Entries tagged as ngôn ngữ
Thursday, January 15. 2009
CDK Dạo này gặp phải cụm từ này hơi nhiều. Lúc trước, trên Diễn đàn BBC. Gần nhất là trên blog KHMT quanh đề tài Hoàng Sa-Trường Sa. Gần như hễ ai lên tiếng phê bình chính quyền Hà Nội thì ngay lập tức bị chụp mũ là "phản động", "phản quốc".
Chúa Nhật vừa rồi tôi đi gửi tiền lì-xì Tết về cho mấy đứa em bà con bên VN, định gửi kèm lời nhắn thì chị chủ tiệm bảo, "thôi hãy gọi điện về nhắn đi. Mấy ngày nay bên đó lu bu lắm, thế nào họ cũng sẽ quên kèm lời nhắn của em mà thôi". Tôi tự hỏi, không biết mùa Tết Nguyên Đán năm nay bọn phản động, phản quốc như tôi sẽ đổ bao nhiêu triệu/tỉ đô la vào nền kinh tế VN nhỉ. Nghe đâu, có dự báo: "lượng kiều hối năm 2008 có thể tăng khoảng 2.5 tỉ USD, đạt 8 tỉ USD."
Mấy hôm trước xem lại cuốn phim Tinh Võ Môn do Lý Liên Kiệt đóng ( Fist of Legend, 1994). Đoạn cuối phim, Trần Chân nói: "Nếu tôi không còn có một quê hương nữa, ít ra tôi vẫn còn được sống bên người đàn bà tôi yêu." Tôi không còn có một quê hương nữa. Nghe sao thấy buồn buồn.
Tuesday, January 13. 2009
CDK Ý kiến của bác Lu cát cho bài viết vừa rồi khiến tôi bâng khuâng về từ ngữ "philanthropy" mà tôi đã mạn dịch là "việc làm từ thiện" (charity work).
Mạng Wikipedia định nghĩa:
Hành động đầu tư tiền, của, dịch vụ, thời gian và/hoặc công sức để hổ trợ một lợi ích cho xã hội, với mục đích cụ thể, mà không vì lợi ích tài chánh hoặc vật chấc riêng cho người đầu tư.
(the act of donating money, goods, services, time and/or effort to support a socially beneficial cause, with a defined objective and with no financial or material reward to the donor.)
Tôi đã dịch sửa từ "tặng biếu" (to donate) thành "đầu tư" (to invest) cho có hương vị kinh doanh ti tí, và hợp ý với bác Lu cát khi viết:
cần xem xét dưới mức độ ... đầu tư ...và tầm nhìn cực xa của Bill
Từ Điển WordNet của Đại Học Princeton định nghĩa từ philanthropy đơn giản là:
Sự tự nguyện đẩy mạnh công cuộc cải thiện đời sống cho nhân loại.
(voluntary promotion of human welfare.)
Vậy philanthropy, charity (lòng thương người), và humanitarianism (nhân đạo) khác nhau chỗ nào? Mạng Tự điển từ nguyên www.etymonline.com ghi:
gốc từ tiếng Hy Lạp, philanthropia, nghĩa là "lòng nhân đạo, lòng từ thiện"; từ philanthropos (tính từ), nghĩa là "thương người"...
(1608, from L.L. philanthropia, from Gk. philanthropia "humanity, benevolence," from philanthropos (adj.) "loving mankind," from phil- "loving" + anthropos "mankind" (see anthropo-). Originally in L.L. form; modern spelling attested from 1623. Philanthropist is first recorded 1730.)
Gần như chúng đồng nghĩa với nhau. Dường như, khi một người giàu có làm từ thiện thì nó là philanthropy; khi một cơ quan hay cá nhân nào làm từ thiện thì nó là "act of charity"; và khi cơ quan nào đó làm từ thiện và muốn tránh liên hệ tới tôn giáo thì họ gọi nó là "humanitarian work".
Ghi chú: Trong giáo lý Kitô giáo, charity là đức mến trong ba đức tin-cậy-mến: thương người như thể thương thân.
Wednesday, November 26. 2008
CDK Khởi đầu Mùa Giáng Sinh, suy ngẫm ti tí về Chúa Giêsu: Ngài là ai? Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương 20, câu 27-29, có chép:
27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." 28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! " 29 Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin!"
Dường như, trong đoạn kinh văn này, ông Tô-ma đã nhận Giê-su là Thiên Chúa, và Giê-su đã không trách mắng cách xưng hô ấy. Cho nên, dường như ông Giê-su cũng đã công nhận mình là Đức Chúa Trời hay sao ấy.
Có người--như giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va (NCGHV) thời nay và Arius thời xưa--cho rằng ở đây Tôma không gọi ông Giê-su là Thiên Chúa (God), nhưng chỉ kêu trời trong sự ngạc nhiên quá độ, tương tự như lớp trẻ ngày nay hay có thói quen thốt lên câu "Trời ơi Trời (Oh my God)!". Nhưng, cần biết, ông Tôma trước khi theo Chúa Giêsu, đã từng là tín đồ đạo Do Thái, mà kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ như thế thì ắt đã phạm tội lộng ngôn.
Mấy bác truyền đạo NCGHV lúc trước khi đến trước cửa nhà tôi, chê giáo thuyết của đạo công giáo là không có nền tảng từ Kinh Thánh. Tôi đang đọc lại bộ Tổng Luận Thần Học ( Summa Theologica) của Thánh Tôma Aquinô (1225–1274). Tôi không ngông cuồng nhận rằng mình hiểu hết những gì đã đọc--nhưng nhận thấy mọi luận điểm trong ấy đều là: 1) trích dẫn Kinh Thánh làm gốc, và 2) từ đấy dùng lôgíc để suy ra các hệ luận vững chắc. Ngược lại, đọc qua bản dịch New World của NCGHV tôi thấy thay vì dịch theo từ ngữ của bản gốc (translation), họ dịch theo cách hiểu của người dịch, một hình thức giải nghĩa (interpretation) hơn là dịch.
Friday, May 30. 2008
CDK Anh bạn NT của tôi viết:
Nhân tiện, trong ngữ cảnh đoạn trích trên tôi e dè nghĩ đến "thị kiến"-- cái thấy siêu việt, và luôn tâm niệm rằng sống ở đời nên chăng cần có vị giác đủ tốt để chấp nhận nếm đủ mọi thứ ngọt bùi, chua đắng, mặn chát như nó vốn thế...
Hmm...Chắc phải mắc bẫy của anh thôi, bởi tôi đã cố tình tránh không chuyển ngữ phần trích đoạn của bài viết.
Nhưng âu cũng là cơ hội để nghiền ngẫm về dịch thuật.
Từ "thị kiến" (vision) mà anh nêu dường như là gần giống với ảo giác, dùng như trong trường hợp của câu "rất đông người đã thị kiến Đức Mẹ tại Lộ-Đức". Trong khi, "vision" theo đoạn trích trong bài ngụ ý tầm nhìn xa và rộng của một người, như lời anh: "cái thấy siêu việt".
Có thể nào tạm dịch là "viễn giác"?
Wednesday, February 27. 2008
CDK "Tìm kiếm Nâng cao".
Đây là cách dịch của từ "Advanced Search" bởi google.com.vn, và nhiều mạng thông tin khác ở Việt Nam.
Quái!
Nếu là tôi dịch thì tôi sẽ dịch là "Tìm Kiếm Phức Tạp" hoặc "Tìm Kiếm Chi Tiết". "Advanced" ở đây muốn nói về mức độ chi tiết (complexity of details), hơn là nâng cao, đề cao cái gì đó.
Dĩ nhiên, lạm dụng sức tưởng tượng cho mấy thì tôi cũng chẳng phải là chuyên gia ngôn ngữ. Biết đâu "tìm kiếm nâng cao" có cái lý hay của nó.
|
Recent Comments