morning,
Tối qua, tôi ngồi dán mắt vào cái tivi từ 20h00 tới 00h00 để xem lịch sử diễn ra trước mắt. Người Mỹ bầu người da đen đầu tiên--bác Barack Hussein Obama--vào ghế tổng thống. Thú thật, tôi thầm hy vọng bác McCain sẽ thắng, mặc dầu đã thoáng biết rằng đây là thời cơ của Obama. Họ bầu cho "hy vọng".
Nhờ gợi ý của bác Hưng, tình cờ làm sự tò mò của tôi, về nguồn gốc của con người, được thỏa mãn dễ dàng hơn. Chương trình Journey of Man (Hành Trình của Nhân Loại) này cực kỳ thú vị.
Xem phần 1/13 trên YouTube:
Khám phá của bác Spencer Wells, dựa trên nghiên cứu mtDNA (mitochondrial DNA), cho thấy: tất cả loài người đang hiện hữu trên trái đất hiện nay đều bắt nguồn từ một người đàn ông sống ở Phi Châu khoảng 60,000 năm trước đây.
Từ nơi đó, đã có nhiều đợt di tản ra khắp Năm Châu.
Đợt đầu tiên tản sang vùng bán đảo Á Rập, Trung Đông, tiểu lục địa Ấn Độ, dần tới Đông Nam Á, và sau cùng đến Úc Châu.
Đợt di tản thứ hai từ Phi Châu nhắm hướng bắc, tách rời tại vùng Syria và quét về hướng tây bắc đến vùng Nam Tư (Yugoslavia), rồi tràn đến Trung Á (bắc Áp-ga-nít-tăng). Tại đấy họ lại phân chia nữa, để rồi tràn vào Âu Châu khoảng 15,000 năm trước đây.
Như vậy, con người của ngày nay đã bắt nguồn từ Phi Châu, từ một người đàn ông, được gọi là Y-chromosomal Adam.
Tuy được gọi là "Adam" (người đàn ông đầu tiên), nhưng tôi nghĩ người này tương đương với ông Noah trong Thánh Kinh hơn là ông Ađam. Và có thể họ đã di tản bằng đường biển lẫn đường bộ (ông Nô-a đã từng biết đóng tàu).
Đôi điều thắc mắc từ đây không biết ngành khảo cổ học có thể giải thích được không?
Tại sao họ không truyền cho con cháu biết là họ đến từ đâu? Phải chăng người đến được vùng đất phì nhiêu mới, không muốn nhớ đến sự thô sơ, nghèo hèn của xứ sở cũ?
Những người đầu tiên này có những ý niệm như thế nào về Ông Trời?
Thần Nông là một trong ba vị "hoàng" của Tam Hoàng Ngũ Đế, tám vị khai sáng nền văn minh Trung Hoa. Thần Nông là hậu duệ của Phục Hy (~ 2800–2737 TCN). Theo Wikipedia:
Phục Hy và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.
Lúc bấy giờ, mặt đất bị tràn ngập bởi một trận lũ lụt lớn, và sau đó chỉ còn có Phục Hy và Nữ Oa (Nüwa) được sống sót. Họ cho dời về Núi Côn Luân để an cư. Tại đấy họ cầu nguyện xin dấu chỉ từ Ngọc Hoàng Đại Đế. Ngọc Hoàng chấp nhận cho họ làm vợ chồng và hai anh em (ý nói Phục Hy và Nữ Oa là anh/chị em) bắt đầu việc sinh sôi nẩy nở loài người. Phục Hy sau đó trở thành hoàng đế của con cháu của ông. Sử sách có bất đồng về khoảng thời gian trị vì của ông, chênh lệch giữa 115 năm (2852-2737 TCN) và 116 năm (2952-2836TCN).
Ghi Chú thêm: Phục Hy còn là tác giả của quyển Kinh Dịch, còn gọi là Chu Dịch (hay I Ching).
Câu chuyện trận đại hồng thuỷ trong Kinh thánh nhận chìm cả thế giới được thuật lại trong sách Sáng Thế. Khi Chúa quyết định phá huỷ tác phẩm của mình do tội lỗi con người, chỉ mình Noah là được cứu sống vì ông [là người duy nhất] có đạo đức [trong một thế giới sa đọa].
Chúa đã hướng dẫn ông chi tiết về cách đóng thuyền (thường gọi là Ark), có lẽ giống như một căn nhà dài với mái có hình đầu hồi, nhiều phòng nhỏ. Khi trời bắt đầu mưa, Noah cùng gia đình xuống thuyền, với các cặp đại diện các loài sinh vật.
Trời tiếp tục mưa cho đến khi toàn bộ mặt đất bị ngập nước, nhưng cuối cùng mưa cũng tạnh và nước bắt đầu rút. Thuyền lớn đến vùng núi Ararat, Noah thả chim để xem khi rời thuyền có an toàn hay không. Ban đầu ông thả một con quạ, và hơn ba lần như thế, ông mới thả chim bồ câu. Khi chim bồ câu cuối cùng không trở về, Noah biết rằng mặt đất đã khô ráo, thế là tất cả có thể lên bờ. Khi đặt chân lên mặt đất khô ráo, việc làm đầu tiên của ông là cúng tế. Chúa chấp nhận điều này, quyết định không bao giờ đọa đày thế giới vì tội lỗi con người. Người lập một giao ước với Noah và ra lệnh “Hãy sinh sôi nảy nở để trám đầy mặt đất” (Genesis 9:1). Con người có lẽ đã chăm nom mọi sinh vật trên trái đất, như một dấu hiệu biểu hiện cho lời giao ước này, Chúa đặt chiếc cầu vồng trên bầu trời.
Khoang kể sự chênh lệch về thời gian, có ai khác thấy có điểm gì giông giống giữa hai tên gọi, Noah và Nữ Oa, không nhỉ? Phải chăng Noah đích thị là Nữ Oa?
Giờ thì tôi bắt đầu hiểu được khẩu hiệu hô hào "Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến".
Các vị hoàng đế của Trung Hoa Cổ Đại thường tự xưng mình là Thiên Tử (Con Trời), âu cũng là quan niệm mình do Trời sanh ra.
Tiếp theo, tôi muốn lần tới Toại Nhân (Suiren), Hữu Sào (Youchao), Bàn Cổ (Pangu), và so sánh với các truyền thuyết khác trên thế giới, xem có điểm tương đồng nào thêm không, xem sẽ lần mò được đến đâu. Khám phá khoa học hiện hành đề nghị rằng con người bắt nguồn từ Châu Phi.
Hai giờ khuya không ngủ được, ngồi viết mã chán, cần thư giản, tôi lần xuống lầu bật lên đài PBS, xem được chương trình về cuộc đời của cố Thống Đốc Robert F. Kennedy, một con người đáng nể, rất thông minh và có ý thức đạo đức cao. Như người anh của ông, John F. Kennedy, RFK cũng bị cướp mạng, ám sát, khi tuổi đời còn đầy hứa hẹn. Tôi xem chương trình, thấy ông công khai chống đối với những người cùng màu da với mình để bênh vực cho những người da đen bị kỳ thị chủng tộc, mà bụng thầm nghĩ (trước đây tôi chưa biết về cuộc đời và cái chết của ông), điệu nào chắc ông này sẽ cùng chung định mệnh với người anh trai của ông. Trải qua sự ám sát của JFK, và rồi đến Martin Luther King, Jr, chắc ông đã từng nghĩ việc ấy có thế xãy đến trên mình ông, nhưng ông tuyệt đối không dùng đến mật vụ hộ tống khi đi lại nơi công chúng.
"Người có lòng (học hỏi), buộc phải chịu đau khổ. Và ngay cả trong giấc ngủ, những niềm đau khó quên ấy, nhỏ từng giọt, từng giọt vào tim ta, để rồi trong nỗi tuyệt vọng và ngược với ý muốn, cái khôn len lỏi đến với ta, bởi hồng ân khủng khiếp của Thượng Đế." - RFK trích Aeschylus nhân dịp hay tin King bị ám sát.
Tồi vẫn hằng mong chờ đón nhận "cái khôn" do Trời mạc khải ấy. Thì ra là phải đợi đến lúc đau khổ tuyệt vọng mới có phúc cảm nghiệm được.
Recent Comments